Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 20-06-2014, 18:46
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking Bánh Không Cẳng Sao Gọi Bánh Bò?

Hàn nghe bạn bè bảo rằng trời Saigon dạo này nóng chảy mở làm tôi nhớ lại những trưa hè oi ả nơi quê nhà khi xưa. Khoảng hai giờ trưa bọn tôi hay chờ chiếc xe ba gác bán bánh bò, bánh tiêu, dầu cháo quẩy đi qua để ăn vặt. Trời SG nóng chảy da, cứ tưởng tượng sau khi nghĩ trưa chạy ra đầu ngõ làm lý nước đá nhận si rô hay một ca sửa đá thì tuyệt. Đó là những kỷ niệm những năm 60, tôi còn sống trong vùng Bàn Cờ Nguyễn Thiện Thuật. Tình cờ tìm được bài phiếm bánh bò mời Ace đọc chơi. Dân miền Nam có nhiều loại bánh có nguồn gốc thú vị. Bánh Tiêu không cay nhưng tiêu tiền nhanh lắm. Bánh da lợn chớ chả phải bánh da heo... Vào thời Bao Cấp, dân Việt rất sợ ăn Bánh Vẽ. Đang đói mà cứ phải ăn bánh vẽ thì chả no tí nào.

Trong tiếng Việt, có những từ ngữ hoặc địa danh sử dụng hằng ngày mà nếu có người hỏi tại sao nói thế và nguồn gốc của những từ ngữ ấy từ đâu thì chúng ta đành bó tay; chẳng hạn câu hỏi trên trong một bài ca dao :

Nước không chưn sao kêu nước đứng?
Cá không giò sao gọi cá leo?
Ghe không tay sao kêu ghe vạch?
Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?


1. Chúng ta chỉ có thể giải đáp câu trên dựa vào cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm. Trong sách này, tác giả ghi bánh vú bò và giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con bò. Về sau rút gọn thành bánh bò. Ðây là hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ. Các từ sau đây cũng bị hiện tượng tỉnh lược chi phối: dầu con rái => dầu rái, nấm tai mèo => nấm mèo...

Ở miền Bắc có một loài cá giống và to bằng cá chép, nhưng có đặc điểm là tươi rất lâu tên là cá rói. Dù bị bắt ra khỏi nước từ sáng đến trưa cá vẫn còn tươi nên có thành ngữtươi như cá rói, về sau tỉnh lược thành tươi rói. Một thành ngữ tương tự: ngay như cây chò(một loại cây rừng thân rất thẳng) => ngay chò (ở Nam bộ biến âm thành ngay chừ). Cầu Kiệu ở TP.HCM được Trương Vĩnh Ký ghi là cầuXóm Kiệu (tức là xóm chuyên trồng kiệu), như vậy chữ Xóm ban đầu đã bị giản lược.

2.
Một từ khá phổ biến ở Nam bộ dùng để chỉ người phụ giúp tài xế lái xe đò trong công việc bán vé, thu tiền, khiêng xách hành lý là lơ xe. Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp contrôleur, nghĩa là “người kiểm soát (vé)”. Như vậy, từ một âm tiết vô nghĩa - leur, người Việt biến thành một từ có nghĩa.

Ở miền Bắc, người ta thường dùng từ ngữ săm lốp để chỉ vỏ ruột xe đạp và xe gắn máy. Lốp thì người miền Nam cũng dùng và những người biết tiếng Pháp đều biết nó bắt nguồn từ enveloppe, nghĩa là “vỏ xe”. Còn săm ban đầu người miền Nam và nhất là những người không học tiếng Pháp không hiểu nghĩa. Từ săm bắt nguồn từ ngữchambre à air “ruột xe”.

3.
Tại sao có từ bồ bịch, nghĩa là nhân tình? Nguyên trước đây có một từ ghép bồ bịch, chỉ hai nông cụ. Bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; còn bịch cũng là nông cụ đựng lúa nhưng là tấm ví khoanh tròn, không đáy vì lấy nền nhà làm đáy. Do đó, ca dao VN có câu:

Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài.
Trong tiếng Việt trước đây có từ bầu (bạn), có biến âm là bồ tương tự như đậu xanh - đỗxanh, thi đậu - thi đỗ... Vì từ bồ (bạn) đồng âm với từ bồ (cái bồ) nên từ bồ bịch thứ hai (người yêu) ra đời. Chúng tôi gọi đây là hiện tượng mượn âm.
Một số trường hợp tương tự. Trái sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia là đu-riêng. Ban đầu (giữa thế kỷ 19) người Việt dùng cả hai từ, sau loại hẳn từ đu-riêng.
Huyện Kế Sách ở tỉnh Sóc Trăng gốc Khmer là Ksach, nghĩa là “cát”. Vì gần âm với từ kế sách (phương kế, sách lược) nên Kế Sách đã thay thế Ksach.
Nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine của Pháp đã được các trí thức VN khoác cho chiếc áo của Lữ Bố: Lã Phụng Tiên (họ Lữ cũng đọc Lã, Phụng Tiên là tự của Lữ Bố).
Ðèo ở phía bắc thành phố Nha Trang do kỹ sư người Pháp Rury điều khiển sửa sang nên Pháp dùng tên người này đặt cho đèo. Người Việt đã gọi là đèo Rù Rì.

4.
Người Nam bộ thường bảo trẻ con đi chỗ khác chơi, không được láng cháng trước mặt. Nhưng trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của đã nói ở trên ghi loán choán. Như vậy từ gốc làchoán, yếu tố láy là loán và nghĩa gốc của láng cháng là “choán chỗ”. Ðây là hiện tượngbiến âm.

Ở các đô thị Nam bộ có loại xe chuyên chở đồ đạc phục vụ xã hội mang tên ba gác. Nhiều người biết tiếng Pháp cũng ngỡ ngàng khi biết nguồn gốc Pháp của từ này là bagage, nghĩa là “hành lý”.

5.
Bỏng trong từ bé bỏng có nghĩa là “nhỏ”. Trong tập thơ cổ Thiên Nam ngữ lục có câu thơ sử dụng từ bỏng với nghĩa này:

Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan
Hai từ bỏng đồng nghĩa hay gần nghĩa kết hợp với nhau. Ðó là hiện tượng láy nghĩa.
Nhiều từ trong tiếng Việt bị chi phối bởi hiện tượng này: Việt + Việt: tìm kiếm, chờ đợi, yêu thương; Việt + Pháp: canh gác (gác xanh lơ (lơ
Biết được nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều từ tiếng Việt, ngoài cảm giác thú vị, ta còn yêu thích tiếng mẹ đẻ hơn.
LÊ TRUNG HOA

Nguồn : http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/hom...id=107&lang=en
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 20-06-2014, lúc 18:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-06-2014), hoavienquanbl (21-06-2014), HuyNguyen (22-06-2014), Mai Hoàng Huy (23-06-2014), manh thuong (22-06-2014), nam_hoa1 (22-06-2014), Poetry (22-06-2014), stamp-history (22-06-2014), VAPUTIN (26-06-2014)
  #2  
Cũ 20-06-2014, 18:52
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Tiếng Việt nhiều khi có đối nghịch ngay trong một từ ghép. Buồn cười. Ðã buồn sao còn cười. Tức cười. Ðã tức sao còn cười. Ấy thế, mấy chữ ấy đều chỉ một tâm trạng là muốn cười trước một điều gì đó, trước một ai đó.
Ngã một cái, bẩn sạch cả rồi. Bẩn sạch. Ðã bẩn thì sao còn sạch được. Sạch ở đây chắc ai cũng hiểu không phải là sạch sẽ. Sạch nhẵn, không còn một chút gì sót lại. Sạch nhẵn như chùi. Ngôn ngữ phương Nam vẫn dùng là sạch bách.

Phương ngữ Bắc bộ có từ ráo, tức là khô ráo. Nhưng ráo cũng có nghĩa là toàn bộ, là hết lượt. Hình như chữ ráo trọi của phương Nam cũng là như vậy. Hổng biết chi ráo trọi. Chẳng biết cái gì hết. Ðưa đẩy một tí để dẫn đến câu này: gặp mưa giữa đường, ướt ráo cả rồi. Ướt ráo. Ðã ướt lại còn ráo.

Cũng như vậy là câu: đò chìm, may không ai chết, sống tiệt. Ðã sống lại còn tiệt. Nhưng mà đấy là một cách nói ở nông thôn Bắc bộ, có nghĩa là tất cả đều còn sống. Yên tâm.

Nói sang chuyện thực phẩm, chữ và nghĩa nhiều khi cũng không khớp với nhau: gọi làbánh giò nhưng trong ấy không có giò, chỉ là nhân thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương. Bún chả thì đâu có phải là miếng chả miếng giò mà là thịt lợn nướng. Món chả cá cũng vậy, đâu phải là cá xay nhuyễn làm thành miếng chả rán, đó chỉ là cá hấp đem rán sơ trên chảo mỡ sùng sục, ăn với mắm tôm.

Lại có những khái niệm dường như bị đảo ngược: người đồng bằng Bắc bộ gọi xôi lúa, thành phần chủ yếu là ngô (bắp), rất ít nếp ít lúa trong ấy. Cùng lúc, khi người ta gọi xôi ngô thì trong ấy nếp nhiều hơn là ngô. Cứ nhớ là hai chữ này đảo ngược cho nhau, không bao giờ bị lẫn. Yên tâm.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-06-2014), hoavienquanbl (21-06-2014), HuyNguyen (22-06-2014), Mai Hoàng Huy (23-06-2014), manh thuong (22-06-2014), nam_hoa1 (22-06-2014), Poetry (22-06-2014), VAPUTIN (26-06-2014)
  #3  
Cũ 22-06-2014, 11:52
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Bác Hàn đọc giúp em câu thơ này nhé "
N K N H U Ơ
M K M H M R Q N"
Cuối tuần vui vẻ 1 chút.
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-06-2014), HanParis (22-06-2014), Mai Hoàng Huy (23-06-2014), nam_hoa1 (22-06-2014), Poetry (22-06-2014), stamp-history (22-06-2014), VAPUTIN (26-06-2014)
  #4  
Cũ 26-06-2014, 12:21
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Thấy bạn Hàn hứng thú với các loại bánh Nam bộ và với các loại vú (bò) , Va cũng muốn góp vui vài dòng. Theo Va về nguồn gốc tên bánh bò từ vú bò chưa chắc ông Huỳnh Tịnh Của giải thích là đúng. Từ lúc bánh bò bánh tiêu theo chân đám di thần nhà Minh là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch du nhập vào đất Nam Bộ (1679) đến lúc ông Huỳnh Tịnh Của biên soạn quyển Đại Nam quấc âm tự vị (khoảng 1885-1895) cũng đà ngót nghét hơn 200 năm nên không chắc gì ông Của không diễn giải hay suy diễn một cách đầy cảm tính như trên.

Ít nhất còn có hai cách khác giải thích tại sao bánh không cẳng lại gọi bánh bò.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 26-06-2014, lúc 13:44
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-06-2014), HanParis (26-06-2014), manh thuong (26-06-2014), Poetry (26-06-2014)
  #5  
Cũ 26-06-2014, 17:40
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Hàn xin bó tay chấm com với mấy chữ tắt của dân cầu Hiền Lương. Nhưng về Bánh Bò tại Paris đã được dịch là Cake Bò (Tiếng Anh), Gâteau Bò (Tiếng Pháp) chớ chưa ai dám dịch là bánh bốn chân.

Có một chuyện cười về bánh bò đây.

Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.

Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh bò, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo :


- Này, con cầm lấy!

Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.

Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.

Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:

- Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:

- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:

- Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

- Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?

Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:

- Thế bánh bò tao đâu...?
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-06-2014), manh thuong (26-06-2014), Poetry (26-06-2014), VAPUTIN (26-06-2014)
  #6  
Cũ 26-06-2014, 23:38
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Một cách lý giải khác:

Nguyên thủy, nguyên liệu chế biến bánh bò chỉ gồm bột gạo, đường trắng và men. Sau này người Việt còn thêm bôt năng, nước cơm rượu, dừa nạo, đường, lá dứa, dầu ăn, muối, mè, vừng lạc.

Do có cho men rượu trong quá trình ủ bột, bột và đường được lên men nên khi hấp các bọt khí rựợu thoát nhanh làm bánh xốp và gia tăng thể tích đáng kể: người ta cho bột vào chỉ khoảng 2 phần ba chén nhưng sau khi hấp bánh chín bò lên trên miệng chén nên gọi là bánh bò.


Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 16-07-2014, lúc 20:48
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (27-06-2014), manh thuong (27-06-2014), Poetry (26-06-2014)
  #7  
Cũ 27-06-2014, 00:01
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Còn một cách giải thích khác phức tạp hơn có liên quan đến nguồn gốc bánh bò. Như Va đã nói ở trên bánh bò được ghi nhận là được làm ra đầu tiên ở Sùng Đức, Phật Sơn Quảng Đông TQ vào thời nhà Minh. Do bánh này được làm bằng bột gạo và đường kính nên được gọi là bánh Đường Trắng: 白糖糕 bái táng gāo, bạch đường cao. Khi nhà Minh bị nhà Thanh đánh bại, một làn sóng di dân lớn xuất phát từ miền Nam TQ tỏa đi các nước Đông Nam Á trong đó có xứ Việt ta. Có lẽ lúc đó bánh bò bánh tiêu theo chân đám di thần nhà Minh là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch du nhập vào đất Nam Bộ (1679)

Người gốc Quảng Đông gọi bánh bò là Pạc Tung Cú (Bak Tong Gou) còn bánh tiêu là Chi(ê)n tiêu (Jin deui 煎䭔 hay 煎堆). Có lẽ người Việt đơn giản hóa bằng cách gọi thành bánh Pạc bánh tiêu. Theo thời gian thì bánh Pạc thành bánh Pò bánh bò trong khi pạc sỉu vẫn là pạc sỉu.

Bánh bò khi vào các nước Đông Nam Á không hẹn nhau mà người Mã lai, Thái Lan, Việt Nam trộn thêm các loại nước dừa, lá dứa... tạo thêm sự đa dạng và hấp dẫn khiến bánh bò vẫn tồn tại một cách phổ biến đến ngày nay trong khi món bánh nguyên thủy bái táng gāo ngày nay không mấy người ở Quảng Châu hay Thẩm Quyến biết đến.

Ở miền Nam món bánh bò bánh tiêu rất phổ biến. Những cậu bé cô bé ở tuổi học nói hay đội chiếc gối lên đầu và rao " ai bánh bò bánh tiêu".
Thực ra bây giờ người ta bán bánh bò bánh tiêu trên một chiếc xe đặt cố định trên lề đường hay lưu động trên phố chứ không còn thấy ai đội rổ bánh trên đầu nữa.

Bánh bò ăn chung với bánh tiêu thường là loại bánh bò không nước dừa giống như bánh bái táng gāo nhưng không có vị chua chua như bái táng gāo. Vị béo thơm của bánh tiêu hòa trộn với vị ngọt mềm của bánh bò một cách hài hóa giúp người ăn thấy thơm ngon hấp dẫn hơn ăn từng loại bánh một. Vì lẽ đó khi người ta mua một chiếc bánh tiêu thường thì sẽ mua thêm một miếng bánh bò.

Bánh bò bánh tiêu là một phần của văn hóa Nam bộ, một nền văn hóa mang tính giao thoa đặc sắc Việt-Hoa-Khmer nhưng ai biết được nó sẽ tồn tại đến bao giờ.


Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 27-06-2014, lúc 01:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (27-06-2014), manh thuong (27-06-2014), Poetry (27-06-2014)
  #8  
Cũ 27-06-2014, 01:09
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Ngày nay khi nhìn các loại bánh bò thật khó cho ta liên tưởng đên vú con bò nhưng có lẽ xưa kia bánh bò khi hấp chín rồi người ta điểm lên chổ vun cao nhất của cái bánh bò một chấm son như ngày nay người ta vẫn làm với bánh bao. Chính chấm son đó giúp ông Huỳnh Tịnh Của liên tưởng đến núm vú con bò chăng? Bạn Hàn sẻ hỏi sao ông Của không liên tưởng đến vú mấy nàng ? Nếu vậy thì ngày nay chúng ta có bánh Vú nàng chứ không phải bánh bò nữa,giống như ta có mấy con vú nàng ngoài biển vậy thôi.

Hình Đính Kèm
File Type: jpg 8540194_114727732122_2.jpg (36.6 KB, 3422 lần tải)

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 27-06-2014, lúc 01:13
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (27-06-2014), manh thuong (27-06-2014), Poetry (27-06-2014)
  #9  
Cũ 01-07-2014, 00:38
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Món bánh hay được bán chung với bánh bò bánh tiêu là món quẩy, còn được gọi là Gió chéo quẩy, giò chá quẩy, dầu cháo quẩy. Món này cũng dược người Hoa du nhập vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Wikipedia tiếng Việt giải thích "Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm cổ Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của du (油) và quỷ (鬼). Chữ cháo là từ tên món cháo của Việt Nam." nhưng Va cho rằng cách giải thích như thế là khá gượng ép.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A9y

Người Mân Nam (Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam) gọi quẩy là iû-chiā-kóe (油炸粿-du trá quả) đọc là dâu chía kuẩy khá gần với tên tiếng Việt nên ta có thể tin là tên Việt có thể bắt nguồn từ đấy. Mặt khác giải thích chữ quẩy là từ âm cổ Hán-Việt của quỷ (鬼)có thể không xác đáng. Căn cứ vào tên gọi gốc Mân Nam quẩy là từ chữ koe (粿-quả). Từ koe này 粿- đặc biệt chỉ có trong tiếng Mân Nam để chỉ các loại bánh làm bằng bột gạo hay bột nếp. Có lẽ người Quảng Dông vay mượn tên bánh từ tiếng Phước Kiến, nhưng vì trong tiếng Quảng Đông không có từ koe 粿 nên chứ quẩy được ký âm thành quỷ-鬼, đọc theo âm Quảng là yàuhjagwái (油炸鬼 du trá quỷ trong dó du là dầu, trá là chiên). Từ nghĩa ban đầu là "bánh chiên dầu" của người Phước Kiến nay thành "quỷ sứ bị chiên trong vạc dầu".

Cũng từ đó phát sinh truyền thuyết là cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.

Không rõ truyền thuyết này thật sự bắt nguồn từ dân gian hay chỉ là một tác phẩm của ban tuyên ráo Quảng Đông vì cái tên du trá quỷ đó chỉ có ở Quảng Đông thôi.

Wiki tiếng Việt phiên âm Hán Việt chử 炸 là tạc cũng không ổn vì chữ 炸 ngoài cách đọc là tạc có nghĩa là nổ như trong từ tạc đạn còn có thể đọc là trá có nghĩa là chiện nên ở đây phiên thành trá thì đúng hơn.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2014, lúc 02:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2014), manh thuong (01-07-2014), Poetry (17-07-2014)
  #10  
Cũ 16-07-2014, 02:01
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Ở miền Bắc, người ta thường dùng từ ngữ săm lốp để chỉ vỏ ruột xe đạp và xe gắn máy. Lốp thì người miền Nam cũng dùng và những người biết tiếng Pháp đều biết nó bắt nguồn từ enveloppe, nghĩa là “vỏ xe”. Còn săm ban đầu người miền Nam và nhất là những người không học tiếng Pháp không hiểu nghĩa. Từ săm bắt nguồn từ ngữ chambre à air “ruột xe”.
Săm thì đúng rồi nhưng lốp thì không phải từ enveloppe
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (16-07-2014), Poetry (17-07-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.