Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 17-09-2008, 19:13
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định Tem Việt Minh

Trong quá trình biên dịch bài "Theo dấu những con tem Liên khu V giả" NTD có dịp nhìn thấy những con tem Việt Minh này.

Lúc đó thắc mắc ghê gớm nhưng chẳng biết hỏi ai. Nhân khi lục tìm trên mạng thì may mắn thay đọc được bài viết của bác Trần Quang Vỹ trên VDC.
Xin giới thiệu cùng các bạn :

Có hay không tem Việt Minh...
Tạp Chí Tem số 3 (tháng l/7/1993) có bài viết về tem Việt Minh để bạn đọc tham khảo, nhưng suốt hơn 6 năm không có một ai lên tiếng, cho đến Tạp chí Tem số 39 (tháng 11/1999) tác giả Đoàn Quang Vinh viết bài "Có hay không tem Việt Minh truớc Cách mạng Tháng 8/1945", đưa lên hình hai chiếc phong bì dán bưu phiếu Việt Minh được đăng ở báo Philatelia (Liên Xô cũ) ra tháng 12/1987 và cho rằng "đó là ngụy tạo và về Tem Việt Minh cho tới nay, các cơ quan hữu quan của Việt Nam không có sự thừa nhận". Đến Tạp chí Tem số 40 (tháng 1/2000) ông Trần Nghiên đưa bài "Cần làm rõ hơn sự kiện Tem Việt Minh". Vì vậy chỉ trên tư cách một nguời sưu tập tem, tôi xin cung cấp một số tư liệu sau, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này.

Tem Việt minh hình vuông



Về bài báo tác giả Đoàn Quang Vinh nhận xét về Bưu phiếu Việt Minh, tôi thấy có những điểm nhất trí sau :
Việt Minh hải ngoại đến 18/6/1945 vẫn còn tồn tại là một điều khó tin. Các đồng chí lãnh đạo ở đây (Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh, Vũ Anh) đã lần lượt về nước trước đó đã lâu.
Năm 1945, cách mạng đã lên đến cao trào và liên tỉnh Cao Bắc Lạng đã thành khu giải phóng (Việt Nam Độc lập số 222 ngày 10/7/1945) nhưng mọi hoạt động cách mạng vẫn giữ nguyên tắc bí mật vì còn thổ phỉ và phản động tay sai của Nhật. Trong mục chú ý của tờ Việt Nam Độc lập só 223 ra ngày 20/7/1945 có ghi "thư từ đi lại chỉ có giao thông quen đưa đến mới nhận thư, có tem cũng vậy. Người lạ đưa giấy giới thiệu có dán tem mặc dầu cũng phải câu lưu ngay để điều tra".
Do vậy bưu phiếu có giá tiền một cách công khai để gửi thư từ, là một việc khó có thể có được. Vả lại việc ủng hộ đoàn thể tiền mặt đều đưa trực tiếp qua các cán bộ cơ sở.
Việt Minh hay Việt Nam Độc lập Đồng minh không phải là Đảng nên không có từ "Tỉnh bộ, Liên Tỉnh bộ, Chấp ủy mà theo các tài liệu chỉ thấy ghi là Ban Việt Minh tỉnh, Ban Việt Minh Liên tỉnh, Ban Chủ nhiệm thôi. Như vậy loại Bưu phiếu Việt Minh có ghi giá tiền và in hai màu mà Tạp chí Tem sổ 39 đã nêu, tôi không thấy nói ở một tư liệu nào sưu tầm đuợc và không một nhân chứng nào xác nhận.

Tuy nhiên có một vấn đề khác tôi thấy cần nói rõ hơn. Đó là ngôi sao múi rộng và ngôi sao múi thon, theo nhiều tài liệu thì lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 dùng ngôi sao vàng cánh thon. Cờ đỏ sao vàng trong Quốc dân Đại hội ở Tân Trào ngày 16/8/1945 lại là ngôi sao vàng cánh rộng, đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1, tháng 11/1946 duyệt quốc kỳ cũng là ngôi sao vàng cánh rộng. Tuy nhiên trên thực tế lúc đó ngôi sao vàng không theo một chuẩn mực nào : Có lúc, có nơi dùng ngôi sao vàng cánh rộng, nhưng cũng có lúc có nơi lại dùng ngôi sao vàng cánh thon. Vấn đề này có liên quan đến một loại tem Việt Minh hình tròn với 1 ngôi sao cánh thon sau đây:




Tem Việt Minh hình tròn

Nhân đọc bài báo "Tem Việt Minh" đăng báo Quân đội Nhân dân ngày 17/8/1982 có đoạn viết: "Mặt trận Việt Minh phát hành một loại tem đặc biệt, đó là Tem Việt Minh... Tem Việt Minh in hình tròn trên giấy trắng, ở giữa có hình ngôi sao năm cánh (giống như phù hiệu trên mũ của bộ đội hiện nay), Tem xuất hiện từ những ngày chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám (1945)" và từ nguồn tin này, tôi đã tìm hiểu thêm và được biết :
- Tại phòng lưu trữ Của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có 1 tờ 14 con tem Việt Minh với số đăng ký BTCM 608/Gy-14 (tem tròn). Trang 207 cuốn hồi ký cách mạng "Nhớ nguồn" của Bích Tùng và Lý Đại Việt - NXB Văn hóa Dân tộc - Hà Nội 1992 có đoạn viết :
"Một buổi trưa, đang nói chuyện truớc đông đảo nhân dân xã Phương Viên (thuộc Chợ Đồn) thì bỗng nhận đuợc thư dán 3 tem Việt Minh (tem màu vàng, sao năm cánh). Vì thư ba tem (loại Đại hỏa tốc) nên phải mở ngay. Thư chỉ bằng bàn tay, những nét chữ cứng cáp, lời lẽ rõ ràng, đồng chí Hồ Đức Thành, theo lời ông cụ (hồi đó xưng ông cụ tức là Bác Hồ), đồng chí phải quay lại Cao Bằng ngay cùng với Lê Tùng Sơn lấy lại súng và người, dùng lại danh nghĩa Đồng minh Hội để đối phó Hoa quân nhập Việt. Duới ký tên Văn" (Văn là bí danh của đồng chí Võ Nguyên Giáp).
Năm 1995 tôi có được gặp cụ Hồ Đức Thành nhân chứng của sự kiện (cụ nguyên là Phó chủ nhiệm Biện sự xứ ở Long Châu Trung Quốc năm 1942 - 1944 hiện ở phố Tông Đản - Hà Nội). Cụ xác nhận như sau : "Loại tem Việt Minh hình tròn, màu đỏ gạch, giữa có ngôi sao và chữ VM, còn loại Bưu phiếu có giá tiền, nền xanh, thì chưa thấy".
Trên báo "Việt Nam Độc lập" (cơ quan tuyên truyền Việt Minh Cao - Bắc - Lạng số 224 ra ngày 30/7/1945 (hiện lưu trữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam) ở mục "chú ý" có đăng : "chỉ có tem tròn giữa có ngôi sao năm cánh và chữ VM mới có giá trị, còn những tem khác đều thủ tiêu. Chỉ có khi, việc quan hệ và rất cần mới được dán tem". Như vậy, với những tư liệu trên tôi muốn kết luận :

1/ Có Tem Việt Minh (theo đúng từ viết trên báo Việt Nam Độc lập) đuợc dùng để thông tin liên lạc ở vùng căn cứ Cao - Bắc -Lạng khoảng 1945.
2/ Tem hình tròn có ngôi sao và chữ VM là loại tem đuợc sử dụng từ cuối tháng 7/1945 thay thế cho hai loại tem phát hành truớc đó được đăng ở số 223 Việt Nam Độc lập ra ngày 20/7/1945 và số 222 Việt Nam Độc lập ra ngày 10/7/1945 (các số báo này lưu trữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có ghi hình vẽ). Sự việc của lịch sử là như vậy, còn việc tem giả, tem và phong bì ngụy tạo là việc cần phải thẩm định, đối chiếu về màu sắc, mầu giấy, cách in, kích thước... với những tài liệu đã được lưu trữ. (Trần Quang Vỹ)

Xin được nhận sự chia sẻ từ mọi người.
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (20-02-2010), chienbinh (13-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (17-09-2008), hiepsitinhyeuvadaukho (14-11-2009), Hoang Thy (11-01-2009), hoang.le (18-02-2011), hongduc2008 (10-06-2011), huuhuetran (13-11-2009), huybh (19-12-2008), kimma (16-11-2009), lamngoc (25-03-2010), manh thuong (27-11-2009), nam_hoa1 (13-11-2010), nino huynh (19-10-2011), Tien (13-11-2009), xihuan (14-11-2009)
  #2  
Cũ 13-11-2009, 11:03
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,061 lần trong 226 Bài
Mặc định

Ngoài bài viết trên, tôi còn thấy 3 bài báo sau đề cập vấn đề tem Việt Minh:

Tem Việt Minh


Trần Quang Vĩ, Tạp chí Lịch sử Quân sự số 5 tháng 9 và 10 - 2003 (http://www.temviet.com/forums/showthread.php?t=2398)

Tại Phòng bảo quản tư liệu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam chúnh tôi được xem một hiện vật là một mảnh giấy có 14 dấu tròn màu đỏ gạch với ngôi sao trắng có chữ Việt Minh ở giữa. Tờ giấy có dán nhãn ở mặt sau "BTCN-608-6y14" kèm theo là bảng đăng ký tài liệu số 1209/2 6y352 với một số nội dung sau:

- Tên tài liệu: "Tem Việt Minh hồi bí mật".
- Khuôn khổ tài liệu: các tem nền đỏ sao trắng, đường kính 0.015.
- Tên và chú quán người có tài liệu: ông Lô Quang Huỳnh, xã Bình Long huyện Hoà An, Cao Bằng.
- Ngày nơi đăng ký: Bình Long 8/8/1958 ở Sở Văn hoá. Số đăng ký 254.
- Nội dung tài liệu: Ông Huỳnh tức Thành, là một cán bộ liên lạc cho cán bộ cách mạng, đưa thư từ, từ năm 1943 đến năm 1945. Trong thời gian đưa thư, Tổng bộ Việt Minh đã trao cho ông một số tem để dán vào các thư từ hoả tốc trong hoàn cảnh bí mật. Theo nguyên tắc, có hai trường hợp: một là không cần kíp dán 1 tem, hai là khi cần kíp dán 2 cái liền. Trong trường hợp tối mật, cần kíp lắm dù đêm hôm và ngày đều phải chạy cho đến và trao cho nhũng người đã quy định, dù phải hy sinh cũng phải làm tròn khi có thư có tem này, như hồi chuẩn bị và trong thời gian Tổng Khởi nghĩa đã dùng rất nhiều. Ông Huỳnh rất quý và khi khởi nghĩa song ông giữ lại và làm kỷ niệm cho đến lúc trao cho Sở Văn hoá.

Cũng tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, chúng tôi đã đọc được bản gốc báo "Việt Nam Độc lập", là cơ quan tuyên truyền Việt Minh Cao - Bắc - Lạng, phát hành bí mật tại chiến khu, ra mỗi tháng 3 kỳ, và được thông tin thêm về tem hình tròn này:

- Báo Việt Nam Độc lập số 222, ngày 10/7/1945, ở trang 1 có bản thông cáo như sau: “Tem Cũ (hình thoi, giữa có ngôi sao 5 cánh và khắc hai chữ VM) có nghị quyết thủ tiêu hết. Khi nào dùng tem mới sẽ công bố.”

- Báo Việt Nam Độc lập số 223, ngày 22/7/1945, ở mục "Chú ý" viết như sau: “Thư từ đưa đến chỉ có giao thông quen đưa đến mới nhận. Thư có tem cũng vậy > tem mới hình chữ nhật có tàu bay ở giũa, hai cánh có ngôi sao 5 cánh.”

- Cũng tờ báo trên số 224, ngày 30/7/1945, ở mục ghi chú có viết: "Chỉ có tem tròn ở giữa có ngôi sao 5 cánh và 2 chữ VM mới có giá trị, còn những tem khác đều thủ tiêu, chỉ có khi nào việc quan hệ và rất cần mới được dán tem và chỉ 1 tem thôi, tuyệt đối không được dung tem vào việc riêng."

- Báo Việt Nam Độc lập số 225 ngày 10/8/1945, mục "Thông cáo cách gửi thư", viết như sau:

Ai cũng biết trong khu giải phóng hiện giờ không có xe thơ, các thơ tờ đều nhờ các đông chí giao thông chạy. Vậy những người viết thơ nên nghĩ tới sự khó nhọc của các đồng chí giao thông. Thư riêng không cần thiết chỉ hỏi thăm "đôi lời" hay hỏi thăm tin tức cho vui thì tuyệt đối không nên viết riêng. Uỷ Ban khu đã quy định:

1. Thơ riêng không được dán tem, Giao thông không phải chạy ngay.
2. Thơ không cần kíp chạy nội trong 1 ngày, đêm không phải chạy.
3. Thơ công cần phải chạy nội trong 1 ngày, đêm không phải chạy.
4. Thơ công khẩn cấp đến là phải chạy ngay, bất luận đêm ngày, mưa gió thì dán 2 tem.

- Chúng tôi đọc cuốn hồi ký 1 cuốn hối ký của 1 số đồng chí hoạt đọng Cách mạng ở Vân Nam vá Quảng Tây (Trung Quốc) năm 1930-1945 với tên là "Nhớ Nguồn", do Bích Tùng và Lý Đài viết (nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành 1992), ở trang 207 có đoạn viết như sau: “Một buổi trưa đang nói truyện với đông dảo nhân dân xã Phước Vên (thuộc Chợ Đồn) thì bỗng nhận được thư dán 3 tem Việt Minh (tem màu vàng, sao 5 cánh). Vì thư 3 tem (loại Đại Hoả tốc) nên phải mở ngay. Thư chỉ bằng bàn tạy, nhưng nết chữ cứng cáp, lời lẽ rõ ràng: "Đồng chí Hồ Đức Thành, theo lệnh ông Cụ (hồi đó xưng ông Cụ tức Bác Hồ) phải quay lại Cao Bằng ngay cùng với Lê Tùng Sơn; lấy lại súng và người, dùng lại danh nghĩa Đông Minh Hội để đối phó với Hoa quân nhập Việt.” Dưới ký tên Văn (bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

- Chúng tôi có gặp cụ Hồ Đức Thành, nhân chứng sự kiện (cụ nguyên là Phó Chủ nhiệm Biện sự Xứ ở Long Châu, Trung Quốc, năm 1942-1944, hiện ở phố Tông Đản, Hà Nội), cụ xác nhận như sau: “Mùa hè năm 1945, tại chiến khu Việt Bắc, có luu hành một loại tem Việt Minh hình tròn, màu đỏ gạch, giữa có hình ngôi sao và chữ VM, cụ còn chưa trông thấy các loại khác như nói ở báo Việt Nam Độc lập.”

Như vậy trong năm 1945, để tiện liên lạc trong nội bộ, chiến khu Cao Bắc Lạng, Mặt Trận Việt Minh đã phát hành một loại tem đặc biệt, đó là tem Việt Minh. Các cán bộ và cơ quan Cách mạng được dùng tem này để dán vào các công văn, thư từ gửi cho nhau (tất nhiên là thư từ bàn chuyện công tác). Ngay các giây giới thiệu cũng dán tem này coi như một ký hiệu, tuy nhiên cũng cần cẩn trọng. Trong mục "Chú ý" đăng ở số 223 báo "Việt Nam Độc Lập", có viết: “Người lạ đưa giấy giới thiệu có dán tem mặc dầu cũng phải khâu lưu ngay để điều tra.”

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch tuyên bố nền độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Đến ngày 2/9/1946, nhân kỷ niệm 1 năm thành lập nước, bộ tem mang chân dung Bác được phát hành (sắc lệnh số 172/SL ngày 27/8/1946 của Chủ tịch Chính Phủ) là bộ tem chính thức đầu tiên của nước ta.

Tuy vậy, tiền thân của dòng tem Việt Nam phải kể đến tem Việt Minh, một sự kiện vẫn còn nhiều người chưa biết tới. Hai loại tem Việt Minh "hình quả trám" và "máy bay" có lẽ đã bị hủy hết, như báo Việt Nam Độc lập đã nói, hiện nay chúng tôi không tìm ra được mẫu nào.


Bàn thêm về tem Việt Minh


Trịnh Xuân Dĩnh - Hà Nội (http://www.temvietnam.vn/news_detail...=51027&CatID=8) Cập nhật lúc 16:53' 28/9/2007

Trong dòng tem cách mạng, có những mảng nếu được lý giải, xác minh, khẳng định về bối cảnh ra đời, diện mạo, số bộ, mẫu, sự biến động qua lưu hành, sẽ giữ vị trí toả sáng, trang trọng trong danh mục tem và lịch sử Bưu điện nước nhà.

Trước hết tôi từng thấy có bộ tem mang chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh trông nghiêng cùng với lá cờ búa liềm, hoạ tiết xung quanh tương tự như bộ tem số 01 (1946) và cùng phát hành trong khoảng thời gian ấy, gồm nhiều mẫu chung hình thay mầu đổi giá, chiều cao chỉnh gần vuông so với bề ngang, và có khuôn khổ quá rộng. Chẳng lẽ do ngoại lai nên không được công nhận, song cụ thể thế nào, không phải ai cũng biết.

Tiếp đến là toàn bộ mảng tem được phát hành tại liên khu IV, V thời kỳ kháng chiến chống pháp, đến nay các tài liệu chính thức đều chưa giới thiệu đầy đủ số bộ, mẫu tem, phải chăng do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nên mọi tài liệu, văn bản đều không lưu tồn được? Thật là một sự thiệt thòi lớn.

Rồi từ năm 1993 đến nay, trên Tạp chí tem Việt Nam các bậc đàn anh đang bày tỏ quan điểm từ “có hay không” đến “thật hay giả” xung quanh mảng tem do đội quân du kích của mặt trận Việt Minh phát hành và sử dụng từ thời tiền khởi nghĩa, và đều xuất phát từ tài liệu của Tạp chí Lưu tập tem Liên Xô số tháng 12 năm 1987 với những lập luận vững chãi, lý lẽ thuyết phục.

Trên góc độ chuẩn mực chuyên môn nghiệp vụ của ngành Bưu chính, Bác Đoàn Quang Vĩnh đã phản bác, liệt tất cả tem và phong bì đều là giả tạo.

Bác Trần Quang Vỹ, bằng tâm huyết của một nhà sưu tập tem lão thành, đã phác hoạ khung cảnh hoạt động nơi chiến khu hồi ấy, và những nhân chứng như tiếp chuyện Cụ Hồ Đức Thành, hiện vật bảo tàng… và thận trọng viết: “có tem Việt Minh (theo đúng từ viết trên báo Việt Nam Độc lập) được dùng để thông tin liên lạc ở vùng căn cứ Cao Bắc Lạng khoảng 1945”.

Qua các bài báo, tôi tán thành ý kiến: Loại tem Việt Minh hình tròn không phải tem Bưu chính, mà để dùng làm dấu hiệu chỉ cấp độ chuyển phát công văn cho giao thông viên nên sẽ tăng cao giá trị nếu còn nguyên trên phong bì cùng với con tem khác.

Về tem Việt Minh hình vuông, đã hợp đủ các yếu tố: Cơ quan chủ khoản phát hành là Việt Nam Độc lập Đồng minh, phát hành tại địa bàn của các nhà cách mạng chủ chốt, biểu thị cho nhà nước Dân chủ Cộng hoà tương lai, có giá mặt, có chữ bưu phiếu, mà chữ “bưu phiếu”( ) chỉ tem thư đến nay Trung Quốc vẫn đang dùng. Do tem Việt Minh được sử dụng trong thời gian không dài, phạm vi hẹp, giữa mạng giao liên nội bộ các cơ quan trong tổ chức, như loại tem sự vụ về sau, và trong hoàn cảnh phong trào quần chúng rất sôi động nhưng tình hình cũng rất phức tạp, mọi việc luôn được đòi hỏi phải đề cao nguyên tắc bảo mật phòng gian, đến độ: “người lạ đưa giấy giới thiệu, có dán tem cũng phải câu lưu để điều tra” mọi công văn giấy tờ dùng xong phải tiêu huỷ ngay nên thật hiếm hoi những bưu phẩm thời ấy còn lưu tồn đến nay.

Với ba hình phong bì thực gửi đương thời, theo thiện ý tôi ước đoán:

- Ở chân người nhận là Anh Cả trên phong bì trong Tạp chí tem Việt Nam số 3 (1993), rất có thể là biệt danh của “anh sao đỏ”Nguyễn Lương Bằng.

- Ở phong bì 1 (Tạp chí tem số 39 năm 1999), theo tôi hiểu, chỗ ghi nơi nhận là Chấp uỷ tỉnh Số Việt Minh, có lẽ vì Việt Minh là mặt trận tập hợp mọi tổ chức, đoàn thể, cá nhân nặng lòng yêu nước, chung chí hướng đánh giặc cứu nước do Đảng ta sáng lập, nhưng là thành viên tích cực, nên trong hệ thống tổ chức không có cấp Tỉnh bộ, Liên tỉnh bộ… Ở đây có thể là Uỷ ban chấp hành Việt Minh Tỉnh. Còn chữ số có thể là chữ viết tắt của Xô Viết, theo cách gọi đương thời, tuy chữ ngắn gọn, nhưng suy ra ý nghĩa rộng lớn: Cách mạng nước ta tiếp bước đường lối xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Liên hệ sang chữ Tô Duy Ai Xô viết thường thấy trên các tem vùng giải phóng xưa của Trung Quốc.

- Phong bì 2 là của cơ sở địa phương gửi lên cấp trên là việc bình thường. Cả ba hình phong bì trên cho ta biết mặt trước biết đâu mặt sau còn những dấu tích đáng bàn.

Bằng sự am hiểu và nỗi bức xúc trước những ý nghĩa lớn lao của tem Việt Minh, tựa tiếng vọng thiêng liêng của các thế hệ cha ông từ một thời oai hùng nơi núi rừng chiến khu xưa, bác Trần Nghiên đã kiến nghị cơ quan hữu trách hãy tranh thủ khai thác tư liệu từ các nhân chứng hiện dang còn sống (Tạp chí tem số 40 /2000).

Trên tinh thần tôn trọng di vật cao quý này, tôi đề xuất thêm: Từ chức năng trách nhiệm của ngành Bưu Điện, Hội Tem Việt Nam, hãy đề ra nhiệm vụ khảo cứu những mảng tem còn nghi vấn, bí ẩn, trong đó tem Việt Minh là một phần đặc biệt, quan trọng, theo chương trình kế hoạch, đưa vào nghị quyết tại các hội nghị, đại hội chuyên ngành. Bước đầu tra cứu việc 20 năm trước, từ nguồn nào, người nào đã cung cấp sang Liên Xô những tài liệu này, ngoài số tem, phong bì ấy thì còn gì nữa, và hiện tại chúng ta dang nằm ở đâu. Bởi không gì bằng, có chúng hiển diện trước mắt chúng ta, sẽ rõ ra mọi dữ liệu cụ thể. Kết quả giám định sẽ xếp đúng vị trí có hay không, thật hay giả, chứ không thể xăm soi, suy xét vật thể qua hình bóng của nó.

Tiến tới khẳng định giá trị đích thực của các loại tem trên sẽ đáp ứng niềm khát vọng của khoa sưu tập, yên lòng người yêu tem.


Tem bưu chính cách mạng - nguồn sử liệu gốc đáng tin cậy phục vụ nghiên cứu lịch sử


Triệu Văn Hiển - Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (http://www.temvietnam.vn/intrang.asp?id=51001) (Cập nhật lúc 15:40' 12/1/2008)

Chính thức khánh thành mở cửa đón khách thăm quan vào ngày 6/1/1959, đến nay Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã trải qua hơn 47 năm xây dựng và phát triển. Trong gần nửa thế kỷ qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là không ngừng củng cố và kiện toàn, bổ sung tư liệu, hiện vật cho kho cơ sở. Hiện nay trong hệ thống kho với diện tích gần 2000 mét vuông, với hệ thống tủ, giá kệ và các trang thiết bị bảo quản tương đối hiện đại, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ trên 8 vạn hiện vật, hình ảnh, tài liệu gốc. Trong đó Tem bưu chính cách mạng là một trong những sưu tập hiện vật, tư liệu quý.

Hiện nay trong kho của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ gần 3.000 con tem với các chủ đề khác nhau như:

- Tem in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị Lãnh đạo tiền bối của Đảng và nhà nước, các anh hùng giải phóng dân tộc, các Danh nhân văn hóa và các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- Tem ghi dấu các sự kiện lịch sử.
- Tem cũ của Bưu điện Đông Dương, nhưng ngành Bưu điện cách mạng đã in đè chữ Việt Nam DCCH hoặc Việt Nam Độc lập tự do hạnh phúc để phát hành sau cách mạng Tháng 8 năm 1945.
- Tem giới thiệu về các sự kiện văn hóa, thể thao, phong cảnh thiên nhiên, các loại động vật, thực vật.

Trong những mẫu tem kể trên, ngoài 22 con tem Việt Minh - tức là những con tem nhỏ cỡ khoảng 1,5cm, do Tổng bộ Việt Minh phát hành trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chỉ với một ngôi sao năm cánh duy nhất trong vòng tròn trên nền đỏ ở giữa có chữ VM (Việt Minh) cũng màu đỏ, còn lại đa số những con tem bưu chính thuộc sưu tập hiện vật này đều là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với sự sáng tạo của các thế hệ họa sỹ tài năng ở nước ta. Bên cạnh giá trị kinh tế, giá trị giao lưu tình cảm, giá trị quảng bá du lịch và truyền tải thông tin…thì tem bưu chính còn có một giá trị đặc biệt quan trọng - đó là những tư liệu gốc để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử.

Nghiên cứu trên bề mặt của gần 800 mẫu tem về các sự kiện lịch sử, về các danh nhân cách mạng đang lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam rõ ràng đây là những tư liệu gốc quý hiếm, những nhân chứng lịch sử chân thực. Nếu sắp xếp theo thứ tự thời gian, kể từ khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, thì sưu tập những mẫu tem bưu chính của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là một cuốn sử đặc biệt, chân thực, phong phú về nội dung, độc đáo về cách diễn tả, hấp dẫn về hình tượng và màu sắc. Đặc biệt kể từ khi Quyền chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng ký sắc lệnh số: 172/Sl ngày 27 tháng 8 năm 1945 cho phép phát hành 5 mẫu tem cách mạng chính thức đầu tiên với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Nguyễn Sáng sáng tác, thì tem bưu chính cách mạng Việt Nam đã trở thành một loại di sản văn hóa vật thể đặc biệt được lưu hành trên mọi miền đất nước và hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ngày nay lần giở lại những mẫu tem cũ, mặc dù kỹ thuật in còn thô sơ, chất liệu giấy còn thấp, nhưng nội dung được thể hiện trên tem rất phong phú, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Trên hành tinh xanh của chúng ta, hàng ngày trong thế giới sôi động của ngành Bưu chính viễn thông, có hàng triệu triệu con tem bưu chính được sử dụng và lưu hành đi muôn nơi. Nhưng chắc rằng không có ở đâu lại có tem bưu chính in đè, tem giá trị bằng thóc như ở Việt Nam được lưu hành gần 60 năm trước đây. Chỉ thông qua 57 mẫu tem in đè và một chục mẫu tem có trị giá bằng 100gram, 600gram, 1kg, 2kg và 5kg thóc, mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ, có thể diễn tả hàng trăm câu chuyện lịch sử sinh động về những tháng ngày cam go, nhưng rất vẻ vang của chính quyền Dân chủ cộng hòa non trẻ của cách mạng Việt Nam.

Phần lớn các mẫu tem bưu chính miêu tả về các sự kiện lịch sử thường tập trung chủ yếu vào các mốc son tiêu biểu tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, như: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9; ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các kỳ đại hội đảng; Cao trào Xô viết nghệ tĩnh 1930 - 1931; Ngày thành lập Việt Minh 19/5/1941; Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954; Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong đó có những mẫu tem đước sáng tác và phát hành ngay trong năm diễn ra sự kiện lịch sử ấy. Chẳng hạn, bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ 4 mẫu do họa sỹ Bùi Trang Chước sáng tác và phát hành tháng 10/1954 với giá tiền là 0,6kg thóc; Bộ tem Thủ đô giải phóng được thể hiện bằng hình ảnh các em thiếu nhi Hà Nội chào đón các anh bộ đội Cụ Hồ do họa sỹ Thạch Can sáng tác và được phát hành ngày 1/1/1955 - đúng vào ngày nhân dân Hà Nội mít ting chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…

Ngoài ra, còn có hàng trăm bộ tem phản ánh về các năm kỷ niệm chẵn của các sự kiện lịch sử lớn như: Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng gồm 2 mẫu do họa sỹ Trịnh Quốc Thu, và Lê Toàn sáng tác phát hành ngày 6/1/1960; 20 năm ngày bầu Quốc hội đầu tiên của họa sỹ Đỗ Việt Tuấn phát hành ngày 6/1/1966; 35 năm cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do họa sỹ Trần Huy Khánh sáng tác, phát hành ngày 12/9/1965; 15 năm ngày thành lập nước do họa sỹ Bùi Trang Chước và Lê Phả sáng tác, phát hành ngày 6/1/1960; 40 năm quân đội nhân dân Việt Nam với 7 mẫu do họa sỹ Nguyễn Hiệp sáng tác và phát hành vào ngày 6/5/1984. Bên cạnh các mẫu tem về đề tài lịch sử, tem bưu chính cách mạng còn ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống trả lực lượng không quân của máy bay Mỹ, chỉ tính riêng đề tài bắn máy bay Mỹ, Bảo tàng cách mạng Việt Nam đang lưu giữ 17 mẫu tem do các họa sỹ Trần Lương, Đặng Quang Lạc, Lê Toàn, Đỗ Việt Tuấn, Trần Huy Khánh sáng tác để chào mừng sự kiện quân dân miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay thứ 500 vào ngày 30/8/1965, chiếc máy bay thứ 1.000 vào ngày 29/4/1966, chiếc máy bay thứ 1.500 vào ngày 14/10/1966, chiếc máy bay thứ 2.500 vào ngày 6/11/1967, chiếc máy bay thứ 3.000 vào ngày 25/6/1968 và với chủ đề Hà Nội bắn rơi B 52, ngày 10/10/1973 Tổng cục Bưu điện phát hành bộ tem của họa sỹ Trần Lương giới thiệu chiếc máy bay thứ 4181 - đây là chiếc máy bay Mỹ cuối cùng bị bắn rơi trên miền Bắc, đánh dấu sự cáo chung của chiến dịch tập kích trên không của không lực Hoa Kỳ xuống miền Bắc Việt Nam.

Tóm lại, ở góc độ sử liệu học, tem bưu chính là nguồn tư liệu gốc quý hiếm và chân thực phản ánh tương đối đầy đủ các sự kiện lịch sử diễn ra hàng ngày trên quy mô của mỗi quốc gia. Trong suốt 60 năm qua, tem bưu chính cách mạng Việt Nam không những chỉ là những sản phẩm kinh doanh của ngành Bưu chính, một đối tượng sưu tầm lưu giữ của các nhà sưu tập tem - một thú chơi “cũng lắm công phu” và quý phái, mà tem bưu chính cách mạng còn là những chứng nhân đáng tin cậy của giới nghiên cứu lịch sử học dân tộc. Nhân cuộc Hội thảo này, chúng tôi xin có hai kiến nghị như sau:

1. Trong thời đại thông tin bùng nổ, Email đã dần thay thế một phần quan trọng trong các hình thức thư tín hàng ngày. Do đó ngành Bưu chính cần nghiên cứu để có các mẫu tem đa dạng hơn, hấp dẫn hơn mới có thể tiếp tục thu hút khách hàng của Tem. Đồng thời, Bộ Bưu chính viễn thông cần khuyến khích và hỗ trợ hơn nữa cho Hội tem mở rộng mạng lưới hội viên, tạo ra một nếp quen chơi tem rộng rãi, để cho con tem đến với cộng đồng xã hội nhiều hơn, sâu rộng hơn.

2. Như chúng ta đã biết, trong những năm qua, kết quả thi môn lịch sử của các thí sinh thi vào các trường Đại học và Cao đẳng quá thấp. Hàng nghìn bài thi điểm 0 hoặc dưới trung bình. Vì vậy trước tình trạng ấy, Hội tem có thể thành lập các câu lạc bộ chơi Tem trong học sinh phổ thông, hy vọng thông qua các cuộc sinh hoạt Câu lạc bộ, thông qua các hình thức chơi tem, thông qua các nội dung trên các con tem có thể tạo thành một kênh truyền thụ kiến thức Sử học, góp phần xóa nạn “mù” lịch sử dân tộc cho học sinh phổ thông như hiện nay.

Rất mong các bạn scan giúp các bài đã đăng trên Tạp chí Tem được đề cập trong các bài viết trên. Ngoài ra, không hiểu còn bài viết nào liên quan đến đề tài trên không? Xin cảm ơn!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cồ Việt (13-11-2009), chienbinh (13-11-2009), dammanh (14-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), gtvt1989 (13-11-2009), hat_de (13-11-2009), hienthuong (16-11-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (14-11-2009), hoang.le (18-02-2011), hongduc2008 (10-06-2011), huuhuetran (13-11-2009), manh thuong (27-11-2009), nam_hoa1 (13-11-2010), open (14-11-2009), Tien (13-11-2009), tiny (18-11-2009), tugiaban (26-01-2011), xihuan (14-11-2009)
  #3  
Cũ 13-11-2009, 18:28
Cồ Việt Cồ Việt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 09-02-2009
Bài Viết : 105
Cảm ơn: 141
Đã được cảm ơn 675 lần trong 102 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác kimma. Mấy thông tin này có thể kiểm chứng được!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Cồ Việt vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (13-11-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (14-11-2009), huuhuetran (13-11-2009)
  #4  
Cũ 13-11-2009, 18:49
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,881
Cảm ơn: 53,912
Đã được cảm ơn 35,467 lần trong 9,484 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi kimma Xem Bài
Ngoài bài viết trên, tôi còn thấy 3 bài báo sau đề cập vấn đề tem Việt Minh:

...

Rất mong các bạn scan giúp các bài đã đăng trên Tạp chí Tem được đề cập trong các bài viết trên. Ngoài ra, không hiểu còn bài viết nào liên quan đến đề tài trên không? Xin cảm ơn!
3 bài viết hay thật ...trước đây coi trên TCT và temvietnam chỉ qua qua ... lần gặp bác Đ.Q.Vinh cũng chỉ hỏi sơ sơ ... lhôm nay coi lại 1 lúc 3 bài viết hay thiệt

Người có khả năng tổng hợp và phân tích như thế này chỉ có thể là bác Rồng

ko bít bác Kimma có phải bác The Smaller Dragon ko

về vụ TCT gk sẽ vìa tìm và chụp lại !
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cồ Việt (13-11-2009), chienbinh (15-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (14-11-2009), hoang.le (18-02-2011), hongduc2008 (10-06-2011), huuhuetran (13-11-2009), manh thuong (27-11-2009), nam_hoa1 (13-11-2010)
  #5  
Cũ 14-11-2009, 05:11
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,862 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Bài viết rất hay về một giai đoạn hào hùng của đất mẹ,dammanh đọc những bài này biết thêm bao thông tin mới về bưu điện VNDCCH trong những năm kháng chiến 1946-1954.Cám ơn bác Kimma nhiều!mong bác cung cấp cho d/d nhiều bài hay như vậy!
Có một điều dammanh thắc mắc nhỏ về định nghĩa thế nào là tem? rồi các loại tem như tem quân đội,tem thương binh,tem binh sỹ,tem sự vụ..rộng ra nữa có tem thiếu cước,nhãn tem (vignett) v.v..rộng hơn nữa có nhãn bảo đảm,nhãn hàng không,nhãn exspress ..(những loại dán trên bì thư) Mong các bác chỉ cho dammanh TEM VIỆT MINH thuộc loại nào?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (15-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (14-11-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (14-11-2009), hoang.le (18-02-2011), huuhuetran (14-11-2009), manh thuong (27-11-2009), nam_hoa1 (13-11-2010)
  #6  
Cũ 14-11-2009, 08:58
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,881
Cảm ơn: 53,912
Đã được cảm ơn 35,467 lần trong 9,484 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
...

Về vụ tct gk sẽ vìa tìm và chụp lại !
bài trên TCT số 3

Name:  P1060181.jpg
Views: 1166
Size:  116.3 KB

nhiều năm sau đó trên TCT số 39 có bài của bác Vinh

Name:  P1060180.jpg
Views: 1178
Size:  145.6 KB

phân tích chi tiết

Name:  P1060179.jpg
Views: 1134
Size:  136.3 KB

TCT số 40 ...

Name:  P1060182.JPG
Views: 1118
Size:  164.5 KB

tiếp ...

Name:  P1060183.JPG
Views: 1122
Size:  98.7 KB

chúc các bác cuối tuần vui vẻ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cồ Việt (14-11-2009), chienbinh (15-11-2009), dammanh (14-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (14-11-2009), hoang.le (18-02-2011), hongduc2008 (10-06-2011), huuhuetran (14-11-2009), kimma (16-11-2009), manh thuong (27-11-2009), Tien (15-11-2009), tiny (18-11-2009), xihuan (14-11-2009)
  #7  
Cũ 14-11-2009, 21:39
Cồ Việt Cồ Việt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 09-02-2009
Bài Viết : 105
Cảm ơn: 141
Đã được cảm ơn 675 lần trong 102 Bài
Mặc định

Dẻ thân mến,

Bạn có thể scan giúp rõ hơn phần chú thích tiếng Nga do TCT 39 trích dẫn được không?

Cảm ơn bạn nhiều!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Cồ Việt vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (15-11-2009), hoang.le (18-02-2011), kimma (16-11-2009)
  #8  
Cũ 15-11-2009, 18:19
Cồ Việt Cồ Việt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 09-02-2009
Bài Viết : 105
Cảm ơn: 141
Đã được cảm ơn 675 lần trong 102 Bài
Mặc định

Báo "Hồn Nước" chắc là lấy tên từ câu "Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước":

Name:  40216111-211591sm.jpg
Views: 1099
Size:  47.5 KB
Báo Hồn Nước ngày 1/7/1945

Trong bài viết trên Tạp chí Tem số 3 (tháng 3/1993), bác Ngô Châu Kỳ giới thiệu tem in đè "Chỉ dùng trong ngày Độc lập" nhưng hơi khó hiểu:

Name:  1 9 1945.JPG
Views: 1110
Size:  34.1 KB

Không rõ báo Hồn Nước ngày 1/9/1945 có đăng hình tem và bì thư như trong bài viết, hay đó là hình của tác giả sau này? Thiển nghĩ đây là một chi tiết cần phải được làm rõ.

Mong được các bạn giúp đỡ, xin cảm ơn!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Cồ Việt vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (15-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (15-11-2009), hoang.le (18-02-2011), huuhuetran (17-11-2009), kimma (16-11-2009), manh thuong (27-11-2009), Tien (15-11-2009)
  #9  
Cũ 16-11-2009, 09:04
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,881
Cảm ơn: 53,912
Đã được cảm ơn 35,467 lần trong 9,484 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Cồ Việt Xem Bài
Dẻ thân mến,

Bạn có thể scan giúp rõ hơn phần chú thích tiếng Nga do TCT 39 trích dẫn được không?

Cảm ơn bạn nhiều!
đây thưa bác Cồ-Việt, em mới chụp lại sáng nay

Name:  o cua Nga ! 16.11.2k9!.jpg
Views: 1055
Size:  153.2 KB

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Cồ Việt Xem Bài


Trong bài viết trên Tạp chí Tem số 3 (tháng 3/1993), bác Ngô Châu Kỳ giới thiệu tem in đè "Chỉ dùng trong ngày Độc lập" nhưng hơi khó hiểu:


Mong được các bạn giúp đỡ, xin cảm ơn!
còn vấn đề này chắc chúng ta phải nhờ ai đó lên thư viện quốc gia coi mất
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cồ Việt (16-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hoang.le (18-02-2011), huuhuetran (17-11-2009), kimma (16-11-2009), manh thuong (27-11-2009), tiny (18-11-2009)
  #10  
Cũ 16-11-2009, 17:08
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,061 lần trong 226 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
ko bít bác Kimma có phải bác The Smaller Dragon ko
No, thanks! Bác Rồng có đủ bộ TCT, cần gì scans của VietStamp!
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
về vụ TCT gk sẽ vìa tìm và chụp lại !
Cảm ơn Hạt Dẻ nhiều!

Vụ "tem Việt Minh" này cần phải nghiên cứu lại. Năm 1986 ông Theo Klewitz có một bài viết về vấn đề này, nhưng kết luận chưa thật thỏa đáng.

Đúng như bác Cồ Việt đã nhận xét, việc tìm lại báo Hồn Nước 1/9/1945 là cái đinh chốt! Bạn nào hỏi giúp được bác Ngô Châu Kỳ, tốt nhất là xin được một bản copy, thì tốt quá!

Về báo Филателия СССР 12/1987, tôi đã nhờ Alex_iv tìm giúp phần còn lại của bài báo, hy vọng chúng ta sớm có thông tin cho bác Cồ Việt.

Bài được kimma sửa đổi lần cuối vào ngày 16-11-2009, lúc 17:15
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cồ Việt (16-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (17-11-2009), hoang.le (18-02-2011), huuhuetran (17-11-2009), manh thuong (27-11-2009), tiny (18-11-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Bài phát biểu của Chủ tịch Hội Tem TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Minh Trang đọc tại điểm cầu truyền hình Bưu điện TP. Hồ Chí Minh trong Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Tem Việt Nam (ngày 29-12-2020) *VietStamp* Hội Tem TP. Hồ Chí Minh 0 04-01-2021 02:20
Ngày 16-05-2020: phát hành "Kỷ niệm 130 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) và 50 năm thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh (1970-2020)" hat_de Tem Việt Nam mới phát hành 0 16-05-2020 11:38
Tem nhãn Việt Minh? vnmission Cùng nhau giải đáp 5 22-03-2012 07:32
Nhờ xác minh tem lydainghia Cùng nhau giải đáp 3 27-05-2011 22:37
nhờ các bác ở TP HỒ CHÍ MINH nguyenthanhnam Cùng nhau giải đáp 8 01-10-2010 08:06



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.