Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Những kinh nghiệm quý

Những kinh nghiệm quý Học hỏi những kinh nghiệm sưu tập quý báu từ các bậc tiền bối làng Tem.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-05-2013, 09:47
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Vài suy nghĩ về một khung tem triển lãm

Trong chúng ta chắc hẳn không ít các bạn sưu tầm tem ít nhiều đã từng nghĩ đến việc xây dựng một khung tem tham gia triển lãm. Việc tham khảo những tài liệu hướng dẫn xây dựng bộ sưu tập tem triển lãm là điều vô cùng quan trọng và chúng ta có thể tìm thấy từ những bài viết quý báu của bác Đàm Trung Thiện, của anh Đào Đức Long và của một số tác giả khác. Trong bài này tôi xin đóng góp một vài suy nghĩ.



Trình bày tem là một nghệ thuật. Cũng giống như các môn nghệ thuật khác như văn học, hội họa, âm nhạc… việc trình bày tác phẩm tem sưu tập của mình cũng giống như viết một câu truyện, vẽ một bức họa, hay sáng tác một bản nhạc. Tuy các lĩnh vực khác nhau đều có nét đặc thù khác nhau nhưng về căn bản các lĩnh vực này đều có đặc điểm chung mà chúng ta không thể phủ nhận. Đó là tính chặt chẽ, logic về cấu trúc; tính hướng đối tượng và tính nghệ thuật.


Cấu trúc chặt chẽ, logic

Trong một câu chuyện, nếu người viết không đảm bảo có đầy đủ phần mở đầu, phần cốt truyện và phần kết thì độc giả sẽ khó có thể hiểu rõ về mối liên hệ giữa các nhân vật với nhau và với các tình tiết xảy ra theo trình tự thời gian; và điều đương nhiên là sẽ không gây sự hứng thú cho độc giả. Việc trình bày một khung tem triển lãm cũng sẽ gánh chịu một hậu quả như thế nếu chúng ta sắp xếp lộn xộn, hay chưa có sự hợp lý, logic về cấu trúc. Vậy chúng ta cần làm gì để tối ưu hóa về mặt cấu trúc khung tem triển lãm?

Để lấy ví dụ, chúng ta giả thiết là sẽ xây dựng một khung tem triển lãm chuyên đề hội họa.

Từ hàng ngàn năm nay, con người đã có bao nhiêu tác phẩm hội họa trải qua các thời kỳ và đặc biệt là các tác phẩm này đã được phân loại theo các trường phái hội họa khác nhau: phục hưng, ấn tượng, lập thể, siêu thực,… hay tĩnh vật, tả thực,…

Quả nhiên sự phân loại đó phần nào đã giúp chúng ta có được những hòn đá tảng làm nền móng. Tuy nhiên, mỗi hòn đá tảng này lại có cỡ kích thước khác nhau; hay nói đúng hơn là làm sao sắp xếp những bộ tem họa thời Phục hưng vào cùng với những bộ họa tĩnh vật được, dù rằng có thể cả hai bộ tem này cùng của một quốc gia phát hành. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần phải có những hòn đá tảng làm nền hợp lý hơn bằng cách loại bớt những thể loại, những bộ tem mà chúng ta thấy có thể loại được, ví dụ tập trung vào ba thể loại chính: ấn tượng, lập thể, siêu thực. Điều đó có vẻ logic, vì xét thấy đó là những giai đoạn phát triển hội họa kế tiếp nhau trong lĩnh vực nghệ thuật và không gây cho người xem một cảm giác nghịch mắt.

Khi đã lựa chọn được những viên đá tảng làm nền rồi thì ta bắt đầu nghĩ đến việc ta bắt đầu từ đâu hay là xây dựng phần mở đầu như thế nào. Câu trả lời chính là một phần của bản thiết kế trong ý đồ của chúng ta. Thông thường, chúng ta có thể mở đầu bằng cách thiết lập một khung cảnh về không gian và thời gian để người xem cảm nhận được và tạo điều kiện để từ khung cảnh đó chúng ta sẽ đi sâu khai thác, và để mở để chúng ta có thể mở rộng. Có như vậy người xem sẽ có ấn tượng do những tác động cả về không gian và thời gian. Thông thường những bộ tem thuộc phần mở đầu nên là những bộ tem của những họa sĩ dẫn đầu trường phái hội họa. Điều đương nhiên là sự giới thiệu như vậy đã mang cả tính thời gian và không gian và không gây sốc cho người xem, bởi vì ai cũng hiểu về những người họa sĩ đó và những bộ tem mà họa sĩ đó sáng tác. Tuy nhiên cũng còn có những cách giới thiệu khác, ví dụ những bức họa của một nhân tài mới nổi danh, đang gây cho thế giới hội họa những xôn xao về tài năng, về tư tưởng, về sự truyền đạt nghệ thuật,…

Khi đã có bối cảnh không gian và thời gian rồi thì chúng ta bước vào phần nội dung chính của khung tem. Đây là phần cực kỳ quan trọng và chính là thông điệp của chúng ta đến với người xem. Lại một lần nữa, chúng ta sẽ sử dụng những hòn đá tảng mà chúng ta đã chọn để xây dựng. Như đã nêu ở trên, ấn tượng, lập thể, siêu thực sẽ là ba khối căn bản trong phần nội dung chính. Nếu nhìn về mặt cấu trúc, chúng ta có thể xây dựng theo lối ba tuyến song song và cùng dẫn tới mục tiêu; nhưng cũng không ai ngăn cản chúng ta trong việc xây dựng thành ba lớp, có nghĩa là trình tự theo thời gian của những bộ tem theo trường phái ấn tượng, lập thể và siêu thực. Dù bằng cách nào đi nữa, thì chúng ta cũng cần sự chặt chẽ và logic. Trong một khung tem, chúng ta không có nhiều không gian để đưa hết tất cả những gì ta có; mặt khác nếu có làm được như vậy thì cũng có nghĩa là chúng ta chẳng nêu lên được điều gì. Vì thế, sự chọn lọc tinh tế và tính cấu trúc là hết sức quan trọng.

Phần kết của khung tem cũng giống với phần kết của một câu chuyện. Thông thường nó cũng khá ngắn gọn và tương đối dễ; bởi vì tất cả đã đều được tính toán cân nhắc ở hai phần trên. Tuy nhiên, nếu một phần kết mà mang tính gây sự chú ý cho người xem bằng sự ngạc nhiên, khâm phục hay tạo cho người xem phải suy nghĩ thì đó chính là ‘cá đã cắn câu’ rồi đó và ấn tượng sẽ khắc sâu trong tâm thức người xem.


(Còn tiếp)
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 12-05-2013, lúc 09:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (11-05-2013), dammanh (11-05-2013), Dat_stamp (11-05-2013), exploration (13-05-2013), hat_de (11-05-2013), manh thuong (11-05-2013), nam_hoa1 (13-05-2013), Poetry (11-05-2013), quaden@_cute (11-05-2013), stamp-history (11-05-2013), The smaller dragon (12-05-2013), ThinhVuongVu (13-05-2013), Tien (11-05-2013), tiny (13-05-2013), tranhungdn (12-05-2013), XuanAnh (13-05-2013)
  #2  
Cũ 12-05-2013, 09:01
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Hướng đối tượng

Hướng đối tượng

Trong thời đại ngày nay tất các vật phẩm mà chúng ta sử dụng, tiêu thụ hàng ngày cho đến những tác phẩm nghệ thuật, tinh thần như sách, báo, phim, ảnh, tranh họa đều được sản xuất hoặc thiết kế phù hợp với tâm lý, thị hiếu người sử dụng. Một cách vô hình, đã có sự tương tác chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Việc trình bày một khung triển lãm tem của chúng ta cũng vậy; đó là sự tương tác giữa chúng ta, người trình bày khung tem, và người xem. Hay nhìn theo góc độ riêng của chúng ta, thì chúng ta đang trình bày một sản phẩm tem chơi hướng đối tượng.

Điểm khác biệt của một khung tem triển lãm với một cuốn tiểu thuyết hay một bản nhạc là không có điều kiện thể hiện bằng chữ viết (trừ vài dòng giải thích), cũng không có điều kiện thể hiện bằng âm thanh, là những phương tiện truyền thông kinh điển của con người. Trong khi đó, là người thiết kế sản phẩm, chúng ta lại có rất nhiều điều muốn nói với người xem, và điều quan trọng nhất chúng ta muốn nói là sản phẩm của chúng ta rất hoàn thiện. Muốn đạt được điều này, chúng ta buộc phải viện đến phương pháp truyền thông chuyển đổi, một điều khó và vì thế đòi hỏi độ chính xác cao.

Phương pháp truyền thông chuyển đổi này là gì? Đó chẳng qua là sự sử dụng những quy ước phổ biến nhất của con người trong lĩnh vực nghệ thuật hình tượng. Lấy một bộ tem làm ví dụ. Tại sao người ta lại đánh giá những con tem đó là đẹp? Bởi vì những mẫu thiết kế đó đã ‘nói’ với người xem là nó đẹp. Đằng sau của những điều này là, người họa sĩ đã sử dụng những quy ước thông thường của con người về cảm nhận cái đẹp để thiết kế những mẫu tem đó.

Là người thiết kế khung tem, chúng ta sử dụng những quy ước này như thế nào? Hãy đặt chúng ta vào vị trí người xem! Đứng trước một khung tem, ví dụ về lĩnh vực hội họa như trong phần trước, chúng ta sẽ nghĩ gì? Chúng ta sẽ nhìn tổng quát toàn bộ khung tem và biết được ý đồ tổng thể của chủ nhân, muốn giới thiệu với chúng ta toàn cục của trường phái hội họa hiện đại. Ý đồ của chủ nhân qua sự trình bày các bộ tem dẫn dắt chúng ta tới đâu? Đó là chủ nhân muốn giới thiệu về một chiều hướng mới, một nhân tố mới trong giới họa sĩ. Vậy họa sĩ đó là ai? Những tác phẩm của họa sĩ đó là những tác phẩm nào? Những quốc gia nào là những quốc gia đi đầu trong việc nhìn nhận thấy những nhân tố mới này, những họa sĩ này? Những quốc gia nào là những quốc gia đi đầu trong việc phát hành tem những tác phẩm này? Độ hiếm quý của những bộ tem đó ra sao? Bản thân ta đã có những bộ tem đó hay chưa?...

Một khi chúng ta đã đóng vai như vậy, chúng ta sẽ có hàng loạt câu hỏi đặt ra cho chính chúng ta trước khi trình bày một khung tem hợp lý. Bằng kỹ năng trình bày hướng đối tượng như thế, chúng ta nên luôn luôn tận dụng thế chủ động của mình để người xem tự đặt ra những câu hỏi cho chính họ. Vô hình chung là người xem cảm thấy lạc vào một không gian tư duy sâu thẳm mà có lẽ khó lòng thoát ra khỏi những dòng suy nghĩ.


(Còn tiếp)
__________________
BoZoo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-05-2013), Dat_stamp (12-05-2013), exploration (13-05-2013), hat_de (12-05-2013), manh thuong (13-05-2013), nam_hoa1 (13-05-2013), Poetry (12-05-2013), stamp-history (12-05-2013), The smaller dragon (12-05-2013), ThinhVuongVu (13-05-2013), tiny (13-05-2013), tranhungdn (12-05-2013)
  #3  
Cũ 13-05-2013, 09:05
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

Nghệ thuật

Con người càng văn minh thì yếu tố nghệ thuật càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì con người có khả năng tư duy và cảm nhận cái đẹp; tư duy về cái đẹp sẽ làm sự cảm nhận phong phú hơn, và cảm nhận cái đẹp làm khả năng tư duy sâu hơn. Điều này còn có nghĩa là nghệ thuật đã tác động tới không gian tư duy một cách mạnh mẽ.

Khi đi vào phân tích những điểm mấu chốt của nghệ thuật hình tượng chúng ta lại viện đến phương pháp truyền thông chuyển đổi từ những lĩnh vực nghệ thuật kế cận như văn học, thơ, ca để tìm ra những điểm then chốt này. Ta hãy nhớ lại những vần thơ sau.


Tính chân phương, kinh điển

Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê.

(Chân quê/ Nguyễn Bính)


Tính đối lập

Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Truyện Kiều/ Nguyễn Du)


Tính lặp lại để nhấn mạnh

Có một chiếc xe màu trắng đục,
Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi.
Đem theo một chiếc quan tài trắng,
Và những vòng hoa trắng lạnh người.

(Viếng hồn trinh nữ/ Nguyễn Bính)


Như vậy, chúng ta đã có trong tay những chiếc chìa khóa để có thể mở bất kỳ cánh cửa huyền bí nào của nghệ thuật nói chung và nghệ thuật hình tượng nói riêng. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về luật phối màu giữa bốn đơn vị màu sắc căn bản (đen, đỏ tươi, xanh dương và vàng) và gam màu của những màu pha trộn từ đó trong nghệ thuật hình tượng sẽ giúp chúng ta rất nhiều. Chúng ta hãy quan sát những thuộc tính mấu chốt đã nêu ở trên được thể hiện một cách rõ rệt ở những con tem hay là những bức tranh nổi tiếng mà ai cũng phải công nhận dưới đây.




Name:  83 Mac Thi Buoi.jpg
Views: 622
Size:  14.3 KBName:  84 Mac Thi Buoi.jpg
Views: 625
Size:  22.0 KB
Name:  85 Mac Thi Buoi.jpg
Views: 605
Size:  13.6 KBName:  86 Mac Thi Buoi.jpg
Views: 629
Size:  13.5 KB
Tính chân phương, kinh điển/ Hình trích dẫn từ Viet Stamp


Name:  6 DF1Class-lan 1.jpg
Views: 552
Size:  95.5 KB
Tính chân phương, kinh điển


Name:  89 Picasso.jpg
Views: 619
Size:  33.3 KB
Tính đối lập/ Pablo Picasso - Người phụ nữ với chiếc mũ có búp vải/ Hình trích dẫn từ Internet


Name:  87 Van gogh.jpg
Views: 650
Size:  70.0 KB
Tính lặp lại để nhấn mạnh/ Vincent van Gogh - Cánh đồng đã cày/ Hình trích dẫn từ Internet


Name:  88 Van gogh.jpg
Views: 559
Size:  60.4 KB
Tính lặp lại để nhấn mạnh/ Vincent van Gogh - Con đường cây bạch dương/ Hình trích dẫn từ Internet


Khung tranh tem của chúng ta chẳng qua là một bức tranh lớn, mang tính tổng thể hơn. Nó được xây dựng từ những bộ tem, được coi là những viên gạch màu, của bức tranh đó. Những điều chúng ta muốn nói với người xem sẽ được thể hiện từ những viên gạch màu căn bản đó. Như tôi đã nêu trong phần trên, việc lựa chọn những viên gạch màu để xây dựng bức tranh lớn cũng cần phải được chọn lọc tinh tế; không phải màu sắc nào ta cũng đưa vào vì như vậy cũng đồng nghĩa là khung tem của chúng ta sẽ không ‘nói’ được điều gì.

Tổng kết lại ba phần phân tích trên, chúng ta thấy rằng khi thực hiện một khung tem triển lãm theo những bước như thế, chúng ta đã xây dựng được một ‘con người’ (cấu trúc chặt chẽ, logic) biết nói (hướng đối tượng) và có vẻ đẹp và tâm hồn (nghệ thuật). Con người này sẽ thay chúng ta nói với người xem (mà ban giám là đại diện) rằng đó là một sản phẩm hoàn thiện.
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 13-05-2013, lúc 09:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (14-05-2013), exploration (13-05-2013), lantham_0072005 (13-05-2013), manh thuong (13-05-2013), Poetry (13-05-2013), The smaller dragon (13-05-2013), tiny (13-05-2013), XuanAnh (13-05-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Cách xây dựng bộ triển lãm tem 1 khung Poetry Kiến thức trưng bày Tem 5 01-02-2015 17:25
Lịch lắp dựng khung tem Triển lãm VS5 Đêm Đông Thông báo từ Ban Tổ chức 1 16-11-2011 11:24
khung cảnh chuẩn bị Festival Nghề truyền thống Huế 30/4 -3/5 asahi Nước Việt mến yêu 4 30-04-2011 00:24
Bộ triển lãm một khung huuhuetran Các bộ Triển lãm đang xây dựng 24 09-03-2011 11:07
Vài kiểu trình bày khung tem triển lãm THE GUEST Kiến thức trưng bày Tem 4 04-02-2009 18:11



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.