Kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)

Từ 15-8-1945, Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và thành lập Ủy ban Khởi nghĩa. Ngay từ các ngày 16, 17 và 18-8, Hà Nội đã tràn ngập khí thế cách mạng. Sáng ngày 19-8, theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, hàng chục vạn đồng bào trong và ngoại thành Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng, vừa hô vang khẩu hiệu vừa tiến thẳng về Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội để dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại đó. Cuộc mít tinh diễn ra vào lúc 11 giờ sáng. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến quân ca, đại biểu Ủy ban Quân sự Cách mạng đọc lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh. Cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Cuộc mính tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội

Quần chúng cách mạng, với sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của Chính phủ bù nhìn thân Nhật: Phủ Khâm sai Bắc Bộ (Bắc Bộ Phủ), Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Sở Bưu điện, Trại lính Bảo an. Phát xít Nhật định dùng vũ lực lấy lại trại lính bảo an nhưng lực lượng khởi nghĩa đã nhanh chóng vừa bao vây, vừa thuyết phục, buộc chúng phải rút lui. Đến 16 giờ ngày 19-8, toàn bộ thành phố Hà Nội đã nằm trong tay các lực lượng cách mạng. Diễn biến thắng lợi của cuộc Cách mạng ở Hà Nội đã khích lệ khí thế cách mạng trong cả nước, tính đến ngày 26-8, toàn bộ chính quyền trên cả nước đã chuyển vào tay các lực lượng cách mạng.

Chiếm Bắc Bộ Phủ

Cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.

Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại không khí hào hùng, sôi nổi của ngày 19-8 qua bài hát cùng tên của nhạc sĩ Xuân Oanh.

Tính đến nay, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 6 bộ tem chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám:

 


 


 


 


 


 


Ngoài ra, hình ảnh quần chúng cách mạng Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai Bắc Bộ trong Cách mạng Tháng Tám cũng xuất hiện nhiều lần trên tem bưu chính Việt Nam.

Các bài khác
Kỷ niệm 70 năm ngày mất Tô Hiệu (1912 - 07-03-1944)
07/03/2014
Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954)
10/10/2013
Kỷ niệm Chiến thắng Chi Lăng (10-10-1427)
10/10/2013
Kỷ niệm 1.765 năm ngày mất Bà Triệu (22 tháng 02 năm Mậu Thìn tức năm 248)
02/04/2013

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÂU LẠC BỘ VIET STAMP (VSC)

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp số 69/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 26-8-2011.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Viet Stamp.
©2007-2014 Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Viet Stamp. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM;
Email: vietstamp.net@gmail.com; Điện thoại: 08.38111467; Hotline: 0918636791.

Ghi rõ nguồn “vietstamp.net” khi phát hành lại thông tin từ website này.