Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Góc kỹ thuật số

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 22-07-2013, 09:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb Quay Ronéo - Kỷ Thuật Số Thuở Xưa

Ngày nay ta dùng Photocopie hay chơi sang hơn nữa thí đánh bằng Word rồi in ra bằng máy xịn SamSung. Các bạn trẻ ngày nay đang sống trong sự tiện nghi hiện đại. Thế nhưng theo Hàn nhớ thì các thày cô vào đầu thập niên 70 thường dùng máy Ronéo để quay (in) ra giáo án hay sách vỡ tự soạn hay chôm chỉa đâu đó . Giấy xấu mà in ra lem luốc còn thua nhật trình ngày ấy nữa. Và các bản thời ấy thường đước đánh máy có kèm tờ giấy than (carbonne) xanh đen nếu muốn có bản sao! Anh Sơn (Người Tìm Đường của VSF) có biết rằng thầy Nguyễn Phan Sơn của chúng ta khi ấy đã quay Ronéo để ra quyển sách Văn Phạm Pháp (Précis Grammatical général et analytique), Hàn rất thích và khi xưa tôi từng thuộc lòng quyển ấy gần 100 trang có bìa cứng, tiếc rằng đến nay đã thất truyền. Qua loạt bài này xin giới thiệu cho hậu sinh Kỷ Thuật Số thời ấy.


Kỹ thuật ronéo thật ra là một kỹ thuật in đã lâu (nhớ không lầm thì trước 75 tôi vẫn xài kỹ thuật này). Người ta lắp 1 tờ giấy Stencil vào máy đánh chữ (còn gọi là giấy sáp). Giấy này có 3 lớp kết dính với nhau. Lớp thứ nhất (lớp sáp) để khi gõ bằng máy đánh chữ (không kẹp rubăng) thì tạo lỗ thủng trên giấy. Lớp thứ 2 là lớp giấy than (có tác dụng làm nổi chữ khi đánh máy). Lớp thứ 3 là giấy bìa dầy để giữ stencil không chạy lệch. Đầu tiên người ta đánh máy chữ (sau này dùng máy in kim) để in lên giấy stencil tạo lỗ thủng trên giấy này. Xong, lắp giấy stencil (xé miếng giấy than ở giữa và miếng bìa cuối bỏ đi) và đặt lên một máy quay (gọi là máy quay ronéo - máy này được chạy bằng điện, quay bằng tay có 2 bầu mực, 1 lưới lược mực, có máy dùng ống tuýp mực ống con ngựa gắn vào, có người dùng mực tự pha chế mua mực tại Phùng Hưng chợ BT SG về sau đó trộn hỗn hợp mực chung với dầu cải sau đó tự cầm lon mực bên ngoài trét vào trong khi quay nếu mà thấy mực bắt đầu lợt). Hồi trước khoảng vào năm 73 tui đã từng làm thợ quay roneo cho 1 đv lúc đó đánh toàn bằng máy đánh chữ in ra rất xấu. Sau này nhờ vi tính nên chuyển qua máy in kim Espon 1170 để in ra rất đẹp. Nhưng thời hiện đại ngày nay, công nghệ cao không ai dùng đến loại hình in ấn này mà họ chuyển sang dùng máy in PRIPORT của hãng RICOH (hộp mực tự bơm - không pha) cơ chế không dùng stencil mà dùng giấy lụa mỏng đục lỗ trực tiếp bằng trống từ sao chụp giống như Photo.
Đây là máy quay thế hệ mới , còn máy cũ rất xấu (đã tuyệt chủng)
một ít hình ảnh của máy quay Rone'o trước 75.



__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (24-07-2013), Poetry (22-07-2013), ThinhVuongVu (23-07-2013), vu.huy65 (22-07-2013)
  #2  
Cũ 22-07-2013, 09:19
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Người In Ronéo Cuối Cùng ở Sài Gòn



Nhiều năm qua, phố in ấn trên đường Lý Thái Tổ, Q.3, TP.HCM đã trở thành nơi quen thuộc của khách hàng mỗi khi có nhu cầu về in ấn, làm đơn thuê, dịch thuật… Nghề thịnh hành nhất ở con phố này từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1990 là nghề in ronéo. Nhưng hiện nay nghề này đã kết thúc “sứ mạng lịch sử” để nhường ngôi cho các nhà in lớn, máy photo, máy in offset… Người cuối cùng còn lại với nghề hiện nay ở Sài Gòn là ông Trần Tấn Tài. Ông Tài kể: “Tôi quê ở Củ Chi. Trước đây đến với nghề cũng là do bất đắc dĩ, anh trai tôi định cư ở nước ngoài, ba tôi già yếu, không còn ai theo nghề. Tôi đành phải nối nghiệp. Trước giải phóng, tôi vừa đi học vừa phụ việc ở cửa hàng. Sau này tôi và chị gái đảm đương và cuối cùng còn lại mình tôi đến giờ”. Nghề in ronéo vào khoảng thập niên 1980-1990 là thời thịnh hành, nên ông Tài phải tranh thủ làm cả ngày lẫn đêm.


Ông Tài in ronéo cho một vị khách hiếm hoi

Vào thời điểm đó, cửa hàng của ông Tài mỗi ngày làm hàng chục ram giấy (1ram là 500 tờ), tiền công mỗi ram từ 25-30 đồng (khoảng 25.000-30.000 đồng hiện nay), chưa tính tiền công làm mẫu lên tờ giấy stencil (giấy sáp), nên tính ra thu nhập hằng tháng rất khá, đủ nuôi cả gia đình và vẫn còn một khoản để dành. Dân ở phố nghề này từng có câu ví von đã trở thành quen thuộc với nhiều người: “nhất Đệ, nhì Tài”. Vì chỉ có cửa hàng của ông Tài và cửa hàng của gia đình ông Đệ ở đường Ba Tháng Hai (Q.10) là in ronéo đẹp nhất Sài Gòn vào những năm 1970-1990. Sau này người ta đổi lại là “nhất Tài, nhì Đệ” vì cửa hàng ông Tài làm đẹp hơn, nhanh hơn cửa hàng của ông Đệ. Những mẫu để in ronéo trước kia là cả một kỳ công và phải có tay nghề cao mới làm được. Bởi để in ronéo được phải có mẫu (giấy sáp). Công đoạn khó nhất phải nói tới là đánh máy chữ, dàn trang, vẽ hình minh họa… Các công đoạn này, theo ông Tài, đó là bí quyết riêng của nghề, vì thế người làm đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ông Tài lấy tay lau những vết bụi bám trên chiếc máy in ronéo có trên 40 năm tuổi từ đời cha để lại đến nay, tự hào nói: “Cái máy in ronéo này theo tôi gần cả đời người. Ngoài tôi ra không còn ai sử dụng được chiếc máy này. Bởi khi máy hỏng hóc chỉ tôi mới biết bệnh của nó, đồ thay thế ngoài thị trường đã không bán cách đây gần 20 năm rồi. Bao nhiêu lần máy hỏng, tôi phải dùng đồ chế”. Ông Tài thổ lộ nghề in ronéo không đơn thuần là việc kiếm tiền, mà còn đòi hỏi phải có cái tâm. “Đã trót trao duyên với nghề thì dù hoàn cảnh thế nào mình vẫn một lòng thủy chung với nó. Tôi còn sống là còn làm nghề này” – ông Tài quả quyết.

Văn Mạnh – Báo Tuổi Trẻ

Nguồn : http://inminhquan.com/2009/06/ng%C6%...BB%9F-sai-gon/
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (24-07-2013), manh thuong (22-07-2013), Poetry (22-07-2013), ThinhVuongVu (23-07-2013), vu.huy65 (22-07-2013)
  #3  
Cũ 22-07-2013, 10:40
vu.huy65 vu.huy65 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-05-2013
Bài Viết : 35
Cảm ơn: 839
Đã được cảm ơn 249 lần trong 35 Bài
Mặc định

Những dân làm giấy tờ giả ( dân làm BỔI cách gọi người trong giới giấy tờ giả năm 1977 ) , họ dùng giấy sáp stancil ( giấy sáp này rất mỏng , và dai có thể nhìn xuyên qua ) để lên trên các con dấu hoặc những gì muốn in ra . Họ cẩn thận ĐỒ theo , nên rất giống , nhưng khi quay lên mặt giấy con dấu rất mờ nét , không hằn sâu vết đóng .
Đây là một cách nhận xét các con dấu trên các phong bì thực gửi .
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vu.huy65 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (24-07-2013), HanParis (22-07-2013), manh thuong (22-07-2013), Poetry (22-07-2013), ThinhVuongVu (23-07-2013)
  #4  
Cũ 22-07-2013, 16:06
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vu.huy65 Xem Bài
Những dân làm giấy tờ giả ( dân làm BỔI cách gọi người trong giới giấy tờ giả năm 1977 ) , họ dùng giấy sáp stancil ( giấy sáp này rất mỏng , và dai có thể nhìn xuyên qua ) để lên trên các con dấu hoặc những gì muốn in ra . Họ cẩn thận ĐỒ theo , nên rất giống , nhưng khi quay lên mặt giấy con dấu rất mờ nét , không hằn sâu vết đóng .
Đây là một cách nhận xét các con dấu trên các phong bì thực gửi .
Hình như ở VN ta, thời nào cũng có cái thật, cái giả! Nhìn tem, mộc phong bì thì biết. Và không phải chỉ trong tem thư mà thui, bằng cấp giả, văn bản giả... Hàn nhớ khi xưa (vào những năm 80), hàng thuốc lá thì có thứ thật, thứ giả với giá tiền khác nhau. Với thời buổi vi tính mạng nhện và đà phát triển kỷ thuật thì kẻ gian vẫn lợi dụng để làm hàng giả. Nếu tôi nhớ không lầm thì ở VN vào những năm 90, nhà nước không cho xài máy in màu vì sợ in tiền giả! Ở Âu Châu, chính quyền thỉnh thoảng cũng phát giác bọn in tiền giả với những thiết bị cực kỳ hiện đại, và người ta càng ngày càng tạo ra những tiền giấy thật tinh vi để khó giả mạo. Các cơ quen thương mãi Pháp thường dùng máy thử tiền giả cho những tờ giấy bạc 50€, 100€ hay nhiều hơn nữa.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (24-07-2013), Poetry (22-07-2013), ThinhVuongVu (23-07-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Toa thuốc Đơn thuốc của KTS Ngô Viết Thụ và gia đình temcaphe Các loại khác 1 09-04-2015 01:52
Thời gian quay ngược! dammanh TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 0 14-11-2010 04:01
Trường Mỹ Thuật Hà Nội thời Pháp thuộc. ke vo danh Nước Việt mến yêu 6 17-11-2009 02:26
Bì thư quay dấu? MeTemViet Cùng nhau giải đáp 6 12-11-2009 12:46
Sarkozy quay trở lại với bộ sưu tầm tem nhờ vào Nữ hoàng Anh JT'M Sự kiện 3 14-03-2009 17:30



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.