Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Tiệm buôn dưa

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 19-12-2009, 20:45
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Xử lý danh từ riêng nước ngoài ntn?

Nên thống nhất cách viết tiếng Anh

Đặng Trung Thành (TPHCM), Thứ Bảy, 21/11/2009, 16:12 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/di...ndocviet/25478

(TBKTSG) - Ngày nay, tiếng Anh đã phát triển đến mức gần như toàn cầu hóa. Trong tất cả mọi phương diện, người ta đều cần đến tiếng Anh. Ở Việt Nam, tiếng Anh cũng đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chính thức ngay từ lớp 6 nhằm giúp các học sinh quen dần (có nhiều vùng đã học từ cấp I, nhất là các trường quốc tế).

Tuy nhiên, khi lướt qua sách giáo khoa các môn như địa lý, lịch sử, ngữ văn của con, tôi nhận thấy cách viết sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo rất lạ, còn sử dụng phiên âm tiếng Việt quá nhiều.

Nhớ lại những năm 1990, khi đất nước còn khó khăn, tiếng Anh chưa phổ biến nhiều nên những danh từ tiếng Anh (hoặc tiếng các nước khác) trong các sách giáo khoa điều phiên âm tiếng Việt cho dễ đọc, dễ viết. Nhưng ở thời điểm hiện nay, kiểu phiên âm tiếng Việt như vậy không thể chấp nhận được. Bởi cách làm này sẽ khiến tên địa danh và tên người bị sai lệch và làm mất đi giá trị bản sắc đúng nghĩa của từ đó.

Lướt qua sách giáo khoa môn địa lớp 11 của con, tôi thấy rất buồn cười với cách phiên âm tiếng Việt của các địa danh như: Si-Ca-Gô (Chicago), Os-Sin-Tơn (Washington), Mi-Xi-Xi-Pi (Mississippi)... Tất cả những địa danh này của Mỹ dường như cả thế giới điều biết và dễ phát âm. Và các em cũng quá quen thuộc vì đã xem qua sách báo, phim ảnh, hoặc thậm chí có em cũng đã từng đi du lịch đến nơi này.

Điều đáng nói là quyển “Atlat địa lý Việt Nam” khi tra từ điển Anh - Việt chữ “atlat” thì dường như không thấy mà chỉ có từ “Atlas” (tập bản đồ). Chúng ta đang hô hào nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tiếp thu những cái tích cực từ nước ngoài, vậy tại sao không viết là “Tập bản đồ địa lý Việt Nam” hoặc viết đúng theo tiếng Anh là “Atlas địa lý Việt Nam”?

Trong thời kỳ hội nhập, nước ta đang khuyến khích học sinh làm quen với tiếng Anh để theo kịp sự tiến bộ của thế giới. Vậy mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên thống nhất cách viết tiếng Anh đúng chuẩn cho học sinh dễ đọc, dễ viết, dễ làm quen. Sau này khi các em ra trường, du học, giao tiếp và làm việc với người nước ngoài không phải bỡ ngỡ vì những địa danh, tên danh nhân của các quốc gia trên thế giới.


Phiên âm hay viết theo tiếng Anh?

Đoàn Tiểu Long, Thứ Sáu, 18/12/2009, 10:10 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/di...ndocviet/26949

(TBKTSG) - Trên mục Bạn đọc viết của TBKTSG số ra ngày 19-11-2009, có đăng bài “Nên thống nhất cách viết tiếng Anh”. Người đọc có thể hiểu ý của tác giả là muốn thống nhất viết tên riêng nước ngoài theo cách viết bằng tiếng Anh, chứ đừng phiên âm ra tiếng Việt. Tuy nhiên, cách nhìn của tác giả có phần phiến diện.

Mấy ví dụ mà tác giả đưa ra, vô tình hay cố ý, đều là các ví dụ từ các nước nói tiếng Anh, như Chicago, Washington, Mississippi... Tuy nhiên thế giới không chỉ gồm các nước nói tiếng Anh. Còn hàng trăm ngôn ngữ khác nữa, trong đó có nhiều ngôn ngữ mà chữ viết không sử dụng hệ chữ cái Latin, ví dụ như tiếng Nga, Bungari, Ảrập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia...

Vậy với tên riêng của các ngôn ngữ này thì phải viết thế nào, nếu không muốn phiên âm ra tiếng Việt? Mặt khác, thử đặt câu hỏi: thế các nước sử dụng hệ chữ cái nào đó sẽ phải viết tên riêng của các nước không dùng hệ chữ cái đó theo kiểu gì, nếu không phiên âm ra tiếng nước họ? Chẳng lẽ người Nga phải viết tên thủ đô Hoa Kỳ là Washington thay vì cách viết Варшингтон “trông rất buồn cười”?

Thực ra cách phiên âm Oa-sinh-tơn chẳng có gì buồn cười, cũng như cách viết các tên riêng khác như Mát-xcơ-va, Crưm, Xa-va-na-khet, Phnom Penh... Đối với người đã biết tiếng Anh thì không thể có chuyện vì trong sách báo tiếng Việt viết Oa-sinh-tơn mà khi đọc báo nước ngoài, hay khi đi ra nước ngoài họ không hiểu Washington là gì. Còn người đã không biết tiếng Anh thì dĩ nhiên sẽ không đọc sách báo tiếng Anh, cho nên khỏi lo chuyện họ bắt gặp từ Washington mà không hiểu. Không nên lẫn lộn giữa việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em với việc hướng dẫn chúng cách viết tên riêng nước ngoài bằng tiếng Việt sao cho chuẩn. Chúng cần phải viết đúng tên thủ đô Hoa Kỳ bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Cũng có ý kiến cho rằng trong thời buổi hội nhập, tên riêng trong ngôn ngữ của các nước không dùng chữ cái Latin thì nên viết theo cách viết tiếng Anh của chúng, tức là viết theo cách mà người dân Anh, Mỹ và các dân tộc nói tiếng Anh vẫn viết, ví dụ không viết Mát-xcơ-va mà viết Moscow.

Ý kiến này thiếu thuyết phục vì hai lẽ. Thứ nhất, nếu gặp phải một tên riêng mà không rõ cách viết tiếng Anh của nó ra sao, ví dụ như tên một người dân Lào, hay tên một cái làng nhỏ xíu vô danh ở Hàn Quốc thì ta đành bó tay hay sao?

Thứ hai, và cái này mới quan trọng, tại sao chúng ta có tiếng nói của ta, chữ viết của ta, lại phải đi phụ thuộc vào cách viết của dân tộc khác, trong khi tiếng Việt thừa sức diễn đạt tên riêng của bất kỳ ngôn ngữ nào khác một cách tương đối chính xác, để nếu đọc lên thì người dân nước đó sẽ hiểu chúng ta đang nói về cái gì. Ví dụ, khi chúng ta nói Mát-xcơ-va, Oa-sinh-tơn, Phnom Penh... thì người dân Nga, Mỹ, Campuchia chắc chắn hiểu rõ ta đang nói tên thủ đô nước họ.

Không như nhiều người nghĩ rằng ngày nay tiếng Anh rất phổ biến, ở ta số người biết ngoại ngữ còn rất ít ỏi. Mà sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng lại có nhiệm vụ phục vụ tất cả mọi người, chứ không chỉ những người biết tiếng Anh. Nếu viết tên riêng theo kiểu tiếng Anh thì chắc chắn những người không biết tiếng Anh sẽ không biết phát âm các từ đó ra sao, đâm ra khi nghe ai đó, phát thanh viên truyền hình chẳng hạn, nói chính cái từ đó, họ sẽ không thấy được sự liên hệ giữa cái từ mà họ “trông thấy” với cái từ mà họ “nghe thấy”.

Bản thân phát thanh viên truyền thanh, truyền hình cũng nhiều khi lúng túng khi gặp những tên riêng lạ hoắc khiến họ không biết phát âm thế nào cho chuẩn, hoặc thậm chí những cái tên rất quen thuộc, nhưng rất khó phát âm, ví dụ như cái họ dài lê thê của tài tử điện ảnh kiêm thống đốc Arnold Schwarzenegger.

Tệ hơn nữa, tài tử này là người gốc Áo, họ của ông là họ Áo, và phát âm chính xác thì phải theo kiểu Áo, hay Đức, chứ không phải theo kiểu Mỹ. Đó là điểm yếu chí tử của cách viết tên riêng nước ngoài theo kiểu tiếng Anh. Sẽ dễ dàng cho phát thanh viên hơn nhiều nếu cái họ dài lòng thòng đó được phiên âm ra tiếng Việt.

Cho nên, cách hợp lý hơn cả là tên riêng nước ngoài nên viết theo kiểu phiên âm, sao cho gần đúng với cách phát âm từ đó trong ngôn ngữ gốc nhất.

Dĩ nhiên phiên âm thế nào cho chính xác, thống nhất là một việc phức tạp và cần có người cầm trịch. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề không thể giải quyết. Lẽ nào các nước khác làm được điều đó mà chúng ta lại không làm được!

Một vấn đề thật nan giải! Các bạn thấy nên xử lý thế nào?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (14-03-2012), Dat_stamp (15-03-2012), hat_de (20-12-2009), manh thuong (22-12-2009), minhduc (20-12-2009), thanhtamstamp (20-12-2009), tiny (20-12-2009)
 

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vài lời suy nghĩ riêng Angkor Góp ý - Thắc mắc 3 19-09-2011 09:36
Việt Nam có nên phát hành tem danh nhân nước ngoài? The smaller dragon Ý kiến người sưu tập 5 22-06-2011 22:21
Làng tem TP.HCM đã có dấu FDC dành riêng cho mình Poetry Bảng tin Viet Stamp 3 31-07-2010 00:00
Thông điệp riêng qua cách dán tem của bạn. ke vo danh Thư giãn & Cười 5 02-01-2010 19:19
Công bố thư riêng Cồ Việt Góp ý - Thắc mắc 2 15-02-2009 06:29



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.