Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 13-10-2013, 03:36
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Huế Xưa

Khi còn ở quốc nội, địa danh Huế thường gợi cho Hàn nỗi buồn ray rức. Dân Huế từng chịu bao tan tóc trong chiến tranh, lũ lụt miền Trung hầu như hàng năm... Và khi đọc qua bài Hò Mái Đẩy thì đúng là Nỗi Buồn Đứt Ruột :

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!


Bài thơ quen thuộc và cực kỳ LS vì năm 1916, khi Trần Cao Vân ngồi giả câu cá ở bến Phu Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa. Chẳng may việc bất thành, vua Duy Tân bị quân Pháp bắt và bị đày ở đảo Réunion. Tương truyền mấy câu ca trên đây có ý nhắc đến việc này. Thế nhưng Huế cũng có nhiều vẽ duyên dáng thu hút người Việt và khách nước ngoài. Từng là cô đô với cung điện của những trào vua cuối cùng tại VN, được UNESCo công nhận là di sản TG. Nhắc đến Huế, ta nghĩ ngay đến bên Văn Lâu qua bài thơ, đến núi Ngự Bình, đến cầu Tràng Tiền, với trường Đồng Khánh, với đêm trăng trên Sông Hương, với chiếc nón bài thơ... Tôi vừa sưu tầm được nhiều hình ảnh của Huế xưa, mời Ace xem chơi cuối tuần....

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Thành phố có hai di sản văn hoá thế giới. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Huế nằm trên phần đất của làng Phú Xuân. Là thủ phủ của các đời Chúa Nguyễn trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" .

Thật ra thì không biết danh từ Huế từ đâu và có từ lúc nào. Chỉ thấy danh từ Huế xuất hiện trong những thư từ hay văn kiện của người Pháp mà thôi như.

•Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.

•Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau : HUÉ.

•Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.

•Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annam" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế.




Grande porte de la citadelle de Hué
Cổng chính vào Hoàng Thành


Tử Cấm Thành nhìn từ phía sau - Không ảnh khoảng đầu thập niên 1930


Pagode de Confucius
Chùa Thiên Mụ


Ville de Hué, le Grand Marché
Chợ Đông Ba


VUE SUR LA RIVIERE DES PARFUMS
Sông Hương- Núi Ngự Bình


Cathédrale de Phu-Gam - Nhà thờ Phủ Cam


Le pont Clemenceau

Cầu Clemenceau, sau đổi tên là cầu Thành Thái
và nay là cầu Trường Tiền


Theo VietLands
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 13-10-2013, lúc 03:41
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (14-10-2013), Đinh Đức Tâm (13-10-2013), dammanh (18-10-2013), exploration (17-10-2013), HuyNguyen (13-10-2013), nguyenhuudinhue (14-10-2013), Poetry (14-10-2013), Tien (18-10-2013), tiny (14-10-2013), VAPUTIN (13-10-2013)
  #2  
Cũ 14-10-2013, 15:56
nguyenhuudinhue's Avatar
nguyenhuudinhue nguyenhuudinhue vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-11-2010
Đến từ: CLB TEM trung tâm VHTT TT Huế
Bài Viết : 409
Cảm ơn: 5,490
Đã được cảm ơn 2,792 lần trong 424 Bài
Mặc định

Cảm xúc về Huế của anh HanParis thật tuyệt vời ! Là người Huế nhưng khi nhìn những Bưu ảnh Souvenir de Hue' của anh cũng không khỏi bâng khuâng trước vẻ đẹp cổ kính của Huế. Cảm ơn anh đã cảm nhận về Huế và yêu Huế . Mong có dịp gặp anh tại Huế.
__________________
Nguyễn Hữu Đính - Chủ nhiệm CLB Tem Huế
Địa chỉ nhận thư : 02 Lê Quý Đôn, Thành phố Huế
ĐT : 0903585863, 0913425322.
Email : nguyenhuudinhue@gmail.com

Bài được nguyenhuudinhue sửa đổi lần cuối vào ngày 14-10-2013, lúc 21:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nguyenhuudinhue vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (14-10-2013), dammanh (18-10-2013), exploration (17-10-2013), HanParis (14-10-2013), Poetry (14-10-2013), Tien (18-10-2013), tiny (14-10-2013)
  #3  
Cũ 14-10-2013, 17:37
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Huế Xưa đã có, nếu có dịp tôi thêm Huế Chừ cho đủ bộ. Có xưa thì phải có nay cho thích hợp với thuyết Ying Yang của TQ. Dù chưa từng đến Huế nhưng bắt đầu làm quen với tiếng nói của nước Chiêm Thành xưa lúc lên 10 khi đọc mấy truyện của các nhà văn Nữ gốc Huế như Thùy An, Kim Hài, Mỹ Thanh... Và rất hiếu kỳ với các từ tê, ni, răng, rứa... dù khi ấy tôi chưa biết chơi tem như Pé Pò Sửa của diễn đàn. Tôi có vài người bạn Huế nói chuyện gì cũng thêm tiếng hỉ, tôi cứ tưởng Saigon khi ấy trở trời nên đang sổ mũi! Như đã nói Huế thường gợi cho tôi nỗi buồn khi nghiên cứu về LS. Nếu vùng Bắc Ninh có giọng chèo truyền thông í a rất lạ tay, thì Huế có những giọng ngâm ai oán thảm thiết nhất là trong đêm tối. Tôi nhớ vào những năm 60, 70... có hai nữ nghệ sĩ ngâm thơ giọng Huế rất hay, đó là Hồng Vân và Hoàng Oanh. Và Ngâm Thơ thường là những nhạc dạo trước khi vào bài. Ừ thì Huế Buồn nhưng rất nên thơ, nhớ lần đầu tiên nghe Hương Lan (con gái của Hữu Phước, ông này nóng tánh như Trương Phi. Tôi tình cờ ngồi ăn chung bàn với ông ấy năm 1985 tại quán Nga Paris, anh bồi bưng tô phở Bắc đến hơi chậm vì khi ấy khá đông khách thì ông HP (no Hàn Paris ) đòi đổ phở lên đầu anh bồi đáng tội nghiệp kia) hát bài Ai Xa Xứ Huế :

Ai Ra Xứ Huế Thì Thì Ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Huơng

Nước sông Hương còn thương chưa cạn...Ớ!!
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê, ơi người tình quê
Thương nhớ lắm chi!

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Vĩ Dạ
Ai về là về Nam Dao


Và con đò trên sông Hương vốn đã buồn dù thi vị nhưng nếu lúc trời mưa thì còn não nùng hơn. Vậy mà Minh Kỳ lại than cảnh Mưa Trên Phố Huế :


Chiều nay mưa trên phố Huế
Kiếp giang hồ không bến đợi
Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài
cho lòng nhớ ai
Ngày chia tay hôm nao còn đây
Nước trên sông Hương còn đầy
Tình đã xa gió mưa u hoài
mắt lệ ngấn dài...

Hàn đã ST được một bài viết khá dễ thương có tên là Lấy Chồng Xứ Huế của Thùy An, her again mời Ace đọc chơi truyện ngắn dưới đây.





1. Quen Khanh đã ba năm, tôi không hề biết anh là người Huế. Anh nói tiếng Nam ngọt xớt. Những danh từ rất Nam bộ như “hưỡn”, “xí xọn”… anh đều hiểu rõ và đôi khi còn áp dụng vào những câu chuyện khôi hài rất có duyên. Cho đến khi tình cảm hai đứa chín muồi, Khanh ngõ ý:
-Ba me anh muốn biết mặt em.

Tôi theo Khanh về nhà trong tâm trạng vô cùng hồi hộp. Dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi vẫn cảm thấy bối rối, chân tay thừa thải trước tia nhìn vừa dịu dàng vừa soi mói của mẹ Khanh. Đó là người phụ nữ ngoài năm mươi, gương mặt tròn trịa, nước da trắng mịn phảng phất vài nếp nhăn nơi đuôi mắt. Tóc bà nhuộm màu nâu đen, được bới cao, cài trâm đồi mồi trông rất quí phái. Bà trang điểm nhẹ nhàng, một chút phấn hồng và môi son màu nhạt.
-Thưa mẹ, đây là Kiều Tiên, bạn gái của con.
Nụ cười của bà thật tươi:
-Kiều Tiên à? Cái tên dễ thương hí. Ngồi chơi đi cháu. Chờ bác một chút.
Bà đứng dậy đi vào trong, để lại tôi ngơ ngác sau khi nghe một loạt âm thanh líu lo như chim hót. Khanh nheo mắt:
-Sao? Không hiểu à? Anh đã nói rồi, gia đình anh người Huế, vậy mà không tin. Em có phải là chắt nội của Tào Tháo không đó?
Mẹ Khanh ra, trên tay bưng một cái dĩa hình bầu dục tráng men xanh. Bà đến gần tôi, đặt dĩa lên bàn:
-Ăn đông sương với bác cho vui.
Đông sương? Không phải. Đó là những miếng thạch dày khoảng hai phân, được cắt thành từng miếng hình thoi bằng ba ngón tay. Rải rác giữa lớp thạch trong suốt là những khối vuông nhỏ màu trắng, đen, nâu, cam và xanh lá cây.
Mẹ Khanh nhìn tôi chăm chú. Hình như bà đang nghĩ, con nhỏ này câm chắc? Và tôi cũng nghĩ, Kiều Tiên, hãy nói một câu gì đi chứ.
-Cháu cám ơn. Ô, thạch của bác làm đẹp quá.
Mẹ Khanh vui vẻ:
-Người Huế gọi thạch là đông sương cháu à. Cháu ăn đi, đừng sợ, bác không dùng màu thực phẩm mô –rồi bà lấy tăm ghim miếng thạch lên săm soi –cháu coi màu nì, màu trắng là sữa, đen là cà phê, nâu là cà phê sữa, lục là nước lá dứa, còn màu gạch là nước cà rốt.
Màu “gạch” là màu “cam”! Tôi lại học được một từ đặc trưng của Huế. Miếng thạch ngọt thanh tan trên đầu lưỡi, thấm vào lòng tôi những cảm giác dịu êm.
Cổng nhà Khanh bỗng mở toang. Một người đàn ông trung niên,giống Khanh như tạc phóng xe máy vào. Ông đứng trước thềm, tươi cười nhìn mẹ Khanh rồi chỉ tay vào giỏ xe: một chậu hoa dâm bụt vừa nở hai nụ hàm tiếu màu vàng. Mẹ Khanh đến gần, ngắm nghía:
-Mình mới mua hả? Ôi bông cẩn vàng, đẹp thiệt đó.
Tôi tròn mắt. Khanh ghé vào tai tôi:
-Người Huế gọi “Hoa dâm bụt” là “bông cẩn”.
Ba Khanh bước vào phòng khách, mẹ Khanh theo sau bảo Khanh:
-Con bưng chậu hoa xuống rồi đi cất xe cho ba.
Tôi đứng dậy, vòng tay:
-Cháu chào bác ạ.
-Cháu là bạn gái của Khanh phải không? Bác gái nói cho bác biết rồi.
Ba Khanh ngồi đối diện tôi, hỏi han ân cần. Giọng ông ấm áp, tuy âm sắc hơi nặng, có nhiều từ tôi không hiểu rõ, chỉ lờ mờ đoán ra. Nhưng ánh mắt ấy, cử chỉ ấy đã nói lên một tình cảm chân thành.

2. Tôi nhận lời cầu hôn của Khanh, mặc cho những lời bàn ra tán vào của đám bạn. Thật ra cũng vì thương tôi, nên chúng nó mới đề cao cảnh giác nhiệt tình như thế. Nào là: “Công dung ngôn hạnh mày có được bao nhiêu mà dám uống thuốc liều hở?”, “Làm dâu người Huế khó lắm, mày chịu được sao?”, “Chúng tao khuyên mày nên đi học vài khoá nấu ăn, làm bánh mới đủ sức đối phó.”…
Tôi bịt hai tai, hét:
-Chúng mày có im hết đi không? Tình yêu của Khanh đã cho ta đầy đủ mười thành công lực.
Nói thì oai lắm, nhưng lòng tôi cũng hơi run khi nghe ba Khanh bảo:
-Đám cưới xong, Khanh nên đưa Kiều Tiên về Huế thăm mệ và mấy O. Xa xôi quá, không ai vào chung vui cùng hai con được. Ba nghĩ là họ rất mong thấy mặt con dâu của ba.
Tôi lại càng run. Cái gì “mệ”, cái gì “O”?
Khanh lại “phụ đề Việt ngữ”:
-Mệ là… bà nội của anh đó. Còn O là hai người em gái của ba.
-Như vậy “O” có nghĩa là “cô” phải không anh?
-Đúng. Cho em 10 điểm. Còn “mệ”?
-Mệ là… bà nội chớ gì.
-Mệ là bà thôi. Mệ nội, mệ ngoại, là bà nội, bà ngoại.
-Sao hồi nãy anh nói mệ là bà nội? Tiền hậu bất nhất, cho anh zéro điểm là vừa.
-OK, anh chịu thua em 1 – 0 đó, bây giờ nghe anh nói tiếp nè.
-Bộ anh muốn em loạn thần kinh hả?
Khanh dỗ dành:
-Nếu em không chịu cho anh truyền thêm nội công thì làm sao ứng phó với bà con nội ngoại của anh ngoài Huế chứ.
Có lý. Mặc dù tôi chưa quen nghe giọng Huế, nhưng nếu tôi hiểu được những từ người Huế thường dùng, thì sự đồng cảm giữa tôi và “giang sơn nhà chồng” sẽ dễ dàng hơn. Tôi lấy tờ giấy và cây bút:
-Được rồi, anh nói đi. Em sẽ ghi và học thuộc lòng.
Khanh phấn chấn ra mặt:
-Em ngoan quá –rồi tằng hắng –Anh bắt đầu nè. Người Huế từ “mô” là “đâu”, ví dụ “anh đi mô?” có nghĩa là “anh đi đâu?”, “bên ni” là “bên này”, “bên nớ” là “bên kia”, “răng” là “sao”, “rứa” là “thế”, “kiệt” là “hẻm”, “tra” là “già”, “ăn kỵ” là “ăn giỗ”…
Đầu óc tôi lùng bùng, tay chân tôi quờ quạng. Khanh đặt câu hỏi:
-Đố em, “ôn” là gì?”
Tôi xếp giấy lại, thở phào:
-Anh hết vốn rồi hả? Đố như anh, con nít cũng biết. Ôn là ôn tập chớ gì.
Khanh kí vào đầu tôi:
-Cho em xuống học lớp Lá là vừa. “Ôn” là “Ông”. Gặp các ông già, người ta thường “Thưa ôn”, cũng như đối với các bà lão, người ta thường “thưa mệ”…
Khanh tiếp tục đưa tôi vào mê hồn trận:
-À, anh nhắc em điều này, nếu thấy một người đàn ông được gọi là “Mệ” thì em cũng đừng ngạc nhiên, vì đó là những người trong hoàng tộc…
Tôi hét lên:
-Cái gì? Ôi em bị tẩu hoả nhập ma rồi.

3. “Giang sơn nhà chồng” của tôi toạ lạc giữa một khoảng vườn xanh tốt trong thành nội, gồm ba căn nhà trệt lợp ngói rộng rãi, ngăn cách nhau bởi các dãy hàng rào bằng cây thấp, lá nhỏ, quấn quít những sợi dây leo màu vàng. Khanh nói:
-Bà nội anh rất thích chăm sóc vườn tược. Hàng rào chè tàu này còn già hơn tuổi của anh nữa đó, còn kia là những dây tơ hồng. Em thấy có đẹp không? Ngày trước, nhà anh chỉ có một căn thôi, sau này hai O lập gia đình, bà nội mới xây thêm hai căn nữa, của hồi môn ấy mà.
Có tiếng reo:
-Khanh, cháu Khanh đó phải không?
Một phụ nữ khoảng trên dưới năm mươi, mặc quần tây nâu, áo hoa sặc sỡ, từ căn nhà bên phải chạy ra. Tóc bà uốn cao, nước da trắng, miệng cười có má lúm đồng tiền.
-Đây là O Hương của anh.
-Cháu chào… O ạ.
O Hương tiến đến gần, vuốt má tôi:
-Vợ thằng Khanh đây hả. Chà, hai đứa xứng đôi lắm đó nghe –rồi bà kéo tay tôi và Khanh về phía căn nhà giữa –Mạ ơi, vợ chồng Khanh về tới rồi nì.
Khanh nhìn sang căn nhà bên trái cửa khoá ngoài. O Hương nói:
-O dượng Hoà về làng ăn kỵ rồi. Chắc là mai mới lên.
Nãy giờ tôi cố ý lắng nghe. Eureka, tôi đã nhớ. “Ăn kỵ” là “ăn giỗ”, còn “mạ”? Chắc là “mẹ” rồi. Xem ra tiếng Huế đâu có khó gì, khỏi cần Khanh làm thông dịch.
Bà nội của Khanh rất đẹp lão. Mái tóc bà bạc phơ, gương mặt hồng hào, phúc hậu. Bà đang ngồi trên chiếc ghế mây cạnh ngưỡng cửa, miệng cười móm mém, âu yếm nhìn Khanh đi bên tôi.
-Chúng cháu chào mệ.
Bà gật đầu rồi đưa tay níu lấy vai Khanh:
-Đỡ mệ vô nhà.
Bà nhỏ bé trong vòng tay Khanh, bước chân bà khập khiểng. Khanh lo lắng:
-Mệ, mệ bị sao vậy?
O Hương đỡ lời:
-Hôm qua mệ ra vườn tưới cây, mệ bị bổ.
-Im đi, tau bớt rồi –bà nhìn O Hương từ đầu đến chân –mi bận cái áo chi mà loè loẹt rứa? Tra rồi, gần làm mụ gia rồi, còn bày đặt diện.
Tôi nói nhỏ với Khanh:
-Em hiểu từ “tra” rồi, nhưng “bổ”là gì? Còn “mụ gia”?
-“Bổ” là “té”, còn “mụ gia” là “mẹ vợ” hoặc “mẹ chồng”. Xứ Huế anh có câu: “Thương chồng mà khóc mụ gia, chớ tui với mụ chẳng bà con chi.”
Tôi che miệng cười. Bà nội Khanh ngồi trên sập gụ, vẫy Khanh và tôi lại gần. Bà vuốt tóc tôi:
-Mệ có coi bóng đám cưới, trông cháu đẹp hơn trong bóng nhiều. Biết hai cháu sắp ra thăm mệ, đêm mô mệ cũng nằm chộ.
Khanh thông dịch ngay:
-“Bóng” là “hình”…
Tôi ngắt lời:
-Còn “nằm chộ” là “nằm mơ”, đúng không?
-Very good, em thông minh thật đấy.
Bà nội Khanh có vẻ thích tôi. Bà kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, từ chuyện làng xóm, đến chuyện những người trong họ tộc, chuyện gia đình Khanh… giọng bà nhẹ nhàng, thân ái. Vì đã ôn tập trước, nên những từ rặt Huế như răng, mô, tê, rứa… tôi hiểu dễ dàng. Và càng lúc, tôi càng thấy gần gũi bà, thương yêu bà hơn.
-Cháu biết không? Chồng của cháu rất thích ăn chè thịt quay.
Chè thịt quay là gì? Tôi nhìn quanh tìm Khanh. Nhưng thôi, khỏi cần thắc mắc, chẳng qua cũng chỉ là món chè bình thường, cứ ăn vào là biết ngay thôi mà. Bà gọi:
-Hương ơi, lấy cà mèn đi mua chè thịt quay cho các cháu ăn đi con.
O Hương bảo Khanh:
-Cháu qua nhà dắt dùm chiếc xe ra cho O.
-Để cháu chở O đi.
Khanh đến bên tôi:
-Em ở nhà với mệ được không?
Tôi vênh mặt:
-Anh khỏi lo. Mệ nói gì em cũng hiểu hết.
*
Tôi đi thơ thẩn trong vườn. Nắng chiều dìu dịu, gió chiều êm ái. Lòng tôi rộn vui theo tiếng chim hót chuyền cành. Hình như bà nội gọi:
-Vợ thằng Khanh mô rồi?
Tôi hấp tấp chạy vào:
-Mệ sai cháu gì ạ?
-Cháu ra ngoài “cươi” lấy cái “chủi”, “xuốt” dùm mệ cái “dà”.
-!!!
Lần này thì tôi thua thật. Khanh ơi, mau về cứu em.



Thùy An

Nguồn : http://tiengsonghuong.wordpress.com/...u-hue-thuy-an/

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 14-10-2013, lúc 17:40
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (17-10-2013), dammanh (18-10-2013), nguyenhuudinhue (14-10-2013), Poetry (14-10-2013), Tien (18-10-2013), tiny (04-01-2014)
  #4  
Cũ 14-10-2013, 21:35
nguyenhuudinhue's Avatar
nguyenhuudinhue nguyenhuudinhue vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-11-2010
Đến từ: CLB TEM trung tâm VHTT TT Huế
Bài Viết : 409
Cảm ơn: 5,490
Đã được cảm ơn 2,792 lần trong 424 Bài
Mặc định

Đó chỉ mới là đọc thôi chứ nghe còn " búi " hơn nữa Anh HanParis ạ. Mấy cô miền Nam mà muốn làm dâu xứ Huế thi phải tốt nghiệp " tiếng Huế " mới tự tin đó anh HP !
__________________
Nguyễn Hữu Đính - Chủ nhiệm CLB Tem Huế
Địa chỉ nhận thư : 02 Lê Quý Đôn, Thành phố Huế
ĐT : 0903585863, 0913425322.
Email : nguyenhuudinhue@gmail.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nguyenhuudinhue vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (17-10-2013), dammanh (18-10-2013), HanParis (14-10-2013), Poetry (14-10-2013), Tien (18-10-2013)
  #5  
Cũ 17-10-2013, 22:47
asahi's Avatar
asahi asahi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-10-2008
Bài Viết : 1,922
Cảm ơn: 5,782
Đã được cảm ơn 7,974 lần trong 1,497 Bài
Mặc định

Người Huế không kêu " cô ", người Huế kêu " O ".
Người Huế không kêu " Bà ", người Huế thưa " Mệ "
Người Huế không "nói ", người Huế "noái "
Người Huế không "mắc cỡ " , người Huế "dị òm",
Người Huế không hỏi: "Sao vậy? ", người Huế hỏi "Răng rứa? "
Người Huế không nói " Đẹp ghê " , người Huế nói " Đẹp dễ sợ "
Người Huế cái chi cũng kêu lên "Dễ sợ !! " , dữ dễ sợ , hiền dễ sợ , buồn dễ sợ , vui dễ sợ , xấu dễ sợ , thương dễ sợ , ghét dễ sợ
__________________
Add: 67 B Ông Ích Khiêm, Huế
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn asahi vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (18-10-2013), HanParis (18-10-2013), Tien (18-10-2013), tiny (04-01-2014)
  #6  
Cũ 17-10-2013, 23:08
asahi's Avatar
asahi asahi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-10-2008
Bài Viết : 1,922
Cảm ơn: 5,782
Đã được cảm ơn 7,974 lần trong 1,497 Bài
Mặc định

Người Huế không kêu " cô ", người Huế kêu " O ".
Người Huế không kêu " Bà ", người Huế thưa " Mệ "
Người Huế không "nói ", người Huế "noái "
Người Huế không "mắc cỡ " , người Huế "dị òm",
Người Huế không hỏi: "Sao vậy? ", người Huế hỏi "Răng rứa? "
Người Huế không nói " Đẹp ghê " , người Huế nói " Đẹp dễ sợ "
Người Huế cái chi cũng kêu lên "Dễ sợ !! " , dữ dễ sợ , hiền dễ sợ , buồn dễ sợ , vui dễ sợ , xấu dễ sợ , thương dễ sợ , ghét dễ sợ
__________________
Add: 67 B Ông Ích Khiêm, Huế
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #7  
Cũ 18-10-2013, 02:56
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Smile

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi asahi Xem Bài
Người Huế không kêu " cô ", người Huế kêu " O ".
Người Huế không kêu " Bà ", người Huế thưa " Mệ "
Người Huế không "nói ", người Huế "noái "
Người Huế không "mắc cỡ " , người Huế "dị òm",
Người Huế không hỏi: "Sao vậy? ", người Huế hỏi "Răng rứa? "
Người Huế không nói " Đẹp ghê " , người Huế nói " Đẹp dễ sợ "
Người Huế cái chi cũng kêu lên "Dễ sợ !! " , dữ dễ sợ , hiền dễ sợ , buồn dễ sợ , vui dễ sợ , xấu dễ sợ , thương dễ sợ , ghét dễ sợ

Dễ Sợ : Hàn đoán dân Huế hay sợ ma! Ai hiểu tiếng Pháp thì nghĩa rộng hơn là... sợ vợ (Ma Đàm).

Trong từ vừng của Asahi thiếu chỉ 'hỉ' đấy. Còn vài từ nữa dân Huế xem có đúng không?

Rứa : Đúng ra có nghĩa là Thế
Ni : nay, đây
Răng : (Tại) Sao <Không biết Tem Không Răng dân Nam kêu là gì hả? >
Tê : Cái này tôi quên rùi nhưng chắc chắn không phải là con Tê Giác!
Mô : Đâu
Mạ : Mẹ

Tôi cảm thấy câu này rất vui vì có 2 nghĩa : Con chó, hắn không có răng mô !!


Ri : mới là như Vầy đó! HànParis, Hàn PaVầy, hơi giống tiếng Lào!

Khôn : Không

Noái : Nói, viết theo phiên âm.

O Nớ : 'Cái Cô Chung Trường'

Asahi dùng từ dị òm để diễn tả sự mắc cở, những sao co nơi lại dùng từ ốt dột. Còn dân Nam dùng chữ Dị Họm để chê bai : kỳ cục, man man


Không biết mấy từ này có gốc từ nước Chiêm Thành khi xưa không nhỉ? Tôi có quen với hai vợ chồng Huế (đúng ra là dân Quảng Bình), mà sao chồng gọi vợ là Hắn, không biết có bất kính không nhỉ? O là em ừa biết gùi! Nhưng khi dân Nam nói muốn o (bế) cô ấy thì tiếng Huế thế nào nhỉ? Tôi nhận thấy dân Trung và dân Nam dùng một số từ giống nhau như qua bài ca dao. Hàn đoán đó là quá trình Nam Tiến của người Trung xuống tận Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Bài Ca Dao Học Tiếng Huế

Đi đâu thi` nói "đi mô"
"O nớ" ám chỉ "Cái Cô" chung trường
"Ốt dột" khi tui nói thương
Có nghĩa "mắc cỡ" má vương nụ hồng.

"Khôn" là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, "khôn muốn lấy dôn"
"Đoản hậu" là "Ác" en ni
Tui đã ... im lặng cứ đi theo hoài

Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói "trên côi"
"Đi rượng" là lúc sóng đôi như chừ. (đi theo trai)

"Phủ phê" là lúc thặng dư
Như là tình cảm "đã nư", no đầy
"Như ri" có nghĩa như vầy
... Mô Tê Răng Rứa, em quây ... mòng mòng

"Ở nể" đồng nghĩa ở không
Trai hông lí dzợ., không chồng "ế dôn" (ế chồng)
Ngu ngu thì nói ""khôn khun"
Dại dại mô tả "đù đù" mặt ra

Còn trẻ thì nói chưa "tra"(già)
Tới tuổi già già khú đế là "ôn"
Có cô thiếu nữ lấy "dôn"
Lấy được ông chồng thăng chức "mụ o"( cô)

"Răng chừ" đồng nghĩa ""khi mô"
"Khi mô" có nghĩa khi nào đó thôi
"Khi mô" có cặp có đôi
"Răng chừ" hết cảnh tuổi đời bơ vơ

Đơn côi "cái trốt" dật dờ ( cái đầu)
Là ôm đầu bạc ""cà ngơ" một mình
Lặng yên thì nói "mần thinh".
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.

"Mua lửa" thì thật phải lo ( mua thiếu chịu)
Vì là mua chịu ai cho "lửa" hoa`i ( thiếu )
"Mắc lửa" là thiếu nợ dài
"Lửa" chi không thiếu, chẳng phai "lửa tình"

"Sáng mơi" là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
"Bữa tê" em hẹn lại chơi (hôm nọ)
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia

"Bữa tề" mang lịch ra chia ( hôm kia)
"Bữa tể" là trước bữa kia hai ngày ( trước đây)
"Bữa ni" là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì ( đây nè)

"Mần chi" ai hỏi làm chi
Em muốn làm gi`, "răng hoải mần chi?"
Thế này thì nói "ri nì"
"Rứa tề", thế đó mần chi đây hè?

Cái cây thì noái cái "que"
Còn ở trước hè lại nói cái "cươi" ( cái sân)
Cái "ôn" bản mặt tươi tươi (ông)
Ưa đi tán bậy là người "vô duyên"

Lấy chồng răng gọi mụ o ?(cô)
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o (cô, chị, em chồng)
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o "dọn" mồm ( nhọn mồm, đanh đá)

Tối qua thi` noa'i "khi hôm"
Hoàng hôn : "Chạng vạng, nghe run qua' trời
Sớm mơi mang "chủi xuốt cươi"( lấy chổi quét sân)
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn

Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ.....cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.

Nguồn : Facebook Noái Tiếng Huệ
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 18-10-2013, lúc 03:07
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (18-10-2013), Tien (18-10-2013), tiny (04-01-2014), VAPUTIN (20-10-2013)
  #8  
Cũ 20-10-2013, 15:41
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Chúa Nhật xin gởi về Ace một clip nhạc và vài hình ảnh rất Huệ từ Huế Xưa đến Huế Chừ...

http://www.youtube.com/watch?v=VWfuUdXL4LA&hd=1
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
VAPUTIN (20-10-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Huế Đẹp, Huế Xinh, Huế Nên Thơ HanParis Nước Việt mến yêu 7 24-03-2014 16:37
Huế Xưa - Huế Chừ HanParis Trong niềm Thân Ái 0 31-05-2013 17:12
Hình ảnh Huế chuẩn bị cho Festival Huế 2012 (7-15/04/2012) asahi Sự kiện 2 31-03-2012 19:43
Dấu bưu điện Huế xưa asahi Bưu ảnh - Bưu thiếp (Post Card) 0 07-07-2010 09:38
Bác Lê Phi Công - Huế hat_de Nhà sưu tập 12 19-08-2009 08:23



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.