Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 01-08-2010, 19:20
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,530 lần trong 937 Bài
Mặc định

Xin góp với bác Huệ một bài viết khác, đã được đăng trên trang Mekong News:, ngày 29.08.2008 như sau:

“Cơn sốt” Lược vàng ở Việt Nam đầu tiên bùng phát ở Thanh Hóa, dựa trên một tài liệu khoa học bằng tiếng Nga. Bây giờ thì nhiều người ở nhiều địa phương đua nhau trồng Lược vàng để chữa bệnh. Loại cây thuốc này được đồn thổi tới mức “thần dược”, là chiếc phao cứu mạng gần như duy nhất cho những ai bị các chứng nan y. Tác dụng chữa bệnh của Lược vàng đến đâu còn cần được khoa học và thực tế chứng minh. Có điều đáng lưu ‎ý là tại Nga, nơi mà nhiều người Việt cho là có công phát hiện dược tính đặc biệt của Lược vàng, lại không “sùng bái” nó một cách cực đoan và ồn ào như ở ta. Dưới đây là thông tin mà phóng viên TTXVN tại Nga cung cấp để bạn đọc tham khảo.

Trên các trang web ở Nga tràn ngập thông tin về cây lược vàng (tên Latinh là callisia fragrans, trong dân gian ở Nga gọi là zolotoi us). Coi đây là cây “trị bách bệnh” cũng không quá ngoa ngoắt vì theo các tài liệu y học và kinh nghiệm dân gian ở đất nước bạch dương loại thảo dược quý này có thể chữa hàng chục bệnh. Trong nhiều bảng xếp hạng về cây cỏ chữa bệnh ở Nga lược vàng luôn đứng ở vị trí đầu tiên.


Tài liệu về cây lược vàng được các báo điện tử Nga trích dẫn nhiều nhất là cuốn sách của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Ivan Neumyvakin mang tên “Huyền thoại và hiện thực của lược vàng” xuất bản năm 2006. Giáo sư Neumyvakin là chuyên gia tài giỏi về y học truyền thống, về các loại thảo dược. Nhiều năm qua ông đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu lược vàng.

Theo Giáo sư Neumyvakin, tính năng chữa bệnh của lược vàng từ lâu được cả thế giới biết đến nhưng nó vẫn chứa trong mình nhiều điều chưa rõ ràng. Y học chính thống ở Nga không có đủ tài liệu xác đáng về tác dụng của loại cây có gốc gác từ vùng nhiệt đới này. Người ta thu nhận thông tin về nó chủ yếu từ các thầy thuốc trong dân gian.

Lược vàng có mặt ở Nga hơn 100 năm trước, xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ. Những điều bí ẩn không chỉ bao quanh dược tính của nó mà cả “danh xưng” nữa. Chỉ là một loại cây nhưng người ta đặt cho không biết bao tên, nào là sâm nhà, sinh mao, Vệ nữ mao, ngô, lược Viễn Đông… Tên La tinh callisia fragrans là do nhà khoa học Mỹ R.E.Woodson đặt năm 1942, xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cây huệ đẹp”.


Lược vàng có tác dụng chữa bệnh diệu kỳ là do trong nhựa cây có sự kết hợp hiếm thấy các hoạt chất sinh học với mật độ rất đậm đặc thuộc các nhóm phitosteroid và phlavonoid. Lược vàng còn chứa nhiều vitamin và các vi tố rất quan trọng đối với cơ thể người như đồng, crom, niken, sắt.

Tại Nga lược vàng được dùng để chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm tụy, u xơ tử cung, hen suyễn, các bệnh tuyến giáp, đau cột sống và khớp, viêm dây thần kích gốc, tê thấp, chống viêm loét các vết thương, vết cắn, bỏng, làm đẹp tóc, chống nhăn da mặt, da tay… Đặc biệt lược vàng còn có tác dụng chữa chứng nan y bậc nhất hiện nay là ung thư!

Là người “mê” lược vàng rất nhiệt thành, song về tính năng chữa bệnh của lược vàng, trong đó có ung thư, Giáo sư Neumyvakin vẫn đưa ra lời kết luận khách quan, tỉnh táo: “Các phương pháp chữa trị của y học dân gian (kể cả dùng lược vàng) cũng không thể cho kết quả như mong muốn. Song có những người sau khi đã vượt qua sự tuyệt vọng, giữ vững niềm tin, bất chấp mọi chẩn đoán (bi quan) vẫn lành bệnh. Chỉ có thể khẳng định một điều: Không bao giờ được buông xuôi! Cơ hội tốt nhất cho kết quả tốt lành là ở giai đoạn chớm mắc bệnh, do đó không được để mất thời gian quý báu vào việc tự chữa trị. Mọi phương pháp đều phải được tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm”.

Cuốn sách của Giáo sư Neumyvankin cũng như các tài liệu nghiêm túc về lược vàng ở Nga không coi loại cây này là “thần dược” mà chỉ gọi nó là “dược liệu rất quý”. “Hãy thận trọng”, “tư vấn với bác sĩ”, “tránh lạm dụng”, “không được dùng quá liều”… là những lời khuyên ta được lặp đi lặp lại trong các chương mục của cuốn sách “Huyền thoại và hiện thực của lược vàng”. Chẳng hạn, trong điều trị u xơ tủ cung Giáo sư Neumyvankin cảnh báo: “Không được chịu tác động của huyền thoại về sự an toàn tuyệt đối trong chữa trị bằng cây cỏ. Đây cũng là dược phẩm, nó chứa trong mình những hoạt chất sinh học với mật độ cao. Phải luôn luôn thận trọng và chịu sự kiểm tra của bác sĩ. Sử dụng bừa bãi thảo dược có thể kích thích khối u phát triển”. Trong cuốn sách của mình Giáo sư đưa ra vô số tác dụng phụ và chống chỉ định khi sử dụng lược vàng .

Các tài liệu về lược vàng ở Nga nêu lên những tính năng (về lý thuyết) chữa trị của lược vàng đối với nhiều căn bệnh chứ không đưa ra những số liệu chứng minh trên thực tế về tỷ lệ thành công. Không có chứng cứ khoa học để kết luận có bao nhiêu người đã khỏi bệnh này, bệnh kia chỉ nhờ sử dụng “dược thảo số một”. Tâm sự trên mạng của các bệnh nhân về việc họ đã thoát khỏi “cái chết cầm chắc” nhờ “thần dược lược vàng” chỉ là ý kiến cá nhân không được kiểm chứng.

Báo chí Nga viết rằng mơ ước về “thần dược” chữa các chứng nan y chưa bao giờ nguôi ngoai, thời gian gần đây tin đồn trong dân gian gán đặc tính trị bệnh gần như là “phép thuật” cho cây lược vàng. Không phải vô tình mà nhiều cuốn sách xuất bản ở Nga những năm qua có tên na ná nhau: “Huyền thoại và sự thật về lược vàng”, “Lược vàng - sự thật hay bịa đặt”… Là bởi bên cạnh khả năng chữa bệnh có thật của dược liệu này còn có vô số những đồn thổi hoang đường. Tuy vậy, nhìn chung dân chúng Nga đón nhận những thông tin về lược vàng khá bình tĩnh, không bị cuốn vào cơn sốt thần dược mang tính cực đoan như ở Việt Nam./.

------------

kvd cũng đi thử một vòng trên các website nói về loại cây này tại Âu châu, nhưng chưa thấy có một bài nào nghiên cứu nói về khả năng "thần dược" của nó cả. Chỉ biết rằng, lá cây tuy không độc, nhưng nếu xử dụng cẩu thả và với số lượng lớn thì sẽ hại cho sức khỏe. So với những loại cây khác, "cây huệ đẹp" có điểm tốt là lọc được nhiều độc tố để thải ra lại dưỡng khí. Vì vậy nếu có để trong phòng ngủ thì cũng không hại gì, tuy nhiên, cũng phải thường xuyên mở cửa cho thoáng khí.

Loại cây này bên Âu châu thì không mấy được ưa chuộng lắm, chỉ dùng như một loại cây kiểng xanh lá trồng trong nhà.

Bạn nào muốn tìm hiểu thêm, hãy dùng từ khóa: "Callisia fragrans (Lindl.) Woodson" hoặc "Basketplant" để truy.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (06-08-2010), chienbinh (01-08-2010), dammanh (07-08-2010), Dat_stamp (11-11-2011), hat_de (02-08-2010), huuhuetran (01-08-2010), manh thuong (02-08-2010), man_nguyen_1996 (01-08-2010), minhky2610 (03-08-2010), Nguoitimduong (11-09-2012), quaden@_cute (01-08-2010), Tien (01-08-2010), tiny (03-08-2010), xihuan (01-08-2010), zodiac (01-08-2010)