Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Café VietStamp

Café VietStamp Nơi tán gẫu, "bình loạn" tất cả những gì liên quan đến Tem.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 30-09-2009, 14:57
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Lại lan man về...Trâu.

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
báo cáo cả nhà sáng mai tại Quận Đồ Sơn HP lễ hội chọi trâu truyền thống sẽ diễn ra .. quý vị nào ở Hp chớ nên bỏ qua dù giá ko rẻ
Tuy không nói đến tem, nhưng vì liên quan tới Trâu (qua lời nhắc nhở của hat_de ) nên tôi xin mang lại vào đây những tấm hình về buổi lễ hội đặc biệt này của Việt Nam. Huống chi trong ca dao, đã không ngớt...rung chuông thúc dục :

Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu


Tin tức và hình ảnh dưới đây là bản quyền của "Vietnam +". Tôi chỉ nhắc lại vài điểm chính trong buổi lễ vừa qua tại Đồ Sơn (ngày chung kết là snasg chủ nhật 27/09 - tức là ngày 09/08 âm lịch, như ca dao đã truyền tụng).

=> Nguồn:

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại từ năm 1989, là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia. Lễ hội này bắt nguồn và liên quan mật thiết đến tục thờ thần bảo hộ của dân chài cổ Đồ Sơn.

Lễ hội được tổ chức theo quan niệm xưa, mở hội là nhập tịch, không nhất thiết phải chờ dịp phong đăng, hòa cốc (nghĩa là gió thuận, mưa hòa) mới mở hội. Lễ hội chọi trâu được tổ chức theo 2 vòng, vòng đấu loại và vòng chung kết
.


(Múa trống trong lễ hội )


(Dẫn trâu vào trường đấu)


(Một trong những...thế võ trâu: Giằng cổ)


(Một thế khác: Cú hổ lao)


(Thế này mới ghê: Một cú móc sừng)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (30-09-2009), hat_de (30-09-2009), huuhuetran (30-09-2009), manh thuong (30-09-2009), Nguoitimduong (30-09-2009), Tien (30-09-2009), zodiac (30-09-2009)
  #12  
Cũ 01-10-2009, 17:41
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Bây giờ là tới...Heo!

* Đôi lời trần tình:

Ngồi nghĩ lại, mới thấy cái dại của mình là...cương ẩu! Làm như hết chủ đề để tào lao rồi hay sao đó, mà lại dám vác các vật nuôi trong ca dao để rồi dung dăng dung dẻ qua tới tem. Nhất lại là về tem Việt Nam, trong khi mình lại hoàn toàn thiếu những tài liệu cần thiết để bàn tới một cách có bài bản và trong sáng...

Cho nên con Trâu cứ thế...câu giờ cho mãi tới hôm nay. Và nhất là đã được nhiều bạn chăm dẫn một cách nhiệt tình. Hú hồn!!!

Bây giờ, chừng không thể lan man kéo dài hơn được nữa. Tôi đành lấy can đảm để tiếp tục vác cái cầy (ôi sao quá nặng), mà...đía tiếp về một con thú quen thuộc khác của người Việt Nam. Đó là con...Heo!

******


(Một bức tranh vẽ thời trung cổ)

Mặc dù không phải là một bài viết cho tất niên hoặc tân niên năm con hợi. Nhưng tôi có...ý đồ là kéo dài chừng nào hay chừng đó (trong khi bóp trán cố tìm thêm những con thú nuôi khác, vừa có trong ca dao, vừa có trong tem), với những chi tiết tạm coi là khá thú vị về chú này.

Thủy tổ của chú này không phải là lợn lòi như nhiều người lầm tưởng. Mà là hậu duệ của giống lợn hoang, đã được dân Tầu mang về làm thuần thành thú nuôi từ 4900 năm trước Chúa giáng sinh. Sau đó, khoảng 1500 trước Chúa giáng sinh, thì chúng mới được chính thức nuôi như gia súc. Heo nhà hiện nay là đều có dây mơ rễ má với lợn lòi châu Á, lợn lòi châu Mỹ và lợn rừng châu Phi.

Thời cổ đại, các văn sĩ La Mã hay viết về những món ăn được đặc chế từ thịt heo. Qua những tài liệu còn sót lại tới nay, thiên hạ khám phá ra một trong những thức ăn được ưa chuộng nhất thời đó là: "Porcus trojanus". Đây là thịt heo nhồi (cứ như kiểu...ngựa thành Troie vậy!), này nhé, món nhồi vào thịt gồm có: Tiêu, thịt chim sẻ bầm, thịt gà bầm, những đầu vú lợn cái, tròng đỏ trứng gà...

Còn trong thần thoại celte, heo được coi là có nhiều quyền linh mà con người không có cách nào đạt được. Nó có thể chữa được nhiều bệnh tật. Sự có mặt của chúng trên thế gian là những món quà của thần tiên ban phát, như một lời chúc cho thêm phần phong phú, dồi dào mọi mặt...Ngoài ra, thần Mercure còn có tên hiệu là Moccus (có nghĩa là...Heo, trong ngôn ngữ của dân celte).

Tới trung cổ, làn da của những chú này có phần thay đổi sác mầu: đang từ nâu thì trở nên đen. Cho tới thế kỷ 18 thì các chú mới có được làn da trắng, hoặc hồng hồng...bắt mắt! Heo thời trung cổ được nuôi bằng rễ cây, nấm, trái sồi...Rồi đôi khi cả những con vật nhỏ khác. Heo đi rong ngoài chợ, gặp gì lục đó, ăn đó không từ. Tới mức độ người dân phải cho xây những bức tường cao quanh những khu mộ, để ngăn chặn heo tới....đào mả! Vì heo được thả chạy rông như thế, không hề có canh giữ, nên đã xẩy ra nhiều trường hợp trẻ em bị những heo này...làm thịt! Năm 1266, tu viện Sainte Geneviève đã xử tội một chú heo ăn thịt trẻ em, bằng cách thiêu sống.

Năm 1131, tại Paris (đường Saint Jean khi đó), hoàng tử cả của vua Louis VI đang cỡi ngựa kiểu...thăm dân cho biết sự tình thì bất ngờ bị một con heo chạy đâm sầm vào ngựa, hất hoàng tử này xuống đất. Thế là hoàng tử...tèo! Hoàng tử thứ chễm chệ leo lên ngôi thế ông anh, và trở thành vua Louis VII của Pháp.

Thời đó, thiên hạ chưa có quan niệm minh bạch giữa người và vật. Hễ một con vật nào...phạm tội thì lập tức bị xử như một phạm nhân khác. Và từ khi hoàng tử cả bị heo húc, triẻu đình đã ra mọt sắc luật mới là cấm dân thả heo chạy rông trong thành phố.

Năm 1440 bên Đức, công tước Oetlingen nổi loạn, có mưu đồ chiếm thành Nördlingen đã mua chuộc lính canh là khi đêm xuống thì chớ có mà đóng cửa thành. Đêm xuống, cô em Dauser (vợ của một anh dệt vải) vì thương chồng, nên dù đêm khua hiu hắt, cũng cố lê lết ra ngoài để tìm được cho chồng một ly bia giải sầu (chị em ở VietStamp nêu theo gương tốt của cô em này nhá). Đang chân thấp chân cao, cố không cho ly bia rơi, cô em bỗng thấy một chú heo đang tự gãi lưng bằng cách cứ cọ mình vào cổng thành. Vì thế, cổng thành vì không bị khóa, cứ dần dần mở rộng ra. Chú heo sướng quá, thế là chạy vội ra để tìm xơi cho được những mảng cỏ xanh mướt mọc đầy dưới chân thành.

Thấy vậy, cô em Dauser ném vội ly bia, vừa chạy theo chú heo vừa la làng inh ỏi: "Ê, heo...Heo! Có trở lại đây ngay không thì bảo!" (So Gsell so!). Dân trong thành nghe ầm ỹ như thế thì dù chưa biết chuyện gì xẩy ra, nhưng cũng tỉnh cả giấc nồng, ùn ùn chạy ra và rung chuông báo động ỏm tỏi...Thế là cổng thành lập tức được đóng kín và khóa trong, khóa ngoài chặt chẽ. Công tước Oetlingen đang rình chờ cơ hội ở ngoài, đành mếu máo và tiu nghỉu dắt quân trở về!

Vậy là thành Nördlingen đã thoát cảnh bị đánh úp là nhờ vào một...chú heo! Để kỷ niệm cái ngày đáng nhớ đó, cứ mỗi chiều chiều là trên tháp chuông nhà thờ Sait George (thành phố Nördlingen) là có một ông từ leo lên, rồi hét toáng: "So Gsell so!". Tục này vẫn còn áp dụng cho đến ngày nay.

Năm 1493, Christophe Colomb đã cho du nhập vào Haiti tám chú heo. Từ đàn heo đó, các chú đã chu du vào đất Mỹ và sinh sản nẩy nở không ngơi...

Lần sau sẽ tán tiếp về...heo Việt vậy!


Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 01-10-2009, lúc 18:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-10-2009), manh thuong (01-10-2009), Tien (01-10-2009)
  #13  
Cũ 04-10-2009, 02:01
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Ca dao về heo - lợn.

Chuyện gì phải đến, ắt đến dù có cố trốn chạy . Đó là tình cảnh của tôi ngày hôm qua, khi dại dột đội mưa đi tìm chị kia để uống café và tâm tình rỉ rả . Chị thấy tôi thì cứ như bắt được vàng (chắc vậy rồi! ), vồn vã: "Dữ thần hôn! Từ bữa gặp...Trâu tới nay, giờ mới thấy mặt hén". Rồi vỗ vai tôi, giọng có vẻ trìu mến hơn (chắc thế! ) mà nói rằng: "Hôm bữa tui có hơi nặng lời với mấy anh, chẳng qua tại mấy anh hay rủ rê nhau bù khú, bỏ mặc mấy chị em tui lui ngui chăn gà vịt, đã rồi ngồi ngó nhau ngáp ruồi...". Tui cười duyên, vòng tay mà giả nhời rằng: "Thưa chị, nào có chuyện rủ nhau bù lúc nào đâu cơ chứ! Chẳng qua là thấy các chị mải chăm lo việc đồng áng, lẫn việc nội trợ trong nhà. Nên chúng em chả dám làm phiền gì đến, sợ lại bị mắng oan cho nữa thì khổ!".

Chị ta nghe tôi thưa thốt thế thì có ý vui. Thế là vừa xoa đầu, vừa bẹo má tôi không ngớt . Có nhẽ mỏi tay rồi, chị mới ỏn ẻn tiếp: "Sao bữa nay mưa gió vầy mà cũng ráng mò tới chi vậy?". Tôi tình thật, đang ngồi, vôi bật dậy và lạ vòng tay kể lể: "Chẳng dấu gì chị, chúng em đều nhất trí cho rằng chị là một phụ nữ uyên bác. Nhời phán ra là thành thơ, ý tưởng thì chắc như cua gạch...Thêm phần nữa, chị lại luôn nằm lòng những vần ca dao, tục ngữ của nước ta. Hôm nay, chúng bạn nhờ em đến, trước là mời chị đi uống nước. Sau nữa là xin chị ban cho ít câu ca dao về đăng báo kiếm tiền độ nhật qua ngày".

Khi nghe thế thì chị ta cứ giãy nẩy lên, một hai không chịu nhận những nhời chúc tụng như thế (chắc là giả bộ ấy mà! ). Nhưng chỉ độ vài giây sau thì mặt mũi ửng hồng, làm duyên đưa tay vuốt tốc mãi. Rồi giả nhời: "Thôi được, anh chờ tui chút. Tui thay đồ rồi mình đi dạo sông chơi"

Dọc theo sông là những hàng quán đèn đuốc sáng rực rỡ, tiếng nhạc bay ra xập xình. Khung cảnh sao hữu tình thế không biết! Cuối cùng thì chúng tôi cũng tìm ra được một quán rất thơ mộng, chỗ ngồi nhìn ra dòng sông lượn lờ uốn khúc. Tôi kéo ghế mời chị ta ngồi. Vừa ngồi, chị vừa hỏi: "Bữa nay thì anh muốn nghe và muốn biết về ca dao gì đây?". Tôi ngần ngừ: "Gợm hẵng nào! Uống tý nước rồi bàn tới cũng chả muộn". Chị lắc đầu: "Thôi, làm liền đi! Chớ hồi nữa chờ tui uống nước xong thì no bụng, lú mề, chắc gì nhớ ra câu gì với câu gì?!"

Để chị ta thúc dục một thôi một hồi, tôi mới gãi đàu gãi tai mà thỏ thẻ: "Vâng, chị muốn sao cũng được! Thế thì xin chị cho chúng em vài câu ca dao tục ngữ về...Lợn nhá!"

Thưa các bạn, sau câu yêu cầu chân thật đó của tôi. Thái độ và đối xử của chị ta ra sao, thế nào...Xin phép các bạn cho tôi được bỏ qua, không kể tiếp .

Tuy nhiên, trước khi chị ta quay mông ngoe nguẩy bỏ đi một nước, thì cũng quăng lại kịp cho tôi ghi vội vài câu ca dao dưới đây, về Heo

* Anh là con trai nhà nghèo
Nàng mà thách thế anh liều anh lo
Cưới em anh nghĩ cũng lo
Con lợn chẳng có, con bò thì không
Tiền gạo chẳng có một đồng
Thiên hạ hàng xứ cũng không đỡ đần
Sớm mai sang hiệu cầm khăn
Cầm được đồng bạc để dành cưới em.

* Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon ton chạy về
Ba bà đi bán lợn sề
Bán đi chẳng được chạy về lon ton.

* Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

* Mẹ em tham thúng xôi dền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ lườm mẹ nguýt mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

* Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

* Cô kia đi chợ Hà Đông
Để anh kết nghĩa vợ chồng cùng đi
Anh đi chưa biết mua gì
Hay mua con lợn phòng khi cheo làng.

* Yêu nhau chả lấy được nhau
Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
Bao giờ sum họp một nhà
Con lợn lại béo cau già lại non.

* Em về thưa với mẹ cha
Bắt heo đi cưới, bắt gà đi cheo
Đầu heo lớn hơn đầu mèo
Làng ăn không hết, làng treo đầu đình
Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên níu áo ra đình ăn cheo.

* Người ta giàu thì đầu heo mâm thịt
Hai đưá mình nghèo thì cặp vịt đôi bông
Người ta thách lợn, thách gà
Nhà em thách cưới, một nhà khoai lang.

* Bà già lật đật mua heo cưới chồng
Cưới về chồng bỏ chồng dông
Bà già mới tiếc ba mươi đồng mua heo
Còn duyên anh cưới ba heo
hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi.


Và còn nhiều nữa, nhưng tôi chả ghi kịp. Nhưng nhớ như in là trước khi xịu mặt bỏ đi, thì chị ấy còn ngoái lại, gằn thêm cho một câu: "Hừm, mấy người thì chỉ giỏi có cái mửng này thôi hà! Nghe coi có đúng hông nha?!

Đang khi lửa tắt cơm sôi
Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy rồi
Lợn no, con nín, tòm tem thì tòm.


Dưới đây là vài con tem về Heo của Việt Nam:






Thêm chú này nữa, cho chú ấy khỏi tủi thân :

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (04-10-2009), huuhuetran (04-10-2009), tugiaban (04-10-2009)
  #14  
Cũ 04-10-2009, 12:50
tugiaban's Avatar
tugiaban tugiaban vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Đến từ: www.facebook.com/nhungdauchandelai
Bài Viết : 768
Cảm ơn: 4,054
Đã được cảm ơn 2,352 lần trong 726 Bài
Mặc định

Anh Dẻ ở gần mà không đi xem chọi Trâu à???
bác có hình mới thì post lên đi
__________________
www.facebook.com/nhungdauchandelai
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tugiaban vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (23-12-2011), huuhuetran (04-10-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.