Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TRƯNG BÀY - TRIỂN LÃM TEM > Kiến thức trưng bày Tem

Kiến thức trưng bày Tem Bạn muốn tham dự triễn lãm Tem để "trình làng" bộ sưu tập của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Chúng tôi sẽ giúp Bạn.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 07-05-2021, 14:07
*VietStamp*'s Avatar
*VietStamp* *VietStamp* vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
THÀNH VIÊN ĐẦU TIÊN
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: VIET STAMP - Hồ Chí Minh city - Việt Nam
Bài Viết : 1,105
Cảm ơn: 3,329
Đã được cảm ơn 3,603 lần trong 759 Bài
Mặc định Tìm hiểu về Sưu tập mở

Thể theo nguyện vọng của một bộ phận người chơi tem, Hội Tem Việt Nam đã nghiên cứu, tham khảo, tổng hợp và biên soạn một số tài liệu liên quan đến hình thức sưu tập mới trên thế giới. Tiếp theo bài viết về “Sưu tập một khung”, lần này Hội Tem Việt Nam giới thiệu về loại hình “Sưu tập mở” để mọi người cùng tham khảo, trao đổi và có thêm thông tin để hình thành loại sưu tập mới.

Sưu tập mở (tiếng Pháp: Classe ouverte, tiếng Anh: Open Class hoặc Social Philately) xuất hiện tại Úc vào những năm 1980, nhưng mãi tới Triển lãm Tem Quốc tế “Australia 99” tổ chức tại Melbourne mới chính thức công nhận lần đầu tiên với tư cách là một loại trưng bày thử nghiệm. Tại “The Stamp Show” (London - Anh) năm 2000, Sưu tập mở đã được chấp nhận và nhanh chóng trở nên phổ biến, ngày càng có nhiều nhà sưu tập hưởng ứng. Sau một thời gian thử nghiệm, Pháp và các nước đã thống nhất trình lên Liên đoàn Tem chơi Thế giới (FIP) một bản quy định về Sưu tập mở. Trên cơ sở đó FIP đã bổ sung và công bố các tiêu chí liên quan. Một trong những mục tiêu chính của Sưu tập mở là khuyến khích và tạo điều kiện để phong trào sưu tập tem ngày càng phát triển.

1- Khái niệm và sự khác biệt so với các hình thức sưu tập khác:

- Hiểu đơn giản Sưu tập mở là hình thức sưu tập các vật phẩm tem chơi và phi tem chơi có liên quan để thể hiện kiến thức sâu, rộng hơn về chủ đề một câu chuyện.

- Khác biệt chính của Sưu tập mở so với các dạng sưu tập khác là: ngoài những vật phẩm tem chơi thông thường (bắt buộc tỷ lệ tối thiểu là 50% ) còn lại là tối đa 50 % vật phẩm phi tem chơi.

- Vật phẩm tem chơi là tất cả các loại vật phẩm được chấp nhận trong các thể loại trưng bày do FIP quy định như: Truyền thống, Lịch sử bưu chính, Chuyên đề, …

- Vật phẩm phi tem chơi có thể là tất cả các loại vật phẩm đáp ứng quy định của Ban Tổ chức triển lãm (trừ vật phẩm nguy hiểm hoặc bị cấm) chẳng hạn như: thẻ điện thoại, bưu ảnh, tiền giấy, tiền kim loại, huy chương, bút tích, hóa đơn có hình, phong bì in tiêu đề, tích kê gửi xe, vé xem phim, vé nhạc kịch, nhãn hàng hóa, tờ gấp quảng cáo, móc khóa kéo, tiêu bản côn trùng, hoa, lá v.v... Các vật phẩm này bắt buộc phải có liên quan đến chủ đề đã chọn và được sử dụng để minh họa, làm rõ… chủ đề bộ trưng bày.

- Trong kho tàng vô cùng dồi dào đó, người sưu tập lựa chọn các vật phẩm có liên quan để thể hiện một cách độc đáo, sinh động và hấp dẫn nhất về chủ đề hoặc câu chuyện cụ thể, đồng thời phải chú trọng đến sự cân bằng, tính hài hòa, thẩm mỹ (ở từng trang, từng khung cũng như tổng thể bộ trưng bày).

2- Những vấn đề cần lưu ý:

2.1- Vật phẩm trưng bày:

- Không phân chia phần vật phẩm tem chơi (với tỷ lệ 50% tối thiểu) và phần vật phẩm phi tem chơi (với tỷ lệ 50% tối đa) thành hai phần rõ rệt, riêng rẽ... mà cần sắp xếp hai loại vật phẩm này đi kèm nhau, đan xen lẫn nhau và tôn tạo lẫn nhau. Điều này có nghĩa là không nên chia hai loại vật phẩm trên theo tỷ lệ tính trên số khung, số tờ mà nên ước định bằng cách tính theo cơ sở từng nửa trang trình bày.

- Không bắt buộc vật phẩm phi tem chơi phải đạt tỷ lệ tối đa 50% các vật phẩm sử dụng, tuy nhiên,sự đa dạng của các vật phẩm phi tem chơi sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tiêu chí “Xử lý” cũng như “Vật phẩm sử dụng”.

- Trước đây, do đặc điểm của các vật phẩm phi tem chơi, thường có hình khối (hoặc có kích thước lớn) không thể đưa lên khung thì có thể được trưng bày mà không sử dụng khung (khi đó cần chú dẫn trên khung là chúng được trưng bày trong tủ kính để cạnh). Trong những trường hợp này, Ban Tổ chức triển lãm phải quyết định phương thức trưng bày và cung cấp các hệ thống trưng bày phù hợp. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt bằng và các điều kiện thực tế, Ban Tổ chức triển lãm chỉ cho phép các vật phẩm có thể đưa vào khung trưng bày tiêu chuẩn (FIP có quy định không được dày quá 5 mm, kích thước cũng không quá lớn để có thể đặt trong trang triển lãm).

- Không được phép sử dụng hình ảnh “scan” hoặc tự in… lấy từ sách, báo hoặc tải về từ mạng Internet.

- Tính quý hiếm là yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị bộ trưng bày.

2.2- Nội dung thuyết minh chú giải:

- Đối với các vật phẩm tem chơi phải được diễn giải, thuyết minh bằng các thuật ngữ tem chơi phù hợp (tương tự như các bộ trưng bày thuộc thể loại Chuyên đề, Lịch sử Bưu chính, Truyền thống,… ).

- Đối với các vật phẩm phi tem chơi nội dung thuyết minh phải thể hiện rõ sự liên quan với chủ đề trưng bày và có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của cốt chuyện muốn đề cập.

- Thuyết minh nội dung tem chơi và phi tem chơi nên bố trí tách biệt hoặc dễ phân biệt, cố gắng làm rõ những thông tin thuộc “nghiên cứu cá nhân” (đề cập chủ đề mới hoặc các đặt vấn đề độc đáo, các khía cạnh mới hoặc cách tiếp cận mới), đồng thời thể hiện rõ kiến thức cũng như sự hiểu biết sâu rộng về chủ đề cũng như việc sử dụng phù hợp các vật phẩm.

2.3- Bố cục bộ trưng bày:

- Phần mở đầu gồm “Tiêu đề” (Tên bộ trưng bày), “Lời nói đầu” (Trang giới thiệu) bố trí ở trang 1, “Mục lục” ở trang 2. Nếu các trang này còn trống có thể đưa thêm tư liệu, hình ảnh phù hợp với chủ đề cho thêm phần sinh động. Nếu là vật phẩm độc đáo, hấp dẫn thì càng tốt (coi như “món khai vị” gây chú ý cho Ban Giám khảo và người xem).

- “Tiêu đề” cần ngắn gọn, hấp dẫn thể hiện rõ chủ đề chính của bộ trưng bày, “Lời nói đầu” phải cung cấp thông tin chính về chủ đề và “Mục lục” (dàn ý) thể hiện mối liên hệ giữa phạm vi và trình tự phát triển cốt chuyện cũng như cấu trúc bộ trưng bày (lưu ý làm rõ những nội dung thuộc phạm trù nghiên cứu cá nhân). Kèm theo đó là một danh sách ngắn các nguồn tài liệu tham khảo quan trọng (kiến thức chuyên ngành và kiến thức bưu chính) đã sử dụng. (Điều này giúp Ban Giám khảo có thêm thông tin để đánh giá các mẫu vật trưng bày cũng như ý đồ của người sưu tập).

- Do kích thước của các vật phẩm phi tem chơi thường rất lớn và không quy chuẩn nên việc sử dụng các trang trưng bày có khổ A3 thường dễ dàng và hấp dẫn hơn.

3- Cách tính điểm:

- Theo quy định mới của FIP, việc đánh giá, chấm điểm bộ trưng bày Sưu tập mở do các giám khảo thuộc các loại trưng bày tương ứng thực hiện.

- Các tiêu chí chấm điểm như sau:

* Tiêu chuẩn 1: Trình độ xử lý các trang trưng bày - 30 điểm.

(Trong đó: Tiêu đề và dàn ý 10 điểm; Phát triển chủ đề 15 điểm và sáng tạo 5 điểm)

* Tiêu chuẩn 2: Kiến thức và sự hiểu biết về tem chơi - 35 điểm.

(Trong đó: Tem chơi 20 điểm; Chuyên đề 15 điểm)

* Tiêu chuẩn 3: Chất lượng vật phẩm trưng bày - 30 điểm

(Trong đó tình trạng vật phẩm 10 điểm; Mức độ quý hiếm 20 điểm)

* Tiêu chuẩn 4: Hình thức trình bày - 5 điểm

Tổng cộng: 100 điểm

- Huy chương FIP sẽ được trao cho các tác phẩm đạt từ 60-100 điểm và được ghi vào hồ sơ giải thưởng FIP. Giấy chứng nhận tham gia sẽ được trao cho các tác phẩm đạt dưới 60 điểm.

4- Ghi chú:

Hiện nay, có hai phe phái tranh luận với những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau đối với Sưu tập mở:

A/ Phe phản đối: Đa số là các nhà nghiên cứu kỳ cựu, sưu tập tem cao tuổi, tỏ ra trung thành với lề lối truyền thống, muốn giữ nguyên cách trình bày bộ sưu tập triển lãm theo đúng các quy tắc chặt chẽ mà FIP đã ấn định lâu nay.

- Phe này cho rằng số lượng vật phẩm tem chơi hiện khá phong phú nên không cần thiết phải sưu tập, trưng bày thêm các vật phẩm phi bưu chính.

- Nếu muốn cho bộ sưu tập “bắt mắt” hơn thì hãy dành rộng rãi thêm vị trí cho số vật phẩm gần với bưu chính như: bưu thiếp, thiếp maxima, vi-nhét tem, thẻ điện thoại...

B/ Phe tán thành ủng hộ:
Gồm một số nhà sưu tập trung niên, đông đảo thanh thiếu niên muốn thoát khỏi sự gò bó, chật hẹp, nêu lý do:

- Cùng một chủ đề, Sưu tập mở khởi sắc, lôi cuốn hơn so với các dạng sưu tập, trưng bày truyền thống nhờ tính đa dạng của vật phẩm phi bưu chính có liên quan.

- Bộ Sưu tập mở sẽ “thuyết phục” hơn nếu có kèm theo các vật phẩm phi bưu chính là chứng tích, kỷ niệm... liên quan với vật thể, nhân vật, sự kiện lịch sử v.v...
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (07-05-2021)
Trả lời

Tags
kiến thức trưng bày tem, sưu tập mở


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.