Ðề Tài: Wallis & Futuna.
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 05-02-2010, 02:55
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,531 lần trong 937 Bài
Mặc định Wallis & Futuna.

Để có thể giới thiệu về quần đảo này, kvd mang tạm về đây những chi tiết được Wikipedia viết về Wallis&Futuna tại đây

"Wallis và Futuna, tên chính thức: Lãnh thổ các đảo Wallis và Futuna (tiếng Pháp: Wallis-et-Futuna hay Territoire des îles Wallis-et-Futuna; tiếng Fakauvea và tiếng Fakafutuna: Uvea mo Futuna), là một vùng lãnh thổ đảo trong khu vực Polynesia (nhưng không thuộc hay tiếp giáp với Polynésie thuộc Pháp) nằm ở Nam Thái Bình Dương giữa hai quốc đảo Fiji và Samoa. Nó gồm 3 đảo núi lửa nhiệt đới chính và một số cù lao nhỏ. Vùng lãnh thổ này được chia thành hai nhóm đảo nằm cách nhau 260 km...

Kể từ năm 2003, Wallis và Futuna đã trở thành địa hạt hành chính hải ngoại của Pháp (collectivité d'outre-mer, hay COM). Trong khoảng từ năm 1961 đến năm 2003, nước này có địa vị là lãnh thổ hải ngoại của Pháp (territoire d'outre-mer, hay TOM)."


Khi có điều kiện, kvd sẽ bổ túc thông tin sau.

Tuy nhiên, để có thể dễ dàng theo dõi các vùng đất thuộc Châu Đại Dương. Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại đôi chút về những vùng đảo này, để chúng ta có một khái niệm dễ dàng và nhất là chính xác hơn, không những về địa lý, dân tộc mà còn liên quan tới những con tem đặc sắc do bưu chính của họ phát hành.

Một lần nữa, lại mượn tài liệu của Wikipedia tại đây, gom lại những điểm chính như sau:

"Châu Đại Dương là một khu vực địa lý, thường là địa chính trị, bao gồm một loạt các vùng đất chủ yếu là đảo nằm trong Thái Bình Dương và khu vực cận kề. Thuật ngữ châu Đại Dương là phiên âm từ cụm từ tiếng Trung 大洋洲 để chỉ "Oceania" trong tiếng Anh hay tiếng Pháp. Cụm từ Oceania được nhà thám hiểm người Pháp Dumont d'Urville tạo ra năm 1831. Châu Đại Dương là một trong số các châu lục được ghi nhận và nó cũng là một trong số 8 khu vực sinh thái đất liền.

Về mặt dân tộc học, các đảo được gộp trong châu Dại Dương được chia ra thành các khu vực nhỏ hơn, bao gồm Australasia, Melanesia, Micronesia, Polynesia. Các phần nhỏ của Melanesia và toàn bộ Micronesia cùng Polynesia không tạo thành phần đại lục của châu Đại Dương.

Ranh giới của châu Đại Dương được xác định theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các định nghĩa coi các phần thuộc Australasia như Australia, New Zealand, New Guinea, một phần nhất định của quần dảo Mã Lai là thuộc châu Đại Dương...

Theo truyền thống, châu Đại Dương được hiểu như là bao gồm các khu vực: Australasia, Micronesia, Melanesia và Polynesia. Tuy nhiên, diễn giải các khu vực này cũng không cố định; các nhà khoa học và địa lý ngày càng có xu hướng chia châu này thành hai khu vực gọi là châu Đại Dương gần và châu Đại Dương xa.

Phần lớn châu Đại Dương bao gồm các quốc đảo, mỗi quốc đảo bao gồm hàng nghìn đảo san hô vòng và đảo núi lửa, với dân số ít. Australia là quốc gia đại lục duy nhất còn Papua New Guinea là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Indonesia (khi coi toàn bộ Indonesia thuộc về châu Á) hay Indonesia là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea (khi coi các đảo thuộc phía đông nước này thuộc về Melanesia của châu Đại Dương). Trong trường hợp Melanesia mở rộng tới các đảo phía đông Indonesia thì điểm cao nhất châu Đại Dương thuộc về đỉnh Puncak Jaya ở tỉnh Papua với độ cao tới 4.884 m (16.024 ft) còn điểm thấp nhất thuộc về hồ Eyre, Australia với độ cao -16 m (-52 ft) so với mực nước biển..."


Hai biểu đồ dưới đây cho thấy những vùng đất và quần đảo của Châu Đại Dương: vùng đã được độc lập; vùng còn phụ thuộc vào những quốc gia khác, hoặc đang được có một thể chế tự trị.



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2010), hat_de (05-02-2010), huuhuetran (05-02-2010), minhduc (05-02-2010), Ng.H.Thanh (05-02-2010), Poetry (05-02-2010), Tien (05-02-2010)