Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 16-10-2015, 17:51
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb HÌNH ẢNH BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG VĂN HỌC


Lính Gái Cụ Hồ (Hàn Minh Họa)

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại: cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sự thành công của hai cuộc kháng chiến ấy là do sự đoàn kết, nhất trí một lòng đánh đuổi quân xâm lược của toàn dân tộc ta. Trong đó hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ không chỉ niềm tự hào của dân tộc mà đã trở thành biểu tượng vô cùng thiêng liêng và cao cả của mỗi tâm hồn Việt Nam.

Một đất nước “ Mình tựa Trường Sơn, chân đạp sóng Thái Bình” thì mỗi người dân cũng hóa thân làm người lính. Từ trong đêm mờ xa xôi của lịch sử, hình ảnh lớp cha trước, lớp con sau, hàng trăm thế hệ in bóng đậm nét vào những trang thơ, trang văn là hình ảnh con người cầm vũ khí để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hình tượng người lính được đi vào trong văn học trở thành những tượng đài bất tử,còn lưu lại mãi với thời gian. Ở thời kỳ văn học nào cũng khắc họa thành công hình tượng người lính nhưng sâu sắc và toàn diện hơn cả là hình ảnh người lính cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong các cuộc kháng chiến ấy mọi người dân Việt Nam đều tham gia đánh giặc. Vì có lý tưởng cách mạng, vì đã mang sẵn sàng trong mình ngọn lửa nhiệt huyết của lòng yêu nước, họ không do dự, ngại ngần, can đảm đi thẳng từ đồng ruộng ra chiến trường. Họ đứng lên từ những luống cày, từ mọi miền quê của Tổ Quốc. Họ là những con người hoàn toàn xa lạ,chẳng hề quen biết trước đó, họ đã gặp nhau ở lý tưởng chiến đấu, họ kết nối với những trái tim nhỏ thành trái tim chung để trở thành những người bạn thân thiết, để cất tiếng gọi “ đồng chí” với bao yêu thương, gắn bó:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

( Đồng Chí )


Nhưng cũng có những người lính xuất thân từ những thanh niên trí thức tiểu tư sản ra đi từ mái trường, công sở… Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong hoài niệm của mình đã viết những câu thơ thật hay về những người lính đất Hà Thành:

“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

( Đất nước )

Bằng sự nhạy cảm tinh tế của mình, Nguyễn Đình Thi đã nhận ra cái chớm lạnh của một buổi sang mùa thu, cảm giác được thật cụ thể cái xao xác của gió heo may trên những phố dài- một nét rất đặc trưng cho phố phường Hà Nội. Trên cái nền của không gian và thời gian ấy nhà thơ đã ghi lại thật sống động hình ảnh và tâm trạng của những chàng trai Hà Nội năm xưa phải rời thành phố rất đỗi thân yêu ra đi,dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến, để lại “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”, để lại sau lưng bao nỗi bâng khuâng, bao nỗi vui buồn nhớ mong da diết.

Dù xuất thân có khác nhau nhưng họ thành là những người hiểu rõ nhất về nỗi vất vả, khổ cực của những con người bị mất tự do, bị áp bức xâm chiếm. Họ quyết tâm ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc để bảo vệ làng quê thân thương và người thân của họ :

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”


Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay lung chuyển nổi của những người lính và có lẽ với quyết tâm ấy nên khi vào chiến trường vất vả, khó khăn và thiếu thốn nhưng không làm cho họ lùi bước

“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau nắm tay nắm lấy bàn tay”


Trong những đêm mưa rừng rét buốt ấy, người lính không có đủ quần áo để mặc, không có giày để đi. Nhưng họ vẫn động viên nhau, vẫn tay trong tay, vẫn sưởi ấm cho nhau bằng tấm lòng của tình đồng chí. Họ đã tự mình khắc phục hoàn cảnh ấy bằng chính nghị lực và ý chí của mình.

“Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi rét”


Mọi điều kiện phục vụ cho cuộc sống của người chiến sỹ quá thiếu thốn và khó khăn, thiếu thốn với thời tiết khắc nghiệt đến nỗi đã khiến cho hình hài của người lính cũng chẳng còn như xưa.

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”


Hình ảnh người lính hiên ra là những người đồng đội thân thương có dáng hình tiều tụy, khắc khổ. Các anh phải chịu đựng nhiều khó khăn và gian khổ. Những cơn sốt rét rừng đã để lại những di chứng trên mái đầu “ không mọc tóc” trên làn da đã lên màu bệnh tật. Tuy vậy, những người lính không hề thở than, không hề nản chí, lùi bước trước mọi khó khăn, gian khổ. Vượt lên trên tất cả vẫn là ấn tượng uy nghiêm của một người lính.

Có lẽ càng trong lúc khó khăn, thiếu thốn, gian khổ thì tình cảm con người lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ và vĩnh hằng. Tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đã vượt qua gian nan thử thách, đã vượt qua mưa bom bão đạn trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. họ tự nguyện lái xe với niềm yêu đời, yêu con đường ra trận biết bao.

“Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”


Trước mắt họ là những con đường chiến tranh đầykhói lửa khốc liệt, ấy vậy mà họ vẫn đặt niềm tin, vẫn vui vẻ tiếp bước, vẫn mang tới cho người người đọc cảm giác “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Tiếng gọi đồng chí thân thương như làm ấm lòng người chiến sỹ trong những đêm mưa rừng đầy rét mướt ấy. Niềm tin yêu cuộc sống chính là sự động viên họ tiếp bước tiếp trên con đường đang đi bảo vệ niềm độc lập tự do của Tổ Quốc.

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”


Hay chúng ta vẫn còn vang vọng đâu đây lời nói của người anh hùng Nguyễn Viết Xuân “ Nhắm thẳng quân thù mà bắn” như lời hiệu triệu cả thế hệ, cả dân tộc đứng lên đánh giặc.
Trong cuộc kháng chiến khó khăn và khắc nghiệt ấy, những người lính vẫn mang trong mình cái nhìn lạc quan, lãng mạn, tự hào, tự tạo cho mình những niềm vui, những khoảng trời riêng của những người lính như để giảm bớt khó khăn, thiếu thốn. Cái khoảng trời riêng của những người lính ấy dường như là nỗi nhớ âm thầm kín đáo. Mặc dù là những người lính ấy gan dạ, sắt đá, vững vàng nhưng họ không phải những người khổng lồ không tim, xuyên qua vẻ oai hùng gan dạ bề ngoài của những người lính là những tâm hồn,những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Để rồi có những giây phút nào đó, trong những khó khăn vất vả của kháng chiến, tâm hồn của những người lính vẫn mở, vẫn khắc khoải về một hình bóng còn in sâu trong nỗi nhớ:

“Mắt từng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dâng kiều thơm”


Những chàng trai xưa đều có hai giấc mộng đẹp và đáng yêu. Đó là giấc mộng chinh phu, giấc mộng giai nhân. Ngày ngày, mộng chinh phu hướng về trận mạc để tiêu diệt quân thù, những khi trận mạc yên rồi anh trở về với giấc mộng giai nhân. Đó là khoảng trời riêng của các anh. Khoảng trời được các anh khắc sâu vào trong trái tim, cất sâu trong tiềm thức. Thật đáng trân trọng biết bao, thật đẹp biết bao khi những người lính đã không vì khoảng trời riêng tư ấy mà chùn bước. Họ sẵn sàng mang theo tình cảm thương nhớ ấy để rồi đối mặt với mưa bom bão lửa. Họ đã gửi lại tình cảm đầy trong sáng ra đi vào quân ngũ, tham gia kháng chiến để lại tình yêu trong sáng ra đi vào quân ngũ, tham gia kháng chiến để lại tình yêu trong nỗi nhớ thầm của người bạn chung lớp :

“Giấu một chù hoa trong chiếc khăn tay
Cô bé ngập ngừng sang nhà hang xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Bên ấy có người ngày mai đi xa”

(Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn)


Gác lại tình duyên, gác lại chuyện gia đình vì cuộc kháng chiến những người lính vẫn thật trẻ trung, lạc quan yêu đời. Trong sâu thẳm trái tim họ vẫn ấp ủ một hình bóng thân thương nhưng mục tiêu phía trước của họ vẫn là hướng về độc lập tự do của đất nước của Tổ Quốc. Họ tin tưởng, họ lạc quan yêu đời. Trong sâu thẳm trái tim họ vẫn ấp ủ niềm tin chiến thắng để nỗi thương nhớ ấy được trọn vẹn:

“Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Đứng cạnh bên nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm trong mưa
- Đằng ấy vợ chưa
- Đằng nớ?
Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang trên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”
( Nhớ - Hồng Nguyên )


Bằng niềm yêu đời lạc quan, những khoảng trời riêng ẩn sâu trong trái tim người lính, như sức mạnh vô hình để vượt qua được khó khăn, gian khổ. Chính nhờ sức mạnh đó mà họ đã vượt qua mọi thử thách, dám nhìn thẳng vào cái chết.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
Các anh biết con đường các anh đi đã đên ngày chiến thắng với giấc mộng “kiều thơm” không thể vượt qua những khoảng trời xám màu cái chết. Cũng có thể rồi đây các anh sẽ ngã xuống nơi “ viễn xứ” mà không hề run sợ.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”


Và khi cần các anh có thể ngã xuống với thái độ bình an thanh thản:

“Áo bào thay chiếu anh về với đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Đây là cái chết của “ mộng chinh phu” của “ hồn lãng tử”. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng bởi một lẽ họ đã chiến đấu với tất cả ý thức trách nhiệm công dân lẫn phong cách nghệ sỹ không tính toán hơn thiệt, các anh đã hóa mình cho ban mai của đất nước và tất nhiên các anh có mặt trong ngày mai của một dân tộc đang ca hát “Có người lính ra đi từ mái tranh nghèo,có người lính ra đi từ ấy không về…”

Vâng! Các anh đã ngã xuống, đã hiến dâng máu thịt của mình cho non song đất nước nhưng điệu hồn các anh đã hóa thành dáng hình xứ sở, cái chết của các anh đã trở thành bất tử, hình bóng các anh còn in sâu trong lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam.

Có thể nói văn học cách mạng đã tạo nên bức tượng đài hoàn chỉnh về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ với lý tưởng thiêng liêng cao cả- quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Ngày nay khi chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm, chúng ta không còn phải đối mặt với nhiệm vụ ấy nhưng cần phải đặt cho mình những lý tưởng sống cho đẹp để xứng đáng với những hi sinh, những cống hiến của các anh cho đất nước Việt Nam.

Nguồn : Bài của Hoàng Trọng Thủy - Bảo Tàng Tổng Hợp Quảng Bình 2014


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 16-10-2015, lúc 19:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-10-2015), HUE STAMP (16-10-2015), HuyNguyen (17-10-2015), manh thuong (16-10-2015), Poetry (16-10-2015), stamp-history (16-10-2015)
  #2  
Cũ 16-10-2015, 21:48
HUE STAMP's Avatar
HUE STAMP HUE STAMP vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-12-2014
Bài Viết : 65
Cảm ơn: 167
Đã được cảm ơn 419 lần trong 64 Bài
Mặc định

văn học thời chừ không thấy tác phẩm nào hay hết
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HUE STAMP vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (17-10-2015), HanParis (17-10-2015), HuyNguyen (17-10-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
tiền giấy HÌNH DÊ saigon999 Tiền Giấy 0 30-01-2015 23:42
HÌNH ẢNH MỪNG KỶ NIỆM 6 NĂM THÀNH LẬP CLB VIET STAMP (20.11.2007 - 20.11.2013) hongduc2008 Triển lãm Viet Stamp lần thứ VII (2013) 11 13-12-2013 15:51
MÔ HÌNH HAY, VIỆC LÀM TỐT ! nguyenhuudinhue Ý kiến người sưu tập 1 17-07-2011 14:45



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.