Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Du ngoạn 4 phương cùng VIET STAMP > Nước Việt mến yêu

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 19-09-2008, 16:39
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Lễ Hội Lam Kinh


Lễ hội Lam Kinh là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời của đất nước ta. Được tổ chức ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (ngày 22 tháng 8 âm lịch năm Quý Sửu- 1433), lễ hội là một hình thức tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Lợi- người đã nêu cao ngọn cờ đạo nghĩa “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, đánh tan giặc Minh, làm nên chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang lịch sử.

Năm nay, lễ hội Lam Kinh sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 19- 21/9 với nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc. Ngày khai hội 19/9 sẽ diễn các hoạt động như: Lễ cáo yết vua Lê Thái Tổ; cáo yết Trung Túc Vương Lê Lai; và các hoạt động văn hoá, Thể thao và Du lịch như: thi đấu vật, đấu võ dân tộc; hội trại các làng văn hoá; trưng bày các hiện vật, cổ vật thời Lê; trưng bày giới thiệu tiềm năng du lịch và sản phẩm ẩm thực của địa phương và nhiều hoạt động nghệ thuật khác như chiếu phim, biểu diễn chèo, chương trình ca nhạc tân cổ giao duyên…
Ngày 20/9 sẽ diễn ra lễ kỷ niệm ngầy mất của Trung Tức Vương Lê Lai và lễ rước kiệu vị anh hùng trung nghĩa đã liều mình xả thân cứu chúa.
Ngày 21/9, chương trình quan trọng nhất và cũng là điểm nhấn của lễ hội là Đại lễ kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 575 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi. Chương trình dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV trong vòng 75 phút.
Để chuẩn bị cho lễ hội, UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, tỉnh đã dồn sức hoàn thành một số hạng mục cơ bản phục vụ lễ hội như lát trên 3000m2 sân Rồng ( gạch lát được sản xuất theo phương thức thủ công); lát đá tường thần đạo trên sân Rồng với chiều rộng trên 5,5m; đổ nền bê tông, lát đá nhiều tuyến đường giúp người dân đến với lễ hội được thuận tiện….Nhiều đồ thờ tại các miếu phục vụ lễ tế được phục chế. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) trước, trong và sau lễ hội là một yêu cầu được ban tổ chức quan tâm hàng đầu. Lực lượng công an tỉnh đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng các lực lượng liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Kế hoạch bảo vệ ANTT phục vụ Lễ hội Lam Kinh được Công an tỉnh xây dựng với yêu cầu bảo đảm tốt an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội từ cơ sở, tại các điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và trên địa bàn toàn tỉnh.

Đại diện UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Lễ hội Lam Kinh không chỉ là một lễ hội của riêng huyện Thọ Xuân, của riêng Thanh Hoá mà là một lễ hội của cả nước. Bên cạnh việc tưởng nhớ người anh hùng Lê Lợi có công chấm dứt 20 năm đô hộ của giặc Minh, đem lại thái bình cho đất nước, lễ hội còn khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Việc tổ chức hàng năm lễ hội và ngày càng thu hút đông đảo du khách đến với Thanh Hoá chứng tỏ sức lan toả và cuốn sút của tinh thần đó″.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...

Bài được redbear sửa đổi lần cuối vào ngày 20-09-2008, lúc 09:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn redbear vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (20-09-2008), hat_de (19-09-2008), manh thuong (20-09-2008), nobita8905 (19-09-2008), tiny (24-03-2009), zodiac (07-03-2009)
  #2  
Cũ 19-09-2008, 20:56
nobita8905's Avatar
nobita8905 nobita8905 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 73
Cảm ơn: 406
Đã được cảm ơn 168 lần trong 70 Bài
Talking chọi

chọi trâu là cầm đá chọi gọi là chọi trâu,còn cầm đá chọi bò thì gọi chọi bò..w..w.. tụi nhỏ ở chổ em chọi hòi àh,bình thừong thôi.nếu rảnh rổi cầm đá chọi ngừoi chơi thì gọi là chọi người
__________________
Tình cờ ta lại quen nhau
Tình cờ ta lại yêu nhau
Tình cờ rồi lại tình cờ
Chia tay có phải là tình cờ ko em..........
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 20-09-2008, 08:03
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,584
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi nobita8905 Xem Bài
chọi trâu là cầm đá chọi gọi là chọi trâu,còn cầm đá chọi bò thì gọi chọi bò..w..w.. tụi nhỏ ở chổ em chọi hòi àh,bình thừong thôi.nếu rảnh rổi cầm đá chọi ngừoi chơi thì gọi là chọi người
chọi của em là ném còn chọi của anh là húc nhau, chọi nhau
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #4  
Cũ 20-09-2008, 08:46
nobita8905's Avatar
nobita8905 nobita8905 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 73
Cảm ơn: 406
Đã được cảm ơn 168 lần trong 70 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
chọi của em là ném còn chọi của anh là húc nhau, chọi nhau
dạ ở chổ em cũng có nhìu phong tục lấm,như mới đay là lễ hội cầu mưa và cầu ngư
__________________
Tình cờ ta lại quen nhau
Tình cờ ta lại yêu nhau
Tình cờ rồi lại tình cờ
Chia tay có phải là tình cờ ko em..........
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nobita8905 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (20-09-2008)
  #5  
Cũ 20-09-2008, 09:26
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Lễ Hội Làng Xuân Phả (Trò Xuân Phả)

Trò Xuân Phả, một làng nhỏ ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa hiện còn lưu lại năm điệu múa Ngũ quốc, nói về năm quốc gia, hay năm phương đến chúc mừng nhà vua sau khi khải hoàn. Có lẽ sự tích và nội dung của năm điệu múa đó lại không quan trọng bằng hồn cốt của dân tộc và của một thời lắng đọng qua những hành vi rất cổ xưa, tới mức người ta có cảm giác, người Xuân Phả và những điệu múa của họ chứa đựng những thông tin quá khứ bí ẩn nhất của người Việt.


Bên cạnh những công trình nghiên cứu về trò Xuân Phả ngày càng nhiều, nhiều đoàn sân khấu đã học trò Xuân Phả đưa vào trình diễn hiện đại, nhưng theo người Xuân Phả không đoàn nào thành công cả. Như vậy, trò Xuân Phả có một nền tảng văn hóa nhất định, có những quy cách truyền thừa, và có những gốc rễ tinh thần ngấm vào máu thịt người Xuân Phả, để họ bật thành những động tác mà ngày nay họ cũng khó lý giải được. Năm điệu múa trong hai ngày, với hơn 200 người tham gia, quả là một cuộc trình diễn lớn

Các bô lão tế lễ trong hội làng Xuân Phả

Theo truyền thuyết, thời Đinh, có giặc quấy nhiễu nơi biên thùy, vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài. Quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì gặp giông tố phải ngụ lại. Đêm ngủ sứ giả được thần thành hoàng làng báo mộng về cách đánh giặc. Sứ về tâu vua, quả nhiên thắng trận, vua bèn ban thưởng những điệu múa hát hay nhất cho làng. Đó là các điệu Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục hồn Nhung. Từ đời này qua đời khác người Xuân Phả vẫn truyền nhau các điệu múa và tổ chức lễ hội hằng năm vào mùng 10, 11 tháng hai âm lịch. Theo trình tự hội lễ thì ngày 10 diễn trò Hoa Lang, Ai Lao, Tú Huần, ngày 11 diễn trò Chiêm Thành và Ngô Quốc.




Các thủ lợn ngậm đuôi do các giáp dâng lên ban thờ
(còn tiếp)
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn redbear vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-11-2009)
  #6  
Cũ 20-09-2008, 14:15
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Xong phần lễ tế là phần diễn tích trò xưa (Trò Xuân Phả)

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về trò Xuân Phả ngày càng nhiều, nhiều đoàn sân khấu đã học trò Xuân Phả đưa vào trình diễn hiện đại, nhưng theo người Xuân Phả không đoàn nào thành công cả. Như vậy, trò Xuân Phả có một nền tảng văn hóa nhất định, có những quy cách truyền thừa, và có những gốc rễ tinh thần ngấm vào máu thịt người Xuân Phả, để họ bật thành những động tác mà ngày nay họ cũng khó lý giải được. Năm điệu múa trong hai ngày, với hơn 200 người tham gia, quả là một cuộc trình diễn lớn.

Theo truyền thuyết, thời Đinh, có giặc quấy nhiễu nơi biên thùy, vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài. Quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì gặp giông tố phải ngụ lại. Đêm ngủ sứ giả được thần thành hoàng làng báo mộng về cách đánh giặc. Sứ về tâu vua, quả nhiên thắng trận, vua bèn ban thưởng những điệu múa hát hay nhất cho làng. Đó là các điệu Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục hồn Nhung. Từ đời này qua đời khác người Xuân Phả vẫn truyền nhau các điệu múa và tổ chức lễ hội hằng năm vào mùng 10, 11 tháng hai âm lịch. Theo trình tự hội lễ thì ngày 10 diễn trò Hoa Lang, Ai Lao, Tú Huần, ngày 11 diễn trò Chiêm Thành và Ngô Quốc.

Tinh thần của nhà Đinh còn đọng lại trong tiết mục Kéo hội, do hai giáp trong xã cử hai tốp thanh niên trai tráng bận áo đỏ và trắng, cầm cờ xúy hình đuôi nheo
lúc đầu dàn quân hình chữ Á (giống chữ thập) đi vào,


sau đó chạy lồng vào nhau hình chữ ất ba vòng
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn redbear vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-11-2009), huuhuetran (20-09-2008)
  #7  
Cũ 20-09-2008, 14:25
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Bắt đầu từng điệu trò được diễn.

Đầu tiên là Điệu Hoa Lang
Điệu Hoa Lang, đi đầu là con kỳ lân, thực ra giống con thủy quái ở biển, múa sát đất như bơi lội.

Chúa vào múa, dạo bước lên quỳ, bái, chờ hai ngựa lên dờn xong đều múa mà lui xuống, để rước đàn em lên.

Ông chúa tế và hai kỵ sỹ múa dẫn
Múa, dạo, bái đủ bốn lần thì múa siêu đao. Siêu đao bằng gỗ, cán sơn đen, lưỡi sơn trắng, có đeo hoa giấy bên sống.
Múa cờ lệnh. Cờ lệnh bằng giấy trắng.
Múa mạn: múa bằng tay, dìa góc chân đủ bốn góc chiếu.
Quân hai người lên ngựa đấu bằng roi tre dài một mét.
Tám người sau múa ba cấp( điệu ):Múa một tay, một tay chống hông. Múa một tay có khăn đỏ, một tay cầm quạt xếp.

Đoàn quân Hoa Lang cao chân tiến
vào múa quạt gấp

Múa hai tay có quạt mở.

Đoàn quân Hoa Lang múa quạt mở

Tất cả chúa và quân múa xong, dạo trống bắt đầu xắp mái chèo chèo đò. Lúc đó trống lớn đánh theo mấy nhịp, cùng mõ và mã la: rập thùng thùng, rập thùng thùng, rập rập thùng thùng thùng.


Đoàn quân Hoa Lang múa chèo thuyền

Đoàn người Hoa Lang có cô gái Việt ra đón tiếp, đầu đội mũ Kê pi cao, ngậm mặt nạ mũi thẳng, kết thúc là điệu bơi chèo. Họ vượt biển đến rồi lại trở ra biển để đi.

Bài Hát
Trò tôi ở bên Hoa Lang
Tôi nghe chính đức tôi sang chèo chầu
Khoan là khoan, thuyền đà tới bến, quan ta chèo
Các quan ta, ta gác mái lên, ta chèo cho đều
Đố ai bắt được thì theo mái này
Dô hụy dô, ta nghe tiếng hồ, ta đẩy thuyền lên
Chúc mừng tuổi vua vạn niên
Ngai rồng ngự trị dân yên thái hòa
Khoan là khoan, tay trên mở túi hồng nhan ăn trầu
Chúc mừng đại đức thánh minh
Lịch triều phong tặng tối linh đại từ
Xinh là xinh, hai tay nâng lấy chén quỳnh nâng lên
Chúc mừng quan viên xã ta
Ơn trên lại được vinh hoa quý quyền
Khoan là khoan, mừng người tiến chức thăng quan từ rầy
Chúc mừng quan lão xã ta
Phơ phơ tóc bạc buồng hoa trên đầu
Xinh là xinh, chúc mừng quan lão hiển vinh thọ trường

Chúc mừng văn võ hai hàng
Văn chiếm bảng vàng, võ chiếm quận công
Khoan là khoan, chúc mừng văn võ thăng quan từ rầy
Chúng tôi mừng cả bảy thôn
Mở tiệc khôi hài vui thật là vui
Hay là hay, mấy khi vui vẻ thế này chèo chơi
Chúng tôi hát chúc đã rồi
Nay xin đánh trống trò chơi huê tình
Xinh là xinh, mỗi năm một cuộc sân đình chèo chơi
Từ ngày anh chống thuyền vào
Mặt em hớn hở như đào trên cây
Từ ngày anh chống thuyền ra
Mặt em rười rượi như hoa gẫy cành
Dô hụy dô, ta nghe tiếng hồ ta đẩy thuyền ra.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...

Bài được redbear sửa đổi lần cuối vào ngày 20-09-2008, lúc 14:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #8  
Cũ 20-09-2008, 14:34
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Trò thứ 2: Trò Ai lao

Trò Ai lao gồm có 1 ông Chúa tế, 2 mái Mường ( hai cô gái ), 2 anh hầu có cáng, một đeo súng, 10 quân ( hai người sau cùng có gánh cỏ cho voi ).


Hổ -voi vào múa trước,


quân lính đeo súng nhảy chéo chân, nâng súng lên, hạ xuống, chờ chúa vào. Chúa già yếu có người đấm lưng.


Cùng nhau kéo hàng vào gõ xênh, theo nhịp trống ba tiếng một mà đan cài nhau, theo tiếng xênh nói “hí hí hích”.

Đoàn quân Ai Lao múa hàng dọc


Đoàn quân Ai Lao múa hàng ngang


Đoàn quân Ai Lao múa cờ


Trống đánh giống điệu Tú Huần, nhưng khoan thai. Chỉ có Chúa ăn mặc khác quân, đầu mũ quan văn đen, không cánh chuồn, áo xanh chàm tay thụng có bối tử, bụng phệ , lưng gù, chân đi ủng. Vào bái một cách sợ hãi.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn redbear vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-11-2009)
  #9  
Cũ 20-09-2008, 14:47
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Điệu thứ 3: Điệu Tú Huần
Lục hồn Nhung, còn gọi là điệu Tú Huần, chữ lục hồn nhung hiện không ai rõ nghĩa chính xác là gì. Theo Phan Bảo có thể nó chứa đựng ý nghĩa về thời hỗn mang, tăm tối. Điệu múa bắt đầu từ ông cố già nua, và một bà cố già sống sót sau cuộc diệt chủng nào đó. Bầy con trẻ tất cả đều đầu đội mũ tre và các bó lạt chẻ xơ ra như tóc rối, đeo mặt nạ có chấm như bị bệnh đậu mùa có số răng từ một chiếc đến năm chiếc. 10 con chia thành từng đôi, xếp hai hàng, tiến lùi theo mẹ, mỗi lần nhảy lại hú lên, khi hát thì xoạc chân chèo, và gõ phách theo nhịp múa.

Vào Nghênh môn đoàn trò vẫn đứng trong màn quây. Nghe hồi trống, màn quây mở đoàn trò lộ ra với hai hàng dọc. Cụ cố già cổ đeo túi trầu, người hầu bên cạnh cầm quạt, cụ lượn hai vòng quanh sân nghè, vái chào rồi vào buồng.

Mẹ Tú Huần bước vào


Đoàn trò vào sân nghè, bà mẹ gõ xênh nhảy theo nhịp ba, gần ban thờ , quỳ vái, đứng dậy nhảy lùi xuống.




Theo nhịp trống, quân lên nhịp ba, mẹ lên nhịp ba, quân lùi một nhịp, mẹ lùi hai nhịp, rồi quân lên một nhịp ngang đều nhau.


Mẹ hú, tất cả đều quỳ, vái đứng lên, rẽ sang hai bên, đi vòng xuống. Ngồi xổm, gõ xênh, nhảy lên vị trí cũ.





Hú, quay tại chỗ hai lần. Hú nhảy sang ngang trở lại ngay (2 lần). Hú quỳ sát gối, ngang từng đôi một.
Hú giao lưu từng đôi nhìn nhau, lại quay ra (2 lần). Hú đứng một chân, sát từng đôi, giao lưu quay vào quay ra (2 lần).

Hai hàng dọc, mẹ đứng đầu, cầm nhịp hát. Khi hát chân chèo kéo sệt sát đất.


Bài hát
Tú Huần là Tú Huần ta
Sáng sớm rửa mặt đeo hoa ăn trầu
Tú Huần kia hỡi Tú Huần
Mẹ đi đánh trống lấy phần con ăn
Ăn rồi con lại giữ nhà
Mẹ đi đánh trống rước cha con về
Cha con đã về ở tê
Quần quần áo áo, rê rê cả đường
Huê tình kia hỡi huê tình
Yêu kẻ một mình ghét kẻ có đôi
Huê tình sặc sỡ mọi nơi
Gái đương huê nguyệt chẳng chơi cũng hèn
Huê tình chẳng huê tình không
Lại có huê nguyệt ở trong huê tình
Hỡi người cao cổ rỗ hoa
Vào đây đánh trống cùng ta thì vào
Vào đây đánh trống cùng ta
Được tiền ta sẽ chia ba cho mình
Ta chiềng hàng sứ xê ra
Nào người nhân ngãi đường xa thì vào
Ta ghét con mắt ấy thay
Yêu nhau nó rẩng lông mày nó lên.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn redbear vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-11-2009)
  #10  
Cũ 20-09-2008, 15:27
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

hay quá nhỉ? nhìn giống múa lân, há há
eco chưa được tham dự 1 lễ hội nào như thế này nên chưa biết không khí rộn ràng cở nào, hihi
mà Gấu ơi
hình như có tem, liên quan thì phải
pót lên đi
hihi
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-11-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Bình Dương Quê Tôi HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 19-09-2016 16:14
Vài Xe Lửa Du Lịch Quê Nhà HanParis Nước Việt mến yêu 5 04-09-2014 17:18
Tiền Giang Quê Tôi HanParis Nước Việt mến yêu 0 21-06-2014 17:36
Về quê redbear Nước Việt mến yêu 32 30-06-2010 21:56
Quê Ngoại , Quê Nội và Sài Gòn qua các bưu thiếp thực gởi. congacon TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 2 08-06-2008 20:32



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.