Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > HOẠT ĐỘNG CỦA VIET STAMP > Hoạt động offline

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 06-03-2009, 07:55
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Bạn thân mến, hôm nay tôi góp với Chú Khải một thắng cảnh ở An giang quê tôi. Đây là một bưu ảnh phát hành trước năm 2000 in hinh một ngôi làng được gọi là làng bèCó một câu hỏi nho nhỏ:tại sao gọi là làng bè, đặc điểm và nơi có ngôi làng nầy?Mong có được đáp án đúng nhất,cám ơn .
Mời xem hình:



Name:  canh long xuyen.jpg
Views: 4516
Size:  98.1 KB
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (06-03-2009), Biahoi (02-08-2009), Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (06-03-2009), langtulanhlung (09-03-2009), manh thuong (06-03-2009), redbear (06-03-2009), Saturn (06-03-2009), thanhtruc (31-01-2013), thehung (07-03-2009), Tien (08-03-2009), tiny (17-03-2009), xihuan (06-03-2009)
  #12  
Cũ 06-03-2009, 08:18
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Tất cả nhà ở đây đều là nhà nổi phải không ạ? Làng bè vì mỗi nhà đều ở trên bè. hihi
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn redbear vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-01-2012), huuhuetran (06-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013)
  #13  
Cũ 06-03-2009, 08:19
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi huuhuetran Xem Bài
Đây là một bưu ảnh phát hành trước năm 2000 in hinh một ngôi làng được gọi là làng bèCó một câu hỏi nho nhỏ:tại sao gọi là làng bè, đặc điểm và nơi có ngôi làng nầy?Mong có được đáp án đúng nhất,cám ơn .
ôi trời toàn nhà nổi trên bè, hợp thành làng , gọi là làng bè ... giống Lán Bè HP
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-01-2012), huuhuetran (06-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013)
  #14  
Cũ 06-03-2009, 08:50
xihuan's Avatar
xihuan xihuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 11-10-2008
Đến từ: TP. Vũng Tàu
Bài Viết : 672
Cảm ơn: 6,026
Đã được cảm ơn 3,473 lần trong 670 Bài
Mặc định

Ở miền Tây nói đến Châu Đốc - An Giang là người ta nhớ ngay đến nghề nuôi cá bè.
Đóng một bè cá tốn khoảng 100 – 300 triệu đồng (tùy diện tích - loại bè lớn nhỏ). Bè sâu khoảng 6 – 8m được bọc bằng lưới. Chủ bè ít tiền thì làm một bè, nhiều thì vài ba cái trở lên. Các bè được kết lại với nhau, trong đó có một bè chính - giống như căn hộ, bên trên chủ bè sinh sống với đầy đủ tiện nghi, bên dưới nuôi cá. Các chủ bè sống gần nhau liên kết giống như một thành phố nổi sầm uất gọi là làng bè.

Nghề nuôi cá bè có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Ton le sap) của Căm pu chia được một số kiều dân Việt nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu đốc, Tân châu thuộc tỉnh An giang và Hồng ngự thuộc tỉnh Ðồng tháp vào khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến,bổ sung kinh nghiệm cũng như kỹ thuật. Nuôi cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Ðồng bằng sông Cửu Long có hơn 50% số tỉnh nuôi cá bè, nhưng tập trung nhất là hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp, với hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè của toàn vùng.

Name:  40195351_189492sm.jpg
Views: 1104
Size:  4.1 KB
Tượng đài tri ân con cá ba sa trị giá 1,2 tỉ đồng
do tỉnh An Giang dựng tại ngã ba sông Hậu,
sông Châu Đốc năm 2003

Ông Ba Danh (Phan văn Danh, chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang) nói hồi ông 6-7 tuổi đã thấy trên sông Hậu đoạn chảy qua Châu Đốc có bè nuôi cá.
Năm nay ông đã 66 tuổi, như vậy nghề nuôi cá bè của An Giang đã có tuổi đời trên 60 năm. Làng bè Châu Đốc còn được du khách quốc tế quan tâm đặc biệt vì coi đó là nét độc đáo của văn minh sông nước VN.

(Thông tin tổng hợp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn xihuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (06-03-2009), huuhuetran (06-03-2009), manh thuong (06-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013), thehung (07-03-2009), Tien (08-03-2009), zodiac (08-03-2009)
  #15  
Cũ 06-03-2009, 20:00
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Cám ơn các bạn đã tham gia và cho đáp án. Đúng và chính xác nhất là giải thích của Xihuan, làm như cô là người An Giang không bằng, cám ơn Xihuan. Các bạn thân mến bưu ảnh trên chưa cho thấy hết toàn cảnh làng bè ở Châu Đốc; nếu có dịp đến An Giang, đứng bên tượng đài cá basa ở công viên thị xã nhìn xuống dòng sông Hậu hiền hòa các bạn sẽ hết sức ngạc nhiên trước hàng trăm hàng nghìn ngôi nhà nổi trên sông( không đâu có được ). Nếu đến xem từng ngôi nhà các bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa, mỗi nhà bè như thế đầy đủ tiện nghi ( radio, tivi, tủ lạnh, phòng ngủ, phòng khách...)
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (06-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013), Tien (08-03-2009), xihuan (16-03-2009), zodiac (08-03-2009)
  #16  
Cũ 06-03-2009, 20:23
linhtote123's Avatar
linhtote123 linhtote123 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 17-03-2008
Bài Viết : 178
Cảm ơn: 75
Đã được cảm ơn 721 lần trong 164 Bài
Mặc định

Có 1 điểm thú vị ở cái làng bè này, đó là tiếp thị cho thương hiệu của quê hương " Mêkông Châu Đốc", đây là 1 điểm hay mà các nơi khác nên học hỏi. Nhớ hồi còn nhỏ linhtote đi chùa Bà, sáng hôm sau đi ngoài ở 1 cái ao to ới là to, phía trên đó có rất nhiều cầu, tới giờ còn nhớ mãi. Hồi đó gọi nó là xí nghiệp liên hiệp cầu cá, phía dưới nuôi rất nhiều cá tra. Bây giờ đi nữa thì không còn nữa, vì con đường phía sau chùa Bà, chỗ chợ mắm đã làm thành con đường liên tỉnh rất khang trang, mất đi 1 thú vui nhỉ. Tối đi dạo trên con đường này mua được nhiều khô cá tra , cá basa xẻ nguyên con và nhiều món ăn ngon lắm nhất là bún mắm.
__________________
" Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai"


Lê Phú Cần
Hộp thư số 32, bưu điện Chánh Hưng, chợ Phạm Thế Hiển, F4, Q8, TPHCM
TK Vietcombank:007.1.00.450180.8
Chủ TK : Lê Phú Cần
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn linhtote123 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (06-03-2009), Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (06-03-2009), huuhuetran (07-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013), Tien (08-03-2009), xihuan (16-03-2009), zodiac (08-03-2009)
  #17  
Cũ 08-03-2009, 16:58
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Bạn thân mến, hôm nay tôi giới thiệu đến các bạn Chánh điện của một ngôi chùa nổi tiếng ở An Giang, bạn nào nhận ra hình ảnh trên bưu ảnh nầy mời tham gia:



Name:  thang canh.jpg
Views: 1978
Size:  51.9 KB
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (16-03-2009), Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (08-03-2009), langtulanhlung (09-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013), Tien (08-03-2009), xihuan (16-03-2009), zodiac (08-03-2009)
  #18  
Cũ 08-03-2009, 18:05
linhtote123's Avatar
linhtote123 linhtote123 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 17-03-2008
Bài Viết : 178
Cảm ơn: 75
Đã được cảm ơn 721 lần trong 164 Bài
Mặc định

Nhìn giống miếu bà Chúa xứ quá, mà không biết phải ko ah?
__________________
" Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai"


Lê Phú Cần
Hộp thư số 32, bưu điện Chánh Hưng, chợ Phạm Thế Hiển, F4, Q8, TPHCM
TK Vietcombank:007.1.00.450180.8
Chủ TK : Lê Phú Cần
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn linhtote123 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (08-03-2009), Ng.H.Thanh (09-05-2009), thanhtruc (31-01-2013)
  #19  
Cũ 08-03-2009, 18:17
zodiac's Avatar
zodiac zodiac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 31-10-2008
Đến từ: Cái Răng
Bài Viết : 2,043
Cảm ơn: 9,203
Đã được cảm ơn 9,378 lần trong 2,127 Bài
Talking

đây chắc chắn là ảnh ở "miếu Bà Chúa Xứ" rồi

mọi người đọc thông tin thêm luôn nhá

Name:  untitledb.bmp
Views: 1045
Size:  198.8 KB

Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, hàng năm thu hút gần 2 triệu lược người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.

Name:  untitled.bmp
Views: 1066
Size:  198.8 KB

Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.

Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.

Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lão: “T ượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đ ưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật t ượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng t ượng xuống làng nhằm mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền đ ược huy động, các lão làng tính kế để đ ưa t ượng đi, nh ưng không làm sao nhấc lên đ ược dù pho t ượng không phải là quá lớn, quá nặng.

Các cụ bàn nhau chắc là ch ưa trúng ý Bà nên cử ng ười cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại đ ược Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”.

Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng.

Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.

Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.

Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừ uy nghi vừa ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách…bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, lợp ngói xanh, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thành nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.

Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khách hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão, không sử dụng hết, có cái được may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.

Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh… Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình thủy lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học…

Name:  untitleda.bmp
Views: 963
Size:  198.8 KB

Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượng, dâng trà… Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.

Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.

Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bái bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thầy. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả… trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lich, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn. Và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.


Theo thixachaudoc.com

đây là thông tin thêm hơi nặng


http://125.214.43.146/beta/Default.a...%BB%A9&type=A0
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn zodiac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (16-03-2009), Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (08-03-2009), huuhuetran (09-03-2009), manh thuong (09-03-2009), thanhtruc (31-01-2013), Tien (08-03-2009), tiny (17-03-2009), xihuan (09-03-2009)
  #20  
Cũ 08-03-2009, 18:22
zodiac's Avatar
zodiac zodiac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 31-10-2008
Đến từ: Cái Răng
Bài Viết : 2,043
Cảm ơn: 9,203
Đã được cảm ơn 9,378 lần trong 2,127 Bài
Talking

Làng nổi Châu Đốc


Đến Châu Đốc, An Giang mà không đi thăm làng nổi cá bè quả là một điều thiếu sót". Vậy là "chương trình du ngoạn làng nổi" được tổ chức ngay lập tức vào buổi chiều hôm đó.

Name:  phpthumb.jpg
Views: 883
Size:  3.9 KB

Xuồng lướt trên sông tạo nên những con sóng nhấp nhô. Mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Bassac. Nếu lấy thị xã Châu Đốc làm tâm điểm, thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4-5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi làng bè qui tụ đông đúc và dày đặc hơn là đoạn sông ở huyện Tân Châu với chiều dài 7-8 cây số. Anh Cường cho biết: "Số lượng bè tăng vọt khoảng 7-8 năm trở lại đây vì phong trào nuôi cá ba sa xuất khẩu thu lợi cao.

Chỉ cần giá cá ổn định khoảng 12.000-13.000 đồng/kg là các chủ nhà bè đã có lãi cao. Vì thế, phong trào nuôi cá bè đua nhau nở rộ. Đóng một cái bè nuôi cá tốn không dưới 100 triệu đồng vì dạng bè kích cở rộng rãi, dưới đáy sâu khoảng 10m được bọc bằng lưới kẽm hoặc cây đóng thưa". Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Anh Cường giải thích: "Kiếm một miếng đất giá vài chục triệu đồng ở thị xã cũng khó. Thay vì vậy, người ta lấy số tiền đó đóng bè, neo đậu dưới sông vừa có nhà ở mà không cần tốn tiền mướn hoặc mua bến bãi vừa chẳng lo sơ tán khi mùa nước nổi". Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè giống như một chiếc trẹt bề ngang 4m, dài 7-8m. Do nhu cầu sinh họat của dân cư, nhiều dịch vụ phục vụ khác phát sinh trên các bè: cửa hàng, sửa chữa máy móc, bán xăng dầu,... Vậy là hình thành làng nổi.

Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này, không khác gì chiếc xe máy của người dân trên bờ. Khách du lịch cũng thích đi trên các tắc ráng, vỏ lãi, hay xuồng gắn máy đuôi tôm tham quan làng nổi. Anh Cường đưa chúng tôi ghé tham quan điểm nuôi cá bè của chị Huỳnh Thị Nương, chủ nhân của 8 chiếc bè. Đến nơi đây, ngoài tận mắt chứng kiến quy trình chế biến thức ăn cho cá, chúng tôi còn thấy thích thú hơn khi thải mồi xuống bè hàng ngàn con cá vẩy đuôi tranh nhau đớp mồi, làm nước bắn tung tóe ướt sũng cả mặt sàn bè. Ngồi trên bè, hứng những luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào, dường như đã xua tan hết cái nóng bức của mùa hè.

Chia tay với người dân làng bè thì trời vừa sẫm tối. Làng bè trên sông Bassac bắt đầu lên đèn. Anh sáng từ các nhà bè phản chiều xuống nước trông giống như thành phố về đêm nổi trên sông.

Theo Tổng cục Du Lịch
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn zodiac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (16-03-2009), Dat_stamp (26-01-2012), hat_de (08-03-2009), jojo11111 (08-05-2009), manh thuong (09-03-2009), thanhtruc (31-01-2013), Tien (08-03-2009), tugiaban (11-03-2009), xihuan (09-03-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Hội Tem An Giang huuhuetran Hội Tem An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang 182 21-08-2016 21:58
Hà Giang 17-6-51 vnmission Cùng nhau giải đáp 2 24-03-2012 11:13
An Giang hat_de Bạn Tem cả nước 23 17-11-2011 15:37
Cột cờ Lũng Cú mới - tỉnh Hà Giang :D !!!! hat_de Nước Việt mến yêu 9 30-09-2010 22:58
Việt Nam không có tỉnh Hà Giang. hiepsitinhyeuvadaukho Ý kiến người sưu tập 9 29-01-2010 11:53



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.