Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976

TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 Tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được lưu hành tại miền Bắc Việt Nam.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #51  
Cũ 18-04-2013, 03:36
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Dammanh có danh mục Michel 1990 (hoàn chỉnh),2002 (hoàn chỉnh) đều ko có.Riêng 1994 và 1998 dammanh không lưu đầy đủ,chỉ nhớ là 1998 có đề cập bộ này đến 2002 thì bỏ.Như vậy bộ tem ma naỳ xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 20!và sớm đươcj xác đinh là tem giả!
Vài thông tin góp với các bác!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (18-04-2013), chie (18-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (18-04-2013), temhp88 (18-04-2013), The smaller dragon (18-04-2013), Tien (19-04-2013), vnmission (18-04-2013)
  #52  
Cũ 18-04-2013, 13:14
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Diễn Ðàn hiện đang có nhiều ý kiến, nên tôi muốn chia sẻ một số thông tin dựa trên tài liệu tôi hiện có về bộ tem giả với chân dung Hồ Chủ Tịch.

Bộ tem này xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới là vào mùa hè năm 1954. Chuyên viên về tem VNDCCH là Theo Klewitz liền có bài nhận định trên tạp chí Handbuck der Briefmarkenjunde (số 4, 1955). Ông diễn tả bộ tem với gía tiền và mầu sắc, là 3hào nâu, 4hào xanh da trời, 6hào xanh lá cây, và 9 hào đỏ, nhưng xác định đây là bộ tem giả, chưa bao giờ có ở miền Bắc, nguyên văn, “... the stamps were never in North Vietnam.” Ông còn đưa ra một nhận sét sắc sảo là sau năm 1948, danh từ “BƯU CHÍNH” trên tem VNDCCH đã được thay thế bằng danh từ “BƯU ÐIỆN.” Bộ này xuất hiện năm 1954 mà vẫn còn danh từ BƯU CHÍNH là dấu hiệu của sự giả mạo.

Nên nhớ là trong thời chiến tranh Việt Nam, bộ tem có chân dung Hồ Chủ Tịch này vẫn được bán công khai và hợp pháp ở Mỹ theo loại cinderella. Lý do rất bất ngờ, và thực ra lại đơn giản, là vì đây không phải là tem của nước VNDCCH, nên nó đâu có bị cấm theo lệnh cấm vận?!

Trong thực tế, dân chơi tem ở Mỹ không xa lạ gì với bộ tem 4 con này trong suốt mấy thập niên qua.

Name:  Picture 006.jpg
Views: 551
Size:  38.2 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (18-04-2013), chie (18-04-2013), chienbinh (19-04-2013), dammanh (18-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (18-04-2013), tem-truyen-thong (20-04-2013), temhp88 (20-04-2013), Tien (19-04-2013), vnmission (18-04-2013)
  #53  
Cũ 18-04-2013, 17:25
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

Cảm ơn GS và anh VNMission đã cho biết thông tin phân tích lý thú của ông Theo Klewitz, người mà BoZoo cũng đã nhắc đến ở trang 4 và rất giỏi tiếng Việt.

Trong làng STT quốc tế, vấn đề tem giả được một số nhà STT vẫn lưu giữ để nghiên cứu và dùng làm chứng tích cho các bài nghiên cứu; một số khác thì sưu tầm dưới dạng "cinderella". Nhưng điều đó không đại diện cho tính pháp lý quốc tế về mặt phát hành bộ tem. Trước đây Việt Nam ở trong giai đoạn chiến tranh, còn phụ thuộc vào sự công nhận thành viên của UPU. Nhưng ngày nay thì vấn đề này không tồn tại nữa và Tổng cục Bưu điện hay Bộ Văn hóa và TT nên có công văn chính thức với UPU về bộ tem này, mà đơn vị cố vấn/đặt vấn đề sẽ bắt đầu từ Hội tem TPHCM, Hội tem VN. BoZoo chỉ đưa ra một lý luận nhỏ giả thiết rằng nếu mai đây, một vài bộ tem khác kiểu như vậy lại được in ra dù in ở trong nước hay ở nước ngoài (như đã xảy ra đối với Malawi, Đức, Canada,...) thì sẽ ra sao?
__________________
BoZoo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (18-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (18-04-2013), temhp88 (20-04-2013), The smaller dragon (19-04-2013), Tien (19-04-2013), vnmission (19-04-2013)
  #54  
Cũ 19-04-2013, 12:48
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Về bì thư Lệ Thủy, theo người bán thì mặt sau chỉ có tên và địa chỉ người gửi, không có dấu đến, dấu kiểm duyệt hay bất kỳ dấu hiệu nào khác. Thêm điều nghi ngờ này nữa thì theo tôi, đây là một "bì thư" ngụy tạo.

@Bác vnmission: Bì thư này đã kết thúc với giá "khủng" - 1651.00 € ngày hôm nay.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (19-04-2013), chie (21-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (19-04-2013), temhp88 (20-04-2013), Tien (19-04-2013), vnmission (19-04-2013)
  #55  
Cũ 19-04-2013, 13:10
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Bì thư trên trông có vẻ thật, tuy nhiên tôi rất nghi ngờ vì 2 lý do:

Thứ nhất, cước phí thư đi từ Quảng Bình tới Hà Tĩnh từ thời điểm tháng 11/1948 đã tăng từ 2 đồng lên 5 đồng, trong khi tổng giá mặt 4 con tem (bì thư ghi 30/3/1949) chỉ là 2,5 đồng.

Thứ hai, dẫu "PHÒNG LỆ THỦY" từ lâu đã được ghi nhận là không được sử dụng, do con dấu này (hình so sánh, phía bên phải, kèm theo) đã bị mất vào tay quân Pháp ngay từ đầu.


Nếu có hình mặt sau của bì thư sẽ dễ xem xét hơn.

Mong các bác cho thêm ý kiến!


Tôi chắc 100% đây là bì thư thật. Xung quanh câu chuyện về Phòng Lệ Thủy là một trong những huyền thoại có thật về lịch sử Bưu chính Việt Nam. Rất tiếc, không có dịp chia sẻ thêm. Nhưng đây là một trong những vật phẩm rất quí hiếm mà một người thấy của tôi đi tìm kiếm cả đời mà không ra.
Những người đấu giá cuối cùng của bì thư này 1 ở Mỹ, 1 ở Đức, người thắng cuộc là người Pháp gốc Việt. Họ đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử bưu chính.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
billy (21-04-2013), chie (21-04-2013), dammanh (19-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (20-04-2013), temhp88 (19-04-2013), Tien (19-04-2013), vnmission (19-04-2013)
  #56  
Cũ 19-04-2013, 14:54
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác TTT! Bì thư trên đã kết thúc ở giá 1651.00 €, một giá khá cao, chứng tỏ nhiều người chia sẻ với khẳng định của bác.

Tuy nhiên, theo thông tin mà tôi đã có từ lâu, con dấu Phòng Lệ Thủy mới nguyên (chưa qua sử dụng) đã bị quân Pháp bắt được ngày 10-2-1949 , cùng dịp với bì thư Đô Lương 26-1-1949 mà bác The smaller dragon đã đưa hình (http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7868):

Liệu sau khi đã bị mất từ tháng 2, một con dấu có thể được sử dụng vào tháng 3 hay không? Vì vậy, rất mong bác TTT giải thích thêm về sự tích Lệ Thủy!

Bài được vnmission sửa đổi lần cuối vào ngày 28-04-2013, lúc 17:42
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (19-04-2013), chie (21-04-2013), dammanh (19-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (20-04-2013), tem-truyen-thong (19-04-2013), temhp88 (20-04-2013), The smaller dragon (20-04-2013), Tien (19-04-2013)
  #57  
Cũ 19-04-2013, 15:46
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Hôm nay là lễ, tôi có chút thời gian rảnh rỗi. Xin được góp vài ý kiến cùng bác Vnmission và các bác khác quan tâm đến tem Việt Nam.
Điểm đầu tiên để xác định vật phẩm thật giả là bản thân vật phẩm. Sưu tập có những điều hơi khác với một số bộ môn khác là có một phần phải dựa vào cảm quan. Chính vì thế, mới sinh ra các certificate của các Nhà tem có uy tín trên thế giới. Các NST có kinh nghiệm, các chuyên gia sau khi thảo luận sẽ có kết luận chung về vấn đề thật giả.
Thứ hai: bên cạnh các cảm quan như màu mực,mẫu dấu, nét chữ, loại giấy, ... thì những thông tin liên quan đến giai đoạn lịch sử cũng rất quan trọng.
Thứ ba: những câu chuyện đặc biệt của những nhân vật trong cuộc cũng là những nhân chứng tốt để xác định thật giả.
Cụ thể về bì thư Phòng Lệ Thủy trên đây thì tôi có ý kiến như thế này. Con dấu Phòng Lệ Thủy là một con dấu rất nổi tiếng. Cảm quan về rất nhiều thứ, tôi rất tin tưởng đó là bì thư thật.
Còn về hoàn cảnh lịch sử thì chúng ta biết vùng LK4 là 1 vùng chiến sự khá ác liệt. Ta và địch luôn ở thế "cài răng lược". Việc liên lạc bằng thư tín có thể cũng bị bắt bớ, thất lạc. Nếu bác Vnmission đã có thông tin chắc chắn là con dấu đã bị Pháp thu giữ thì liệu có khả năng có 1 con dấu khác chăng. Việc 2 con dấu được khắc giống nhau cũng là bình thường.
Còn về câu chuyện của những người đã từng tham gia vào giai đoạn này thì tôi đã từng được nghe, được dặn dò là cố gắng tìm cho ra bì thư LK4 này. Thật tiếc, vì hoàn cảnh tôi không còn tiếp tục sưu tập nữa. Cho nên tôi không có dịp đưa được những vật phẩm quí giá như thế này về VN.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
billy (21-04-2013), chie (21-04-2013), chienbinh (19-04-2013), dammanh (19-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (20-04-2013), temhp88 (20-04-2013), The smaller dragon (20-04-2013), Tien (19-04-2013), vnmission (19-04-2013)
  #58  
Cũ 19-04-2013, 22:10
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

* BoZoo phải cảm ơn GS TAT về tính khiêm nhường vì qua phần tham luận của BoZoo ở trên mà GS không giận. Qua đây BoZoo lại học được thêm một điều nữa là có kiến thức là điều rất tốt nhưng học được tính khiêm nhường không phải dễ.

Trong những đợt thảo luận phía trên, anh VNMission có đề cập về một ban thẩm định các sản phẩm bưu chính:
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Theo bác Bozoo, "ban" của Hội tem này thành phần nên gồm những ai, hoạt động theo cơ chế/tiêu chí nào? Nếu là chuyên gia (tư nhân) độc lập (Việt Nam hoặc nước ngoài) có tốt hơn không?
BoZoo nghĩ rằng không ai hiểu thấu vấn đề này bằng GS vì đó hoàn toàn không phải vấn đề đơn giản của một bì thư hay một bộ tem nào đó. Vì thế BoZoo cũng chân thành đề nghị GS khởi đầu bằng một tựa đề mới về vấn đề này, hướng dẫn và gợi ý cho Diễn đàn và Hội tem TPHCM, qua đó bản thân BoZoo và anh em khác cũng được học hỏi thêm.

* Trong phần lý luận của bác TTT về bì thư Lệ Thủy cũng như nguyên tắc thẩm định các vật phẩm bưu chính nói chung, tôi cũng đồng ý về những nguyên tắc. Tuy nhiên nếu để chứng minh một điều gì đó thì người ta cần đưa ra những dẫn chứng hay phản chứng cụ thể, những chứng tích như vậy sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều lần so với những cảm quan hay kinh nghiệm của người ta.

Một khía cạnh nữa, có rất nhiều những học giả Tây phương rất uyên bác về tem và lịch sử bưu chính của VN. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định là không ai hiểu lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc VN bằng người VN, và người VN cũng không thiếu nhân tài về lĩnh vực này. Tôi lấy dẫn chứng không xa: ông Theo Klewitz (có đề cập phía trên) là một trong những người bạn tem của bố tôi trong gần 30 năm. Ông ta rất sắc sảo trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng VN, và trong bài viết phân tích của mình (trích dẫn phía trên) ông ta đã nói thuật ngữ bưu điện thay cho bưu chính. Tuy nhiên ta hãy ngẫm lại thử xem ông ta đã dùng chính xác và đầy đủ hay chưa?

Ý của tôi không phải để nhằm phê phán người khác, nhất là phê phán người đi trước, mà để chúng ta cùng tham khảo, học hỏi; biết phát huy điểm mạnh của chính chúng ta. Đó cũng là lý do vì sao ở mỗi hiệp hội tem của một số quốc gia, đặc biệt ở các cường quốc, cũng đều có những ban thẩm định, như phía trên đã đề cập.
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 19-04-2013, lúc 22:52
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (21-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (20-04-2013), stamp-history (19-04-2013), temhp88 (20-04-2013), Tien (20-04-2013), vnmission (19-04-2013)
  #59  
Cũ 20-04-2013, 07:57
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi BoZoo Xem Bài
*

* Trong phần lý luận của bác TTT về bì thư Lệ Thủy cũng như nguyên tắc thẩm định các vật phẩm bưu chính nói chung, tôi cũng đồng ý về những nguyên tắc. Tuy nhiên nếu để chứng minh một điều gì đó thì người ta cần đưa ra những dẫn chứng hay phản chứng cụ thể, những chứng tích như vậy sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều lần so với những cảm quan hay kinh nghiệm của người ta.

Một khía cạnh nữa, có rất nhiều những học giả Tây phương rất uyên bác về tem và lịch sử bưu chính của VN. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định là không ai hiểu lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc VN bằng người VN, và người VN cũng không thiếu nhân tài về lĩnh vực này.


Tôi đã chia tay hoàn toàn với tem và với những tranh luận về tem rồi. Nhưng trong mấy ngày này, cuộc sống (tem) có nhiều biến động lớn. Cho nên, có vài lời ngắn ngủi chia sẻ cùng các bạn tem. Đương nhiên tôi nói cảm quan chỉ là cách dùng từ thôi, còn tại sao nói (khẳng định) bì thư Lệ Thủy trên là thật vì tôi có phương pháp. Bằng kinh nghiệm khá nhiều năm đã sưu tập trong lĩnh vực tem VN (tôi chơi tem VNDC rất lâu, sau mới chuyển qua dòng tem khác), tôi có những căn cứ và quan trọng nhất, là vật phẩm so sánh đã từng sở hữu. Cho nên, theo tôi không nên quá đi sâu về những vấn đề chúng ta chưa biết rõ. Cách đặt vấn đề của bác Vnmission là vừa phải, 2 chiều.

Còn về vấn đề nói là các chuyên gia (tem) nước ngoài không hơn người Việt được thì tôi không đồng ý. Thật buồn mà phải thừa nhận rằng những người hiểu rõ lịch sử Bưu chính VN nhất hiện đều ở nước ngoài. Họ tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận với nhau rất nhiều. Từ đó kiến thức họ rất cao. Ở trong nước số lượng chuyên gia còn lại rất ít, đếm trên đầu ngón tay.

Thời gian qua tôi có tiếp xúc với một số bạn tem mới. Thực sự tôi thấy số lượng người chơi tem ở VN không phải là ít. Tôi bán khá nhiều tem trên Phomuaban. Tôi thấy các bạn bỏ cũng không ít tiền mua tem. Nhưng có lẽ vẫn chủ yếu ở dạng phong trào. Nhiều bạn say mê và tìm hiểu lịch sử bưu chính lắm. Nhưng do có quá nhiều thông tin sai lệch, cho nên đã làm thui chột những hứng khởi này. Chả nói đâu xa, chỉ nguyên nói về bộ Bác Hồ Hồng Công đã thấy rõ các bác tại đây suy diễn nhiều quá, ít có thông chính xác. Không nên như vậy.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
billy (21-04-2013), chie (21-04-2013), dammanh (20-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Poetry (20-04-2013), Tien (20-04-2013), vnmission (20-04-2013)
  #60  
Cũ 21-04-2013, 14:57
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,831 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Một bì thực gửi từ Vĩnh Phúc - VN sang Paris - Pháp đang được rao bán trên Delcampe với giá khởi điểm 249 €.

__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 21-04-2013, lúc 15:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
billy (21-04-2013), BoZoo (21-04-2013), chie (21-04-2013), dammanh (22-04-2013), Dat_stamp (22-04-2013), huuhuetran (24-06-2015), Tien (21-04-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chữ BƯU ĐIỆN trên tem VNDCCH được dùng khi nào? BoZoo TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 15 18-11-2013 01:54
Hình vẽ trên bì thư VNDCCH huuhuetran TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 79 23-01-2013 13:56
Khẩu hiệu trên bì thư VNDCCH vnmission Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam 7 07-03-2012 05:16
Biểu trưng của ngành Bưu điện VN trên bì thư VNDCCH dammanh TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 4 17-05-2011 16:34
Nhật ấn lạ trên bì thực gửi VNDCCH huuhuetran Phong bì thực gửi 9 26-04-2009 13:26



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.