#1
|
|||
|
|||
Bưu thiếp gia đình
Trong phần này em sẽ giới thiệu một bộ sưu tập đầy tâm huyết. Bộ sưu tập BƯU THIẾP GIA ĐÌNH giữa 2 miền Bắc Nam vào giai đoạn 1955-1965.
Tại đây sẽ công bố rất nhiều tư liệu lịch sử mới, có lẽ lần đầu tiên và có nhiều sự khác biệt so với trước. Rất mong các bạn gần xa tham gia đóng góp ý kiến. |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Dung Tran vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (21-01-2013), Dat_stamp (20-01-2013), exploration (21-01-2013), Poetry (20-01-2013), thanhtruc (20-01-2013), The smaller dragon (21-01-2013), Tien (20-01-2013), vnmission (20-01-2013) |
#2
|
||||
|
||||
Bàn về loạt bài về Bưu Thiếp Gia Ðình của Dung Tran Bưu Thiếp Gia Ðình là ấn phẩm nhỏ bé trong thời gian Việt Nam bị qua phân nhưng là phương tiện thông tin duy nhất gíúp cho thân nhân sống ở hai bờ sông Bến Hải liên lạc trực tiếp với nhau trong khoảng 10 năm, từ năm 1955 đến khoảng giữa thập niên 1960. Ấn phẩm nảy thường bị xé bỏ sau khi người nhận đã đọc nội dung vì trong thời chiến, không ai muốn bị rắc rối khi lưu giữ những gì liên hệ đến “phía bên kia!” Cho nên, năm 1994 tôi đã ngạc nhiên khi nhận được một bộ Bưu Thiếp Gia Ðình gồm 70 tấm thì nay còn ngạc nhiên hơn nữa khi anh Dung Tran cho biết anh đang có trong tay 157 tấm, cả bưu thiếp của miền Bắc lẫn miền Nam. Nhân đây, tôi có vài nhận định về nội dung sự chia sẻ của anh Dung Tran như một lời cám ơn anh, mà cũng là để đáp lại lời mời góp ý của anh. 1. Trước tiên, anh Dung Tran cho biết là anh sẽ công bố “nhiều tư liệu lịch sử mới.” Nhưng đáng tiếc là tôi chưa thấy cái gì mới, mà chỉ thấy sự sai lạc. Như “Bắt đầu ngay từ ngày 1/5/1955 thì Bưu điện các tỉnh thành 2 miền Nam Bắc bắt đầu bán Bưu thiếp gia đình.” Tôi không biết ở miền Bắc thề nào, còn ở miền Nam thỉ câu văn ngắn này có nhiều sai lầm. Sai lầm thứ nhất, thông cáo của Nha Tổng Giám Ðốc Bưu Ðiện VNCH cho biết là bắt đầu bán bưu thiếp gia đình từ ngày 15//5/1955, chứ không phải 1/5/1955 như anh viết. Sai lầm thứ hai, bưu thiếp không có bán ở “Bưu Ðiện các tỉnh thành” miền Nam mà chỉ bán ở “Sở Bưu Ðiện,” tức Bưu Ðiện Trung Ương Sài Gòn, mà thôi. Như “Tại miền Nam thì giá bán từ 1955-1956 là 1$...” Lại sai, Thông Cáo của Nha Tổng Giám Ðốc Bưu Ðiện miền Nam được báo chí đương thời đăng tải cho biết giá bưu thiếp là 1đ5! 2. Anh Dung Tran có tài liệu chính thức nào xác định, nguyên văn của anh, là “Tấm Bưu thiếp cuối cùng được kết thúc vào ngày 15/10/1965” không? Hay đây chỉ có nghĩa là tấm bưu thiếp cuối cùng anh có ghi ngày 15/10/1965? 3. Bưu thiếp Gia Ðình được phát hành và bán ra liên tục trong khoảng 10 năm, nên dĩ nhiên bưu thiếp được in nhiều đợt để đủ cung cấp cho nhu cầu của dân chúng. Nhưng anh Dung Tran căn cứ vào tài liệu nào mà xác định rõ mỗi miền in năm loại, nguyên văn, “Do từng đợt in khác nhau, Bưu thiếp gia đình có 5 loại khác nhau cho từng miền”? 4. Kích thước của bưu thiếp đã được ghi nhận trong Biên Bản mà hai phái đoàn Bưu Ðiện Nam và Bắc đồng ý hồi Tháng Tư năm 1955, nhưng trong thực tế, bưu thiếp có kích thước khác nhau, chứ “kích thước chuẩn 100mmx150mm” không hề được tôn trọng. Dưới đây là vài bưu thiếp miền Bắc với kích thước chiều ngang 150mm có mà 160mm cũng có, và chiều dọc 100mm có mà 110mm cũng có. Bộ sưu tập Bưu Thiếp Gia Ðình của anh Dung Tran có đến 157 tấm là một bộ bưu thiếp đồ sộ và hiếm có. Chúng ta mới chỉ thấy anh Dung Tran phân tích hình thức của bưu thiếp hai miền qua từng tấm một mà anh giới thiệu. Cách trình bầy này rất khó theo dõi, có thể ví như một mê hồn trận. Mong anh Dung Tran phân tích chung tất cả 157 tấm bưu thiếp rồi mới rút ra những kết luận tổng quát. Rồi sau đó, nếu có thời giờ, anh Dung Tran phân tích thêm nội dung bưu thiếp. Ðó sẽ là một đóng góp không nhỏ vào kiến thức của dân chơi các nơi! Ngoài ra, đề nghị anh Dung Tran khi đề cập đến các sự kiện lịch sử thì đồng thời chia sẻ với làng tem những nguồn tài liệu mà anh sử dụng để tín lực của nội dung anh chia sẻ thêm phần vững chắc, vì độc gỉa có thể kiểm chứng các sự kiện ấy, nếu cần. Cuối cùng nhưng quan trọng, là tôi có lời chúc mừng Dung Tran hiện có trong tay một bộ sưu tập đặc biệt, đánh dấu một thời kỳ lịch sử! Tôi cũng tò mò muốn biết xuất xứ của bộ sưu tập 157 tấm bưu thiếp này, vì từ đầu thập niên 2000, trong nước có nhiều người làm giả loại vật phẩm bưu chính này lắm! |
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (22-01-2013), dammanh (21-01-2013), Dat_stamp (21-01-2013), Dung Tran (21-01-2013), exploration (22-01-2013), huuhuetran (22-01-2013), lantham_0072005 (21-01-2013), Poetry (21-01-2013), thanhtruc (21-01-2013), Tien (21-01-2013), tranhungdn (21-01-2013), vnmission (21-01-2013) |
#3
|
||||
|
||||
to anh Dungtran:
Hình như bưu thiếp trắng No4 anh ghép ảnh không đúng.Mặt 1 là bưu thiếp Bắc GỬI Nam, mặt 2 là bưu thiếp Nam GỞI Bắc?nếu sai xin anh thứ lỗi! |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (22-01-2013), Dat_stamp (21-01-2013), Dung Tran (21-01-2013), exploration (22-01-2013), huuhuetran (22-01-2013), Poetry (21-01-2013), thanhtruc (21-01-2013), The smaller dragon (21-01-2013), Tien (21-01-2013), tranhungdn (21-01-2013), vnmission (21-01-2013) |
#4
|
||||
|
||||
Cảm ơn bác Dung Tran giới thiệu loại bưu thiếp hết sức đặc biệt và rất quý giá này. Cá nhân tôi thấy nhiều thông tin mới và quý. Tuy nhiên có thể bác chưa biết, bác The smaller dragon là người đã dày công nghiên cứu vấn đề này, đã có bài viết chi tiết trên một tạp chí chuyên ngành của Mỹ được đánh giá rất cao, mà một người (mà tôi không biết) đã giới thiệu ở đây: http://thichduthu.viet-numis.com/viewtopic.php?t=1179
Được bác Dung Tran giới thiệu và các bác The smaller dragon, dammanh cùng tham gia ở đây, tôi tin “bưu thiếp gia đình” sẽ có một tương lai tốt đẹp trong lòng người sưu tập, trong đó có việc giúp chúng ta cùng phân biệt và tránh các loại bưu thiếp giả. Theo thông tin của bác Khải-SG (http://thichduthu.viet-numis.com/viewtopic.php?t=1156 ), cuốn “Lịch sử Bưu điện” tập II cũng có một số thông tin về chủ đề này: |
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (22-01-2013), dammanh (21-01-2013), Dat_stamp (21-01-2013), Dung Tran (21-01-2013), exploration (22-01-2013), huuhuetran (22-01-2013), ngotthuha231 (17-02-2013), Poetry (21-01-2013), thanhtruc (21-01-2013), The smaller dragon (21-01-2013), Tien (21-01-2013), tranhungdn (21-01-2013) |
#5
|
||||
|
||||
Bàn về loạt bài về Bưu Thiếp Gia Ðình của Dung Tran (2) Tôi thêm vài nhận xét về những bưu thiếp gia đình mà anh Dung Tran đã chia sẻ ở trên. 1. Bưu thiếp #1B-N, nhật ấn đi 13.5.1955, đến 23.5.1955, ng. PTPhương, nn. HTBảo. Bưu thiếp thực gửi từ Hà Nội vào Sài Gòn. Lúc ấy Sài Gòn chưa quyết định phát hành bưu thiếp N-B, và chưa sửa soạn nhật ấn riêng cho loại này. Xem lại lịch sử bưu chính VNCH thời này, thì quả thật có dấu huỷ tem 5 làn sóng và nhật ấn Saigon R.P. như bưu thiếp này. Phong bì trên đây cũng giải thích lý do tại sao giá bán bưu thiếp N-B tại Sài Gòn là 1đ50: Ðó là giá bưu cước gửi thư trong nước lúc bấy giờ. Bưu thiếp này cũng là bằng chứng cho thấy bưu thiếp B-N phát hành sớm hơn bưu thiếp N-B. Chúng ta biết rõ ngày phát hành đầu tiên của bưu thiếp N-B là 15.5.1955 nhờ thông cáo của Nha Tổng Giám Ðốc Bưu Ðiện Saì Gòn, còn ngày phát hành đầu tiên của bưu thiếp B-N là ngày nào? Có thể là ngày 1.5.1955 chăng như thông tin của Dung Tran, nhưng cần văn bản liên hệ thì kết luận mới thuyết phục. Tôi không được biết nội dung của Biên Bản ngày 12.4.1955, nhưng tôi không ngạc nhiên nếu ngày phát hành bưu thiếp của hai miền khác nhau. 2. Bưu thiếp #2B-N, nhật ấn đi 17.5.1955, đến không có, ng. NÐChâu, nn. ÐTKhanh. Nhật ấn đến không có là một dấu hỏi, tình trạng bưu thiếp thẳng thớm, mực viết rất tươi... đem lại nhiều nghi ngờ. Không biết đây là bưu thiếp thực gửi hay bưu thiếp giả?! 3. Bưu thiếp #3B-N, nhật ấn đi 31.5.1955, đến không có, ng. Ô Phán, nn. VXuân. Tuy không có nhật ấn đến, nhưng xét những chi tiết khác, bưu thiếp này rất thực. Người viết viết “15-3 Dư Â Lịch” là chi tiết rất chính xác vì người Bắc có tuổi thường đề cập đến ngày tháng theo âm lịch. Mà năm 1955, theo âm lịch, đúng là có hai tháng Ba! Cách diễn tả “về Thanh” (tức là đã về Thanh Hoá rồi!) cũng vậy, không phải là người trong cuộc thì ít ai nói được đúng như thế. Chỉ có một chi tiết cần kiểm chứng lại. Ðịa chỉ đến là phố Paul Blanchy ở Tân Ðịnh mà người viết ghi là “phố Trưng Nữ Vương” thì rất lạ với tôi. Hồi năm 1955 thì tôi đang ở vùng Tân Ðịnh nên đi học qua lại phố Paul Blanchy hàng ngày, mà nhớ là phố này không hề có tên Việt là “Trưng Nữ Vương!” 4. Bưu thiếp #4N-B, bưu thiếp trắng. Không như sự chia sẻ của Dung Tran, theo tôi thì đây phải là bưu thiếp Nam Bắc, không phải Bắc Nam. Tất cả các bưu thiếp B-N đều ghi “Người gửi” theo đúng cách nói và cách viết của miền Bắc. Bưu thiếp này mặt trước ghi “Người gửi,” nhưng mặt sau lại ghi “Thân ái gởi lời chào” là cách nói miền Nam. Nên nhớ là hình thức và nội dung các hàng chữ in trên bưu thiếp đều đã được hai phái đoàn Bưu Ðiện Bắc Nam thỏa thuận, nên hoàn toàn giống nhau, trừ cách viết chữ “gửi/gởi.” Nhưng chi tiết chính xác nhất xác định được bưu thiếp này là N-B là chi tiết hai chữ “BƯU THIẾP” in mặt trước. Các bưu thiếp miền Bắc thì hai chữ này gầy và cao, mà chiều ngang của hai chữ thì luôn luôn bằng chiều ngang của khung bản đồ. Trái lại, bưu thiếp miền Nam thì hai chữ này mập và lùn, chiều ngang luôn luôn lớn hơn khung bản đồ. Xem hình dưới đây. 5. Bưu thiếp #5N-B, chính xác! 6. Bưu thiếp #6N-B, nhật ấn đi 17.6.1955, đến 16.7.1955, ng. HVTúc, nn. HVDục. Bưu thiếp thực gửi từ Sài Gòn ra Hà Ðông. Người gửi là tù nhân trong khám ghi rõ số tù, tên nhà tù (rất chính xác trong thời điểm ấy: “Ðề lao Trung ương Chí Hòa”), và có cả dấu Kiểm Duyệt của nhà tù. Bưu thiếp này là một bằng chứng quá đặc biệt của chế độ lao tù thời VNCH chăng: chính sách rộng rãi đến độ tù nhân cũng được phép gửi thư từ thông tin ra tận miền Bắc cho thân nhân sao? Mong anh Dung Tran tiếp tục chia sẻ thêm những bưu thiếp khác, nhất là bưu thiếp B-N, để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau. |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (24-01-2013), dammanh (22-01-2013), Dat_stamp (23-01-2013), Dung Tran (22-01-2013), exploration (23-01-2013), huuhuetran (22-01-2013), Poetry (22-01-2013), thanhtruc (22-01-2013), Tien (22-01-2013), tranhungdn (22-01-2013), vnmission (24-01-2013) |
#6
|
||||
|
||||
Bưu thiếp giả có hai dạng:
1. Là bưu thiếp in giả mới đây. Việc giả mạo này không phổ biến. Buôn bán (giả) mà in 5-10 tấm thôi sao?! Mà in nhiều hàng trăm hàng ngàn tấm thì làm sao tiêu thụ hết?! 2. Là lấy bưu thiếp còn tồn đọng ở Bưu Ðiện rồi viết giả ngày tháng. Việc giả mạo này rất phổ biến. Khi xét việc và kết luận -bất cứ chuyện lớn nhỏ gi- cần trình độ, kiến thức, và sự cẩn trọng khoa học. Tôi đã chia sẻ một vài ý kiến khởi đầu, từ nay đứng ngoài xem mọi người tiếp tục. |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (24-01-2013), dammanh (28-01-2013), Dat_stamp (23-01-2013), exploration (23-01-2013), Poetry (22-01-2013), thanhtruc (22-01-2013), Tien (22-01-2013), tranhungdn (22-01-2013), vnmission (24-01-2013) |
#7
|
|||
|
|||
Em thấy cái này bán trên mạng. Buồn cười quá. Quá nhiều chi tiết buồn cười. Đúng là gian mà không ngoan.
http://www.ebay.com/itm/VIETNAM-1958...item589b3e077a |
#8
|
||||
|
||||
Hiện anh Dung Tran đang có trong tay một bộ sưu tập tốt về phẩm chất và số lượng, hãy khai thác và chia sẻ, là chuyện tôi mong xảy ra trên Diễn Ðàn này. Còn tôi, tôi không có vật phẩm, nên chỉ ngỏ lời chào mừng rồi đứng ngoài quan sát là đúng cương vị rồi!
Ngoài ra, Dung Tran đã tỏ ra có thiện chí. Tôi ghi nhận, và chúc anh được may mắn hơn nữa trong năm mới Quí Tỵ 2013. |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (24-01-2013), dammanh (24-01-2013), Dat_stamp (23-01-2013), Dung Tran (26-01-2013), huuhuetran (23-01-2013), Poetry (23-01-2013), thanhtruc (23-01-2013), tranhungdn (23-01-2013), vnmission (24-01-2013) |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Bưu Thiếp Về Mèo | HanParis | Các loại khác | 15 | 30-12-2014 08:23 |
Bưu Thiếp VN | Tien | Phòng trưng bày 'Tien' | 33 | 28-10-2014 10:41 |
Bưu thiếp Ðông Dương | The smaller dragon | Sinh hoạt BAN CỐ VẤN | 6 | 31-07-2013 12:37 |
Tờ tiền thiếu số 10.000 | ThinhVuongVu | Trưng bày TIỀN | 5 | 22-02-2012 10:01 |
Thiếu tem gửi thư | liuxiu | Bản tin Tem trong nước | 7 | 04-06-2009 09:01 |