Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Những kinh nghiệm quý (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=162)
-   -   Các tham số quyết định giá trị 1 bì thư thực gửi (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=2127)

dammanh 03-10-2008 02:22

Các tham số quyết định giá trị 1 bì thư thực gửi
 
1 File đính kèm
CÁC THAM SỐ QUYẾT ĐỊNH GIÁ TRỊ 1 BÌ THƯ THỰC GỬI
Nhân ngày giỗ cha,con viết bài này và thưa với cha rằng:Con đang tiếp tục đi trên con đường mà cha đã vạch ra,con sẽ làm hết sức mình để thực hiện những lời cha dặn.
02-10-2008/Đàm Hiếu Mạnh

Mở đầu bài này,dm muốn nói vài ý kiến sau:
1,vì sao dm lại sưu tầm bì thư VNDCCH trong giai đoạn 1954-1975
-giai đoạn này có khá nhiều sự kiện trọng đại như giải phóng thủ đô hà nôi T10/1954, thành lập trung đoàn 559 do đại tá ĐỔNG SỸ NGUYÊN là tư lệnh và khi thống nhất tổ quốc nó đã phình ra thành đoàn 559 vô cùng hùng mạnh và đại tá ĐỔNG SỸ NGUYÊN đã được phong vượt cấp lên trung tướng.-đó là con đường mòn HỒ CHÍ MINH. Sự kiện vịnh bắc bộ,mớ đầu cho chiến dịch bắn phá ác liệt của không quân mỹ ra miền bắc VN từ 5/8/1964 và kết thúc hoàn toàn 31/12/1972.Bác HỒ đọc lời kêu gọi TỔ QUỐC LÂM NGUY vào năm 1967 khi ở mn có khoảng 500000 lính mỹ và chư hầu,rồi tết MẬU THÂN 68,trận chiến ác liệt ở thành cổ QUẢNG TRỊ,chiến dịch DBP trên không,hiệp định PARI được ký kết,và cuối cùng là chiến dịch HỒ CHÍ MINH lịch sử-kết thúc chiến tranh trên lãnh thổ VN,Đất nước thống nhất.
-Nó gắn liền tuổi thơ và cả cuộc đời niên thiếu của DM
-Nó quý hiếm do hoàn cảnh như vậy,nhất là các bì thư gửi ra nước ngoài
-Nó có nét rất riêng từ phong bì,tem,các nhãn tem,mực viết và bút tích trên bì thư luôn gợi cho DM thấy như phảng phất sự ác liệt trên mảnh đất quê hương trong một giai đoạn lịch sử …
-Nó xuống cấp ít so với tem,trong điều kiện khí hậu VN.
2,Trong bài này dm chỉ dùng tư liệu của sưu tập riêng thôi,điều đó không có nghĩa đó là những bì thư hay nhất,mà đơn giản các tư liệu khác dm chưa được phép của chủ nhân và thực sự dm chưa được cầm tận tay nên chưa khẳng định 100%.
3,Các vấn đề viết ra chỉ là ý kiến chủ quan của dm,mặc dù có sự trao đổi qua các chuyên gia,các nhà sưu tầm ở châu âu và bạn bè xa gần,nên chắc chắn có nhiều thiếu sót,nhất là sự trích dẫn các tài liệu và tác giả.Vậy DM thành thật xin lỗi trước!
4,Cuối cùng dm muốn tưởng nhớ đến người cha đã khuất và muốn nói rằng:Thưa cha!con đã đi theo con đường mà cha đã đi và con đã,đang và sẽ làm theo lời cha dặn dò trong lần cuối con gặp cha ở PARIS vào năm 1999.

##########

Để cảm nhận vẻ đẹp của 1 cô gái,một ngôi nhà,một đóa hoa..còn dễ,nhưng để cảm nhận một bức họa trường phái ấn tượng,một bình sứ hay một bì thư..gọi là đẹp theo tôi cần có tri thức và kinh nghiêm nữa.Đành rằng nó quý hiếm là do quy luật cung cầu và phụ thuộc người đối diên(như bác nai nói),nhưng tôi thấy đánh giá nó cũng có những nguyên tắc nhất định.Như đánh giá 1 bình sứ đẹp,trong giới sưu tâm thường hay nói:NHẤT DÁNG,NHÌ MEN,TAM TOÀN,TỨ CỔ hay CỔ ĐI LIÊN QUÁI..(lưu ý các bạn đừng hiểu quái là hình thù quái dị).Theo tôi bì thư nên chia ra 2 loại chính:
-Bì thư cổ,đó là các bì thư nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
-Bì thư cũ bao gồm FDC,PC,CC, BƯU THIẾP,MC (gồm cả gửi và không gửi qua đường bưu chính)
Về nguyên tắc các tham số quyết định bì thư áp dụng cho cả 2 loại,nhưng thường chỉ có hiệu quả cho loại 2 thôi .
1.Tóm tắt như sau:
Về các loại bì thư tôi không giải thích thêm nữa và cũng không xắp sếp loại nào giá trị hơn loại nào,mà chủ yếu muốn trình bày các tham số nào ảnh hưởng đến bì thư nói chung và dẫn chứng chủ yêu là bì thư thực gửi VNDCCH.,hoặc bì thư khác nếu bì thư thực gửi VNDCCH mà tôi có không đủ để minh họa.
-Con tem dán trên bì thư (gồm có chất lượng con tem,mệnh giá con tem,chuyên đề con tem,tính đặc biệt của con tem và cuối cùng là vị trí dán tem cũng như quan hệ giữa thời gian phát hành con tem này với ngày gửi bì thư đi)
-Dấu nhật trình trên bì thư,gồm dấu đi,dấu đến,dấu transit và dấu kỷ niệm (chất lượng dấu,kiểu con dấu và ngày đóng dấu)
-Phong bì thiết kế có mỹ thuật không,do đâu xuất bản và chất lượng phong bì..
-Các nhãn tem khác như nhãn tem bảo đảm,nhãn tem máy bay(HK) nhãn tem của 1 tổ chức,công ty hay cá nhân nào đó(vignette) và những nhãn đặc biệt khác.
-Các dấu khác như dấu của tổ chức nào đó có tính toàn cầu hoăc phổ biến rộng rãi,dấu công ty,dấu cá nhân,dấu chuyển phát nhanh,dấu tối mật,dấu kiểm tra hải quan,dấu thiếu tem hay hồi thư do không có người nhận,và dấu tuyên truyền các chủ chương chính sách của nhà nước.
-Bút tich trên bì thư,đặc biệt bút tích các nhân vật nổi tiếng,
-Cuối cùng là sự cố đặc biệt đến bì thư.
Dưới đây là một trong những bì thư mà theo tôi là đẹp,quý trong dòng bì thư VNDCCH

File Đính Kèm 15690

Đây là bì thư tôi mua năm 1997 từ chính chủ nhân,với giá thời điểm đó là 328 usd,đây là bì thư gửi có bảo hiểm,một dạng gần giống DHL hay EMS chỉ khác không chuyển phát nhanh.Đặc điểm là dấu HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT.Bì thư đẹp một cách hoàn mỹ:tem đẹp và quý,dấu đặc biệt và rất rõ,phong bì được bảo quản rất tốt,nhãn tem bảo đảm không in R mà in theo tiếng vn là BĐ,đặc biệt có dấu công ty đóng trên bì thư,một điều thường ít làm trong giai đoạn này vì tinh thần phòng gian bảo mật.Trong thời kỳ 1956 chưa có nhãn tem HK riêng của vn,dùng nhãn cắt từ 1 bì thư sản xuất thời pháp.Hiện nay một nhà sưu tâm tem và bán tem balan giao dịch rộng, sẵn sàng trả dm với giá cao hơn hẳn khi ĐM mua!
(còn tiếp)

.

vnmission 04-10-2008 17:55

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 20910)

CÁC THAM SỐ QUYẾT ĐỊNH GIÁ TRỊ 1 BÌ THƯ THỰC GỬI
  1. Tem (chất lượng, mệnh giá, chuyên đề, tính đặc biệt, vị trí dán, ngày gửi)
  2. Dấu nhật trình
  3. Phong bì
  4. Các nhãn tem khác
  5. Các dấu khác
  6. Bút tich
  7. Sự cố đặc biệt

Hết sức xin lỗi bác DamManh vì tôi mạn phép bác tóm tắt một cách thô thiển những điểm mà tôi cho là quan trọng để dễ nhớ. Tôi chắc nhiều bạn cũng như tôi đang sốt ruột chờ các phần tiếp theo của bác, riêng tôi rất trông đợi phân tích của bác về cước phí.

hat_de 05-10-2008 08:28

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 21243)
Hết sức xin lỗi bác DamManh vì tôi mạn phép bác tóm tắt một cách thô thiển những điểm mà tôi cho là quan trọng để dễ nhớ. Tôi chắc nhiều bạn cũng như tôi đang sốt ruột chờ các phần tiếp theo của bác, riêng tôi rất trông đợi phân tích của bác về cước phí.

phần cước phí chắc có rất nhiều vấn đề cần sắp xếp lại, có lẽ bác ấy đang soạn

theo thiển ý của ngu thần thì đủ cước là tốt, nhưng trong các trường hợp đủ cước chắc cũng có nhiều trường hợp, bằng 1 tem hay kết hợp nhiều tem. Chính vì ko đủ cước nên việc kết hợp nhiều tem sẽ tạo ra 1 tổ hợp vô hạn các kiểu dán tem ứng với mức cước trong 1 giai đoạn nào đó.

xem bài các giai đoạn cước của bác Gà hồi tháng trước thấy thật thú vị

bên cạnh nhưng thư đủ cước còn thư dư cước hoặc thiếu cước, những cái này còn có thêm con dấu phát sinh và tem phạt thì phải. Hy vọng nếu có thời gian các bác sẽ trình diễn 1 se-ri vật phẩm để minh họa cho bài tới :)

dammanh 14-10-2008 11:32

Các tham số quyết định giá trị bì thư thực gửi
 
15 File đính kèm
1.Con tem dán trên bì thư:
Có thể nói tham số này là quan trọng nhất, là chủ thể mặt nổi của bì thư( ví như người bố trong 1 gia đình) mặc dù trong những hoàn cảnh đặc biệt bì thư không có dán tem vẫn vận chuyển,như bì thư quân đội,bì thư hội CTĐ…bì thư dán tem in giá sau hay tem máy như thời gian gần đây(hìnhminh họa)

File Đính Kèm 16974

Hai mặt bì thư đóng tem máy

File Đính Kèm 16975

Bì thư đóng tem máy không rõ bao nhiêu??

File Đính Kèm 16976


Bì thư của hội chữ thập đỏ,không dán tem
File Đính Kèm 16977

Bi thư QĐ PHÁP ở ĐÔNG DƯƠNG không tem

File Đính Kèm 16978

Bì thư dán tem in giá tiền sau/gủi từ MỸ sang LITVA

a.chất lượng con tem:đây là một điều quan trọng,đặc biệt khi rơi vào con tem chủ thể của bì thư,nó làm giảm giá trị bì thư không nhỏ(50% thậm chí hơn) hay do bảo quản không cẩn thận ( hình minh họa)điêu này cũng thường thấy ở bì thư CC,do sự cẩu thả của nhân viên bưu điện hay chủ nhân khi xé tem khỏi tờ tem để dán,hay có trong PC khi chủ nhân tiếc tem hơi hỏng như bị mỏng,hơi gấp nếp, nên dán lên bì thư để che khuất khuyết tật này(nhất là tem quý và tem dị bản-vì thực tế tem quý và tem dị bản để sống vẫn giá trị hơn!)tuy vậy nếu do sự cố đặc biệt thì lại quý như bị cháy một chút bì thư do bom đạn,nhân vật nổi tiếng ký lên bì thư,ký đè lên cả temv.v..

File Đính Kèm 16979

Bì thư gửi từ AI CẬP.có 1 tem mầu đậm hẳn,tiếc là bị gấp nếp
File Đính Kèm 16980

Carte postal dán tem rèn dị bản(mã số 012) không có chữ 1952 và giấy khác

File Đính Kèm 16981

Bì thư tem hỏng do bảo quản kém,mua giá 4 usd để làm tư liệu về bút pháp
& kích thước con dấu/bì thư còn lá thư bên trong,thu thực gửi không có dấu đến

b.mệnh giá tem:phù hợp với cước phí,nếu bì thư dán nhiều tem thì con tem mệnh giá cao nhất,nếu ngày gửi không quá xa ngày phát hành thường là tem chủ thể.Nếu bì thư dán nhiều tem mệnh giá cao(cùng mệnh giá nhưng khác loại thì lại giảm giá trị).Nếu dán các tem cùng gần ngày phát hành thì toàn bộ là tem chủ thể(đặc biệt có 2 loại tem với loại tiên khác nhau) thường mệnh giá cao thì bì thư quý,nhưng ngày gửi thư phải đúng giai đoạn,nhất là thời kỳ tiền mất giá(minh họa)

File Đính Kèm 16982

Bì thư dán nhiều tem cùng mệnh giá,tem sớm nhất mã số 031/ph 20-5-58 tem muộn nhất mã số 039/ph 23-9-58(tem chủ nhân tự dán,không mua ngay bưu cục).

c.chuyên đề con tem:là chuyên đề thời thượng sẽ tăng giá trị bì thư lên 30% nhất là loại CC.Đặc biệt nếu đủ bộ (nhưng phải phù hợp với cước phí).Nếu bì thư dán con tem đầu tiên của chế độ đó về chuyên đề nhiều người quan tâm thì rất quý (thí dụ tem bộ 016 chuyên đề xe lửa,bộ 020 chuyên đề phong cảnh,bộ 026 chuyên đề di tích,bộ 043 chuyên đề cầu,bộ 059 chuyên đề hoa quả,bộ 081 chuyên đề thú,bộ 146 chuyên đề WWFv.v.. trong dòng tem VNDCCH-GHI THEO DANH MỤC CTT.) đặc biệt nếu bộ tem đó phù hợp nhiều chuyên đề càng quý.như bộ mã số 049 vndcch.

File Đính Kèm 16983

Bì thư dán tem HK duy nhất trong dòng tem VNDCCH,chuyên đề máy bay,tem mã
Mã số 060 phát hành ngày 20-11-1959,bì thư chỉ gửi sau 5 ngày so ngày phát hành

d.Vị trí dán tem:tem chủ thể thường dán góc trên bên phải,dán đúng chiều tem,nếu đủ bộ càng đẹp,nếu 1 loại tem ,khối 4 là đẹp nhất (tứ quý) thứ nhì 3 tem liền tùy khổ tem mà 3 tem dọc quý hay 3 tem ngang quý(tam phong) thứ 3 là tem đôi(nhị thánh) tem dán mặt sau nếu chỉ để đủ cước phí thì còn chấp nhận được,còn nếu là tem chủ thể gọi là sái (lỗi số ví như mũi là trung nhạc,lại có 1 nốt ruồi nằm trình ình ra yểm thì hỏng kiểu mất rồi!)


File Đính Kèm 16984

Bì thư NHỊ THÁNH cả chiều dọc với chiều ngang,gửi đi 13-11-1956

File Đính Kèm 16985

Bì thư TAM PHONG theo chiều dọc,gửi đi ngày 1-10-1957.Có dấu ban TDTTTU
File Đính Kèm 16986

Bì thư TAM PHONG theo chiều ngang,gửi đi 27-11-1956







File Đính Kèm 16987





Bì thư LỤC MẠCH THẦN KIẾM,gửi đi 6-8-1958 nhưng lỗi số vì dán tem mặt sau.

e.Quan hệ giữa thời gian gửi thư và ngày phát hành tem:tem chủ thể thường là tem gần ngày phát hành nhất,những tem quá xa ngày phát hành dán trên bì thư làm bì thư xuống giá trị ,nhất là khi đồng tiên mất giá,làm bì thư bố cục thiếu chăt chẽ.tinh ý thấy ngay sự lạc lõng của con tem đó.Tuy nhiên với một số nước nhu cầu gửi thư nhiều,một mã tem phát hành số lượng lớn,hay vào cuối TK19 và đầu TK20,các quốc gia thường phát hành ít mẫu tem nhưng số lượng nhiều nên tem dùng trong 1 thời gian dài thì viêc đó lại tự nhiên.
f.Sự cố đặc biệt của con tem dán trên bì thư: Tem in có lỗi phát lệnh thu hồi (thí dụ con tem cử tạ )tem dị bản (tem công đoàn 300đ ngược),tem thất thoát số lượng lớn nay còn ít (tem MTB,chính phủ về thủ đô 1000đ),tem phát hành số lượng ít (binh sỹ lá mạ) tem dùng sai nguyên tắc (tem sự vụ,tem binh sỹ,tem bưu chính nông thôn,tem địa phương trong thư gửi ra nước ngoài,tem sự vụ,tem bưu chính nông thôn trong thư cá nhân)
Trên là các đặc điểm của tem ảnh hưởng đến giá trị bì thư,cụ thể có các cách tính sau:

Phụ lục 1: Để tính giá trị 1 bì thư qua các con tem có nhiều cách tính như sau:
-Tính dựa trên FDC,thường áp dụng cho các bì thư gần đây khi mà bì thư PC thực gửi được sản xuất quá nhiều.Trong catalog thông thường FDC chỉ bằng 1,2 giá trị tem sống
( có nghĩa công mình chầu chực xin được dấu đẹp,chọn bì thư thế mà chỉ đươc 20% giá tri bộ tem chưa kể tem dán phụ thêm coi như lỗ khi có dấu hủy)thậm chí còn tính theo giá tem chết khi bộ tem không có chuyên đề sản xuất quá nhiều (thí dụ FDC của TIỆP KHẮC,như bộ chủ đề danh nhân STALIN mã số 603-604 catalog michell giá tem sông 8 euru nhưng FDC chỉ có giá 4 euro bằng 125% giá tem chết)
Trên cơ sở đó thường tính giá bì thư qua: tem chủ thể (1,2-1,5 giá tem sống) +giá tem chết của các tem còn lại và không tính tem hỏng (thường áp dụng cho bì thư gần đây,PC)
-Tính dựa theo giá NỀN của con tem chủ thể trên bì thư:cách tính như sau:giá nền 1 bì thư theo con tem chủ thể đó là M,thì bì thư NHỊ THÁNH là 1,5M,bì thư TAM PHONG 1,8M,bì thư TỨ QUÝ 2,0-2,2M,còn trên nữa như NGŨ LONG CHẦU NHẬT,LỤC MẠCH THẦN KIẾM,BÁT TIÊN QUÁ HẢI v.v.. thì tùy thuộc từng bì thư(vui một tý)
Các tem còn lại tính theo giá tem chết,tem dán mặt sau chỉ tính 0,8-0,9 giá trị,cách tính này hay áp dụng cho CC,BƯU THIẾP THỰC GỬI,theo tôi các bì thư VNDCCH thường tính theo cách này,còn giá nền bao nhiêu cuối bài này có lẽ sẽ đề cập đến.
-Tính theo cách coi toàn bộ tem là chủ thể, giá 1,2-1,5 giá tổng các tem (giá tem sống)cá biêt trong giai đoạn cụ thể giá lên 4-5 lần tổng giá tem sống,thậm chí cao hơn,như bì thư ,thụy sỹ,phần lan trước năm 1950,bì thư trung quốc 1964-1968 v.v..
-Riêng bì thư xuất hiện tem dị bản hay tem có lệnh thu hồi thì tùy từng loại và đối tượng mua,theo tôi những bì thư này chú trọng nhất tính tự nhiên của nó??

Phụ lục 2:cước phí 1 bì thư 20gr trong dòng tem VNDCCH (theo danh mục tem vndcch 1945-1975 do TRẦN NGUYÊN biên soạn và hội tem phát hành 1991 và do tổng kết trên các bì thư gửi ra nước ngoài và trích dẫn từ d/d temviet mục “một số nét cước thư..”)
-giai đoạn 1945-1946 dùng tem in đè VNDCCH lên tem đông dương,vì thường các tem có phụ thu,số bì thư thực gửi còn quá ít rất khó xác định cước phí 1 lá thư trong nước,theo cá nhân tôi giá cước phí 1 lá thư là 25 xu (không tính phần phụ thu).Còn thư gửi ra nước ngoài thực sự chưa thấy,nhất là sang châu âu.??
-Giai đoạn 1947-1948 thư gửi không phải dán tem,miễn cước phí
-Giai đoạn 11/1948-1951 (khi chưa phát hành tiền mới vào 6-5-1951) giá cước phí 1 lá thư công vụ là 0,600 kg thóc,giá cước 1 lá thư đầu giai đoạn là 1,5đ đến cuối giai đoạn là 100 đ.Thư gửi nước ngoài chưa rõ cước phí ??
-Giai đoạn 5/1951-10/1954:cước phí 1 lá thư trong nước lúc đầu giai đoạn là 10đ (tiền mới-tiền NH) đến cuối giai đoạn là 100 đ ,còn thư gửi ra nước ngoài là 500 đ
-giai đoạn 10/1954-27/2/1959: cước phí 1 lá thư 20gr gửi trong nước là 150đ,thư mở không rõ,còn thư 20gr gửi ra nước ngoài là 650 đ (thư HK) còn thư thường 300đ,thư bảo đảm là 1000 đ,quá cân nặng tùy trọng lượng tính cước??
-Giai đoạn 3/1959-1975:cước phí tính đơn giản.
Thư trong nước giữa các tỉnh huyện,thư gửi ra nước ngoài đường bộ là 12 xu,thư trong nội thị 6 xu.
Thư hàng không là 20 xu
Sau do tình trạng chiến tranh,quy định càng lỏng lẻo,tiện thì gửi không chú y cước phí (thí dụ thư HK cũng dán tem 12 xu).
Ngoài ra còn các dòng thư riêng như dòng thư địa phương LK5,LK4,NGA KHÊ,hay thư QUÂN ĐỘI THƯƠNG BINH,Thư dán tem sự vụ (trong kháng chiến chống PHÁP 1945-1954).Dòng thư MTDTGPMN,THƯ BƯU CHÍNH NÔNG THÔN,THƯ DÁN TEM SỰ VỤ,THƯ BINH SỸ THƯƠNG BINH (trong giai đoạn chống MỸ 1955-1975).
Với các bì thư của dòng thư nay ,tem thương binh,binh sỹ không có giá mỗi tem có giá trị gửi 1 lá thư 20gr trong nước,tem sự vụ,tem bưu chính nông thôn có giá nên cách tính như quy định của nhà nước cho 1 lá thư bình thường.
Riêng các dong thư địa phương tôi chưa đủ tư liệu và sự hiểu biết,nên không thể viết ra đây,thành thật xin lỗi mọi người,mong các bậc tiền bối chỉ dẫn thêm.

File Đính Kèm 16988



Đây là một bì thư thực gửi mà theo dammanh đẹp,các bạn giải thích là đúng hay sai,và tại sao như vậy?

(còn tiếp)

dammanh 12-11-2008 08:09

Các tham số quyết định giá trị bì thư thực gửi
 
17 File đính kèm
Trước khi trình bày tiếp tôi muốn viết đôi điều
1.Xin đính chính một sai sót ở phần trên là tem sự vụ vẫn gửi thư ra nước ngoài trong các thư công vụ.
2.Bì thư cuối cùng tôi đưa lên đẹp vì các lý do sau
-bì thư đẹp,chất lượng bảo quản rất tốt,tem đẹp sạch và dấu rõ ràng
-dán đủ bộ tem HAI BÀ TRƯNG,một bộ tem có nhiêu đặc điêm thú vị:Là bộ tem đầu tiên phát hành tiền theo giá tiền mới.Chủ đề rất hay về lịch sử,về phụ nữ,tôn vinh vai trò người phụ nữ vn,đặc biệt cưỡi voi ra trận đánh giặc thật hiếm,xứng đáng 8 chữ vàng BÁC HỒ đã tặng ANH HÙNG,BẤT KHUẤT,TRUNG HẬU,ĐẢM ĐANG cho phu nữ vn.
-bộ tem còn để lại thắc mắc nhỏ: theo danh mục tem vn do CTT phát hành mới nhất thì con tem CẨM PHẢ là con tem cuối cùng in mệnh giá tiền cũ phát hành ngày 3/3/1959 còn bộ tem HAI BÀ TRƯNG là bộ đầu tiên phát hành tiền mới chỉ sau 11 ngày là 14/3/1959.Còn theo tài liệu của TRẦN NGUYÊN biên soạn có dẫn chứng cụ thể bộ HAI BÀ TRƯNG phát hành theo nghị định 16-NĐ 24-2-1959 của bộ trưởng GTBĐ,còn con tem MỎ THAN CẨM PHẢ phát hành 3/3/59 vậy có tài liệu nào làm sáng tỏ hơn vấn đề này??? Với riêng tôi cái gì còn bí ẩn cần khám phá là đẹp.
--bì thư dán cả tem tiền cũ và tem tiền mới,nhưng bố cục không lạc lõng chút nào vì ngày gửi thư rất gần ngày đổi tiền,cước phí đúng 20 xu cho 1 lá thư HK theo quy định mới.

####

2.Dấu nhật trình đóng trên bì thư:
Như đã đề cập,con tem là chủ thể bề nổi của bì thư thì dấu nhật trình đóng trên bì thư là chủ thể bề chìm,quan trọng không kém gì con tem,như NGƯỜI MẸ trong gia đình.Nó kết hợp với con tem một cách hài hòa tạo nên 1 vẻ đẹp hoàn mỹ,là chứng tích của lịch sử bưu chính và là thông điệp của quá khứ gửi đến cho hiện tại.
Xét một cách khách quan,vào nửa sau thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20,việc phát hành tem ở các nước thường ít mẫu tem nhưng số lượng lớn,thậm chí phát hành nhiều đợt và với 1 mẫu tem được dùng thời gian dài,chính vì thế giá 1 bì thư phụ thuộc mạnh vào con dấu.Đơn cử con tem đầu tiên lưu hành trên lãnh thổ Balan phát hành năm 1860 do chính phủ NGA HOÀNG phát hành được dùng đến tận năm 1918,khi nước Balan độc lập.Một bì thư dán con tem này phụ thuôc hoàn toàn vào dấu,có giá từ 400 euro đến 15000 euro.Những con tem CERES của PHÁP phát hành từ 1849 dùng đến cuối thế kỷ 19.Đặc biệt ở MỸ do đồng tiền ổn định giá,tem phát hành trên mỗi mẫu có số lượng rất lớn nên nhiều con tem phát hành từ thế chiến 1 ngày nay vẫn thấy dán trên bì thư một cách tự nhiên,không thấy sự lạc lõng gì cả.
-Dấu đi đóng trên mặt trước bì thư tối thiểu là 2 dấu,một hủy tem và thứ 2 để thể hiện rõ các chứng tích trên con dấu như thời gian là ngày tháng năm đóng con dấu,như không gian là địa phương đóng dấu (tên địa phương và thường tên nước) dạng con dấu như kích thước con dấu - đường kính có thể khác nhau,nhưng các con dấu nhật trình thông thường hình tròn (quy định ) còn các kiểu oval,chữ nhật,lục giác v.v.. chỉ dùng trong các trường hợp cá biệt như seaport ,hòm thư lưu động v.v...Một bì thư có giá trị dấu gửi thư phải luận ra được nơi gửi và ngày,tháng và năm gửi.Khi xác định rõ rồi thi thời gian càng sớm càng giá trị,thời gian gửi thư (thể hiện trên dấu) càng gần ngày phát hành tem càng tăng giá trị bì thư,dấu địa phương vùng càng ít dân sinh sống,dấu càng hiếm,càng giá trị, dân càng lười viết thư dấu thể hiện hiếm càng làm bì thư đắt,dấu vùng chiến sự tăng giá tri bì thư lên nhiều như dấu VĨNH LINH (năm chiến sự 1964-1972) dấu QUẢNG TRỊ 1971(minh họa).Đặc biệt dấu chuyên dụng của 1 số cơ quan đầu não dùng ,như quốc hội,trung ương đảng,mặt trận tổ quốc v.v....Ngày nay do liên lạc có nhiều hình thức nhanh và tiện lợi,nên bì thư thực gửi trên thế giới có phần giảm về số lượng.nên sưu tầm bì thư thực gửi CC càng ngày càng khó và giá bì thư sẽ tăng theo t/g.

File Đính Kèm 21513



1.Bì thư gửi từ hải phòng có 2 dấu đóng rõ ràng,1 hủy tem,1 để luận t/g và k/g gửi thư,thư có dấu transit Hanoi.đúng cước phi HK lúc này là 650 đ

File Đính Kèm 21514



2.Bì thư thực gửi dấu Con cuông nghệ an hiếm có thấy,hơn nũa cô nhân viên bưu điện lười, chỉ dóng 1 dấu.thư thực gửi 1961


File Đính Kèm 21515




3.Bi thư gửi từ VINH LINH của ông CÔN gửi về nhà,bút tích ông CÔN,không có dấu đến, mua tại ĐỨC ,không rõ phải thực gửi không??

File Đính Kèm 21516

























































4. Bi thư gửi từ tuyến lửa về 29/4/1975 QUẢNG TRỊ vừa giải phóng.dấu quảng bình

File Đính Kèm 21517


5.Bì thư dấu Lai châu,còn ĐB có thể là đặc biệt hay điện biên,dấu khá hiêm trong dòng thư VNDCCH.
Đặc biệt cũng có dấu lỗi,như khắc có lỗi chính tả,thiếu thông tin như tên nước,gần đây có dấu chỉnh ngày tháng sai,đóng rồi lại phải đóng lại (minh họa).Trong trường hợp dấu đi có ngày tháng trước ngày phát hành tem thì có giá tri cao /trong dòng tem VNDCCH nhiều bộ tem phân phối xuống các địa phương mới công bố phát hành,nên xảy ra hiên tượng địa phương bán tem ra trước ngày tuyên bố phát hành,và có bì thư trước ngày phát hành một cách tự nhiên (minh họa).

File Đính Kèm 21518


6.Dấu ngày 25/2/56 trước ngày tuyên bố phát hành 1/3/1956 (rất tiếc chủ nhân đã rửa bì thư này )dấu gửi ra nước ngoài thiếu chữ VN.Mua chính chủ nhân người balan

File Đính Kèm 21519


7. Bì thư có lỗi về dấu kỷ niệm,không đề rõ năm nào

-Dấu đến chỉ có tác dụng xác định rõ lộ trình của bì thư(chỉ làm giá trị bì thư tăng tối đa 5%,tuy nhiên trong trường hợp dấu đến đóng ngày sớm hơn cả dấu đi hay cách quá xa ngày gửi thư,thi gia trị bì thư tăng lên do tham số các sự cố đặc biệt (minh họa).Hoặc dấu đến chỉ ra địa phương đang xảy ra sự cố đặc biệt như chiến tranh,sóng thần,bão lớn v.v..…Tuy vậy dấu đến thiếu trong dòng PC gây 1 cảm giác bì thư thực gửi 50%..

File Đính Kèm 21520



8.FDC thực gửi từ Saigon đi Litva,thư gửi cuối năm 2003,dấu đến đánh nhầm năm 2002

-Dấu chuyển tiêp(transit) nó cho biết lộ trình của bì thư,tuy nó không làm tăng giá trị bì thư lên nhiều nhưng trong trường hợp đặc biệt thì lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng (như bì thư chuyển bằng khinh khí câu khi Paris bị ĐỨC bao vây trong thế chiến 1,bì thư trong chuyến bay bị tử nạn,con tầu bị đắm.hoặc đơn giản hơn là Phương tiện đó dùng thời gian ngắn (minh họa)hay thư đi nhầm đường(minh hoa)


File Đính Kèm 21521


9. Bì thư gửi đi TIỆP KHẮC từ Thanh Hóa transit Hà Nội,lộ trình hợp lý

File Đính Kèm 21537



10,Mặt sau bì thư từ NEPAN Gửi đi LITVA,lại đi vòng qua NGA,bằng chứng dấu tiếp nhận tại nga và dấu transit là bưu cục ở sân bay quôc tế NGA.

File Đính Kèm 21538


11.Bì thư gửi từ tiêp khắc đi ÁO,thất lạc đúng 1 năm,từ 2/1/1973 đến 8/1/1974 (qua dấu đến cho thấy sau 1 năm lại trở về Brno Tiệp khắc)mặc dù Brno nằm ngay biên giới Áo.


-Dấu kỷ niệm là dấu do bưu điện phát hành nhân kỷ niêm phát hành 1 bộ tem mới hay kỷ niệm 1 sự kiên trọng đại,ngày nay dể quảng cáo du lịch hay ủng hộ một phong trào,một sự kiện nên có dấu kỷ niêm kết hợp liên dấu nhật trình (minh hoa) Đặc biệt dùng dấu kỷ niệm thay cho dấu nhật trình trong bì thư CC thì rất quý! theo thời gian là 1 minh chứng dấu đó do bưu điện làm ra và để chứng tỏ tính trung thực phải có dấu đến để xác định PC hay FDC thực gửi ,nếu không có bì thư loại này thiếu tính tự nhiên của nó!
Ngày nay dấu kỷ niệm có thể do các công ty hay tổ chức từ thiện ,câu lạc bộ phát hành nên chỉ có ý nghĩa tuyên truyền,ít tăng giá trị bì thư,nhưng ngược dòng thời gian thì nhiêu khi có giá tri cao,như dấu kỷ niệm do SUNHASABA phát hành trong dòng thư VNDCCH,dấu CTĐ trong thế chiên 1&2,dấu kỷ niệm trong bì thư indochine hay bì thư
3.Dấu bưu cục khu phố trong nội thị
Ngoài ra còn các con dấu gửi xe lửa như dấu hà nội ga,v.v..VNCH, LOGO các hotel nổi tiếng,hãng nổi tiếng v.v..


File Đính Kèm 21539

12. Bưu ảnh gửi sang ĐÔNG ĐỨC có đóng dấu kỷ niệm chào mừng ĐHĐ lần 3

File Đính Kèm 21540
13.FDC Đầu tiên do Công Ty SUNHASABA phát hành,dấu kỷ niêm các tỉnh như hanoi,thai nguyen,haiphong,v.vv.Vĩnh linh chính là địa phương có cầu HIỀN LƯƠNG
Là ranh giới tạm phân chia theo hiệp đinh GENERVER khi đất nước chưa thống nhất.

Xin giới thiệu một số con dấu trong dòng thư VNDCCH.
1 Dấu bưu cục trung tâm thành phố.
2,Dấu bưu cục địạ Phuơng cấp huyện
Trong dòng thư VNDCCH ,dấu thường khắc gỗ,vi thế dạng rất khác nhau,dấu chưa có mã số bưu cục,mà cho tới tận năm 1976 mới có.Dưới đây là một vài dấu các tỉnh quận , huyện trong dòng thư VNDCCH.

File Đính Kèm 21541


14 Dấu mot vai tỉnh thành,bưu cục trung tâm.Thứ tự 01-hanoi,02-haiphong,03-haiduong, 04-dienbien,05-vinhyen,06-yên phong,07-haiphong2,08-hanoi2,09-hanoi3,10-laocai,11-sontay,12-ninh bình.v.v..


File Đính Kèm 21542




15.Dấu các bưu cục địa phương,theo thứ tự 01-ninh giang,02-ky anh,03-dong dao,04-lao..
05-binh gia,06-,07-hoan kiem,08-an duong.

File Đính Kèm 21543









































16.Mặt trước bi thư FDC kỷ niệm phát hành bộ tem100 năm của phong trào chữ thập đỏ. Có dấu kỷ niệm ,dấu ngày gửi thư là ngày phát hành đầu tiên nhãn bảo đảm …

File Đính Kèm 21544


17.Mặt sau của bì thư fdc thực gửi:có dấu đến của bưu điện Hanoi,có dấu tiếp nhận của sunhasaba và bút tích nhân viên nhận,có tem phụ dán thêm,đây la 1 FDC Thực gửi hoàn toàn.
Phần tiếp theo,tôi sẽ trình bày các tham số khác nhu thiêt kế phong bì,các dấu khác dấu nghiệp vụ bưu chính,các nhãn tem bưu chính và nhãn các tổ chức khác và cuối cùng một số kinh nghiệm đánh giá nhanh sơ bộ 1 bì thư thực gửi và đề cập vài bì thư ngụy tạo

Đinh Đức Tâm 12-11-2008 10:29

Thưa Bác DamManh, các phần bác nói rất hay và bổ ích
tuy nhiên những phần đó cháu thấy có nhiều yếu tố khách quan
ví dụ: hiện nay nhiều nơi không thèm đấu dấu đến, dấu đi thì có, đấu đến thì không => giảm giá trị của bìa thư. Hiện nay cái này rất là nhiều.
còn dấu đi, hiện có 2 loại dấu ở Việt Nam: 1 dấu đóng (thường mờ, ko rõ ràng, chỉ rõ ràng khi mình xin là để làm TL, còn ko thì họ đóng dấu rất tệ) và 1 dấu in (rất rõ, tuy nhiên lại ít dùng)
Những cái này cũng làm giàn đi giá trị bìa thư phải ko ạh
cháu sẽ tìm mấy cái để dẫn chứng ạh

hat_de 12-11-2008 10:39

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ecophila (Post 31711)
Thưa Bác DamManh, các phần bác nói rất hay và bổ ích
tuy nhiên những phần đó cháu thấy có nhiều yếu tố khách quan
ví dụ: hiện nay nhiều nơi không thèm đấu dấu đến, dấu đi thì có, đấu đến thì không => giảm giá trị của bìa thư. Hiện nay cái này rất là nhiều.
còn dấu đi, hiện có 2 loại dấu ở Việt Nam: 1 dấu đóng (thường mờ, ko rõ ràng, chỉ rõ ràng khi mình xin là để làm TL, còn ko thì họ đóng dấu rất tệ) và 1 dấu in (rất rõ, tuy nhiên lại ít dùng)
Những cái này cũng làm giàn đi giá trị bìa thư phải ko ạh
cháu sẽ tìm mấy cái để dẫn chứng ạh


những điều kể trên là rất đúng
phần vì ngành bưu vội, khi lại ...tặc lưỡi
là người chơi chúng ta nên dặn họ 1 câu trước khi gửi, ko thì đành chấp nhận thui. ko cần lấy dẫn chứng đâu, mọi người đều biết mà
phần nầy bác Mạnh đang tập trung vô nội dung chính còn phần mở rộng như eco nói chúng ta đều hiểu rùi mà ... cứ bình tĩnh ... rảnh bác ấy sẽ nói về phần mở rộng đó

nhất là khi những lỗi khách quan làm tăng giá trị bì ... vì dụ quay sai ngày, đóng lộn dấu ... :D

vnmission 12-11-2008 12:31

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 31695)
Dấu đi đóng trên mặt trước bì thư tối thiểu là 2 dấu,một hủy tem và thứ 2 để thể hiện rõ các chứng tích trên con dấu như thời gian là ngày tháng năm đóng con dấu,như không gian là địa phương đóng dấu (tên địa phương và thường tên nước)

Mong được bác Đàm Mạnh và các bạn giải thích rõ hơn điểm này: dấu thứ 2 có bắt buộc phải có không, nếu có thì theo quy định nào? Tôi nhớ tại LHQ, New York, bưu điện dứt khoát không chịu đóng cái dấu thứ 2 này!

dammanh 14-11-2008 06:37

Lý giải 2 dấu trên bì thư
 
10 File đính kèm
Đây là một quy định của từng nước,trong tạp chí tem vn 1/ 1999 No 34 cũng đề cập vấn đề này. Nhận thấy trên các bì thư của PHÁP và các nước thuộc địa pháp cũ luôn thưc hiện điều đó như bì thư đông dương.Đặc biệt các bì thư bảo đảm,bì thư có bảo hiểm luôn tuân chỉ làm sao đọc được rõ ngày tháng trên con dấu,và vi thế mặt trước luôn đóng ít nhất 2 dấu.
Ngày nay có nhiều lý do quy dinh này it thưc hiện ở một số nước do xuat hiện nhiều kiểu dấu như dấu máy,dấu có tuyên truyền quảng cáo,dấu chất lượng cao.
Còn ở BALAN vào dịp cuối năm người dân thường nay gửi rất nhiều thư chúc tết bạn bè.Có một lần tôi vào một bưu cục và luôn nghe thấy tiếng đóng dấu CHAT-BUM,và chợt hiểu họ đóng 2 dấu,tôi có hỏi bà giám đốc bưu cục và được trả lời rằng:Dó là quy định bưu điện, tránh đôi lúc kiện cáo lôi thôi giữa người gửi và nhận thư (thí dụ như câu chuyện dammanh sẽ kể dưới đây!
Cũng để bám sát chủ đề “”các tham số..”” sưu tầm bì thư đóng 2 dấu có phần tôi thấy giá trị hơn,còn đóng 1 dấu không có nghĩa sai quy định,bì thư vẫn có tính hoàn hảo.
Câu chuyên của dammanh như sau:
Năm 1997 dammanh có mua 1 mảnh đất ở thủ đô VACSOVI,vì chưa đủ điều kiện pháp lý nên bà công chứng ghi rõ thời hạn để sang tên là đến 31/12/2002.Nhưng đến 31/12/2002 dammanh vẫn chưa chạy kịp thủ tục và có nguy cơ mất trắng mảnh đất.Đúng 8 h tối dammanh chợt nhớ đến 1 người bạn tem là luật sư về bất động sản,bèn gọi điện hỏi và xin một lời khuyên,và được câu trả lời quý báu:Bạn phải ra ngay bưu điện trung tâm thành phố vì lúc đó duy nhất chỉ có 1 bộ phận nhỏ bưu điện vẫn nhận thư và gửi 1 lá thư cho chủ đất xin gia hạn hợp đồng và nhớ nhắc cô nhân viên bưu điện đóng 2 DẤU VÀ THẬT RÕ NGÀY THÁNG TRÊN BÌ THƯ VÀ BIÊN LAI,bạn làm ngay trước khi hết hạn hợp đồng và ra tòa mới cãi được.Đến 10h30 tối khi hoàn tất công việc dammanh mới rõ ích lợi của sưu tầm tem!
Từ đó thành thói quen cứ nhìn 1 bì thư thực gửi là dammanh chú ý ngay 2 dấu hay 1 dấu. Dưới dây xin giới thiêu một vài bì thư tuân thủ rõ quy định này.

File Đính Kèm 21705
BÌ THƯ BRASIN

File Đính Kèm 21706
BI THƯ PHÁP

File Đính Kèm 21707
File Đính Kèm 21708
BI THU BALAN,VÌ CHẤT LIỆU GIẤY KHÔNG ĂN DẤU,NHÂN VIÊN BƯU ĐIỆN PHẢI ĐÓNG DẤU TRÊN 1 MẨU GIẤY TRẮNG RỒI DÁN LÊN BÌ THƯ.

File Đính Kèm 21709
BÌ THƯ PHÁP 1908,MẶC DÙ RẤT NHIỀU DẤU VẪN TUÂN THỦ CÓ 1 DẤU ĐỂ LUẬN NGÀY THÁNG.

File Đính Kèm 21710
BÌ THƯ NƯỚC TAFF THUỘC PHÁP.

File Đính Kèm 21711
BI THƯ MARTIQUE VÀ COTE DVOIRE

File Đính Kèm 21712
BÌ THƯ AI CẬP VÀ BÌ THƯ CCCP.

File Đính Kèm 21713
BÌ THƯ ÚC VÀ PHÁP GẦN ĐÂY.

File Đính Kèm 21714
BÌ THƯ BRASIN VÀ PAKISTAN.

hat_de 14-11-2008 07:57

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 31872)
Đây là một quy định của từng nước,...
Câu chuyên của dammanh như sau:
...Đến 10h30 tối khi hoàn tất công việc dammanh mới rõ ích lợi của sưu tầm tem!
Từ đó thành thói quen cứ nhìn 1 bì thư thực gửi là dammanh chú ý ngay 2 dấu hay 1 dấu. Dưới dây xin giới thiêu một vài bì thư tuân thủ rõ quy định này.

Câu chuyện của bác Dammanh thật ly kì, và thú vị. Ở VN hay các nước cũng vậy, dấu bưu điện được coi như 1 bằng chứng pháp lý, bởi đơn giản như nhiều cuộc thi nếu thư tới sau thời gian kết thúc thì dấu bưu điện sẽ là căn cứ để xem bài thi đó có được tính hay ko
vậy nên việc quy ngược dấu là hành vi vi phạm pháp luật, rất may là ngành bưu nơi nơi đều thông cảm cho mấy bạn tem thi thoảng gây phiền phức :|

huuhuetran 14-11-2008 10:29

Cám ơn Bác Dam Manh về bài bì thư phải có 2 dấu đi ,đó cũng là một kinh nghiệm quí giá cho chúng ta . Tôi nhìn lại số bì thư DCCH của mình , có đến phân nửa là một dấu ! Còn về số tem có đấu nhật ấn rõ tên các bưu cục , tôi xem lại tem lẻ VNDCCH của mình và chọn ra được gần 100 mẫu con đấu trên đó có thể đọc tên bưu cục được ,rất vui và cám ơn Bác Dam Mạnh đã giới thiệu và gợi ý !

dammanh 14-11-2008 11:25

cám ơn bác huệ nhiều.số tem đóng dấu các bưu cục VNDCCH rất quý về lịch sử bưu chính và kinh tế,mong bác giới thiệu cho mọi người được xem.

vnmission 14-11-2008 11:58

Câu chuyện của bác Đàm Mạnh thật hữu ích. Khi mới sang Mỹ sinh sống, tôi hơi bất ngờ vì người ta rất coi trọng dấu bưu điện. Thí dụ, để làm thẻ thư viện công cộng, hay để xác nhận địa chỉ làm bảo hiểm y tế..., người ta chỉ cần 01 bì thư gửi đến địa chỉ mà mình khai báo, thế là xong!

Đinh Đức Tâm 14-11-2008 14:15

cảm ơn bác DamManh về những thông tin ở trên
Hôm qua, đi công tác về, lèo đèo lội suối mệt nhừ, nhưng vẫn mở mấy thùng bìa thư cũ ra để xem. cháu chỉ băn khoăn chỗ dấu đến, và cuối cùng cũng phát hiện ra, ko cỏi bưu điện hiện giờ mới "lười" đóng nhật ấn đến, mà cả những năm 1980 - 1990 cũg vậy, có khá nhiều bì thư chỉ có dấu đi mà ko có dấu đến.
Đến đây, cháu đã làm 1 vài bìa thư (ko gửi) và những bìa thư gửi bưu điện, về ko có gì khác biệt.dấu vẫn thế, nếu có khác thì bì thư gửi đen hơn, còn bì thư ko gửi trắng hơn.
và cũng thắc mắc thêm 1 điều nữa "liệu bì thư có nhiều dấu hiệu của bưu điện là bì thư có thêm giá trị" cháu nghĩ kể cả dấu nghiệp vụ. cháu thấy phát rối vì những bìa thư có cái số hiệu "ko biết là cái gì" và cảm thấy khó chịu vì nó. làm giảm giá trị bì thư
cháu đã chụp lại nhiều, nhưng chưa dám đưa lên, vì sợ lạc đề của bác.
Hy vọng sau hết loạt bài của bác, cháu sẽ đưa lên ngay topic của bác để bác và mọi người bàn luận.

huuhuetran 14-11-2008 16:57

Tem VNDCCH
 
1 File đính kèm
Xin gửi đến diễn đàn một số tem có dấu nhật ấn tương đối rõ theo gợi ý của bác Đàm Mạnh.

huuhuetran 15-11-2008 04:44

Tôi nghĩ rằng nếu các nhà sưu tập cùng một mục đích làm một chuyên đề ;DẤU NHẬT ẤN CÁC BƯU CỤC CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRÊN TEM BƯU CHÍNH ,thì hay biết mấy phải không các Bác ?Tôi được biết Bác TỤNG thực hiện được bộ nhật ấn các bưu cục VNCH đấy !

Đinh Đức Tâm 15-11-2008 06:48

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi huuhuetran (Post 32017)
Tôi nghĩ rằng nếu các nhà sưu tập cùng một mục đích làm một chuyên đề ;DẤU NHẬT ẤN CÁC BƯU CỤC CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRÊN TEM BƯU CHÍNH ,thì hay biết mấy phải không các Bác ?Tôi được biết Bác TỤNG thực hiện được bộ nhật ấn các bưu cục VNCH đấy !

cái này các bậc tiền bối mà làm được thì tuyệt vời quá ạh, thế hệ trẻ bọn cháu thì quá khó để làm chuyên đề này ạh
cháu cố gắng lắn chỉ kiếm được những bì thư từ 1976 trở lại thôi ạh
các bậc tiền bối làm chuyên đề này, thế hệ trẻ bọn cháu sẽ giúp 1 tay trong lĩnh vực nào đó, như phần công nghệ chẳng hạn,

vnmission 15-11-2008 10:03

Nếu tôi không nhầm, bác Bảo Khánh có rất nhiều tem có dấu VNDCCH, mong bác chia sẻ với mọi người!

Ngoài TVV (cách đây 4 năm), không hiểu có bạn nào sưu tập dấu CHXHCNVN không?

Đinh Đức Tâm 15-11-2008 10:14

dạ dấu DHXHCNVN thì mới mà bác
sao thía bác vnmission
từ 1975 đến nay ạh

dammanh 15-11-2008 11:13

Tôi cũng đồng ý với ý bác HUỆ,catalog MICHELL từ lâu đã chia tem VNDCCH GIAI ĐOẠN ĐẦU làm 3 loại:sống,chết thực gửi và CTO .họ đánh giá chết thực gửi như giá tem sống .Mong các bác với tâm huyết việt nam và yêu tem việt nam cùng góp sức vào xây dựng một bộ dấu các bưu cục VNDCCH,DẤU KHẮC GỖ!!

huuhuetran 15-11-2008 12:21

Cám ơn bác DAMMANH rất nhiều về những thông tin trên,mong được nói rõ hơn về dấu khắc gỗ . Khi xem các dấu nhật ấn Hà Nội giai đoạn đầu tôi thấy hình như kích cở khác nhau !

Đinh Đức Tâm 15-11-2008 13:43

Bác Đam Mạnh ơi
cho cháu hỏi lệch 1 tí (ko phải chủ đề topic ạh)
cháu nhìn thấy trên mấy bìa thư
bác có mấy cái địa chỉ luôn
vậy đây có phải địa chỉ bác đang ở ko ạh
Đàm Hiếu Mạnh
Centrum Handlowego maximus – Hala C
Box 186 – 184
Aleja katowicka 62, 05 – 830
Nadarzyn, Polska
có pảhi ko bác, kỷ lục địa chỉ thành viên đây, dài quá,hi

vnmission 15-11-2008 14:32

@ ecophila:

Đúng vậy, nếu có thời gian tôi sẽ cố gắng sưu tập dấu của tất cả các bưu cục VN hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị!

Đinh Đức Tâm 15-11-2008 15:00

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 32076)
@ ecophila:

Đúng vậy, nếu có thời gian tôi sẽ cố gắng sưu tập dấu của tất cả các bưu cục VN hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị!

Nếu thế cháu sẽ giúp bác mấy cái bưu cục ở Đà Lạt ạh

Đinh Đức Tâm 15-11-2008 15:31

8 File đính kèm
gửi mấy bác và mọi người vài cái bìa thư. mấy bác cho bình luận loạn xạ cho thế hệ trẻ bọn cháu tiếp thu ạh, còn mấy cái nữa (mấy cái hỏi bàc Dammanh và mọi người ạh, mà chưa đưa lên)
mặt trước
File Đính Kèm 21876
mặt sau
File Đính Kèm 21877
mặt trước
File Đính Kèm 21878
mặt sau
File Đính Kèm 21879
mặt trước
File Đính Kèm 21880
mặt sau
File Đính Kèm 21881

File Đính Kèm 21882

File Đính Kèm 21883

tiendat 15-11-2008 15:40

các tham số ......
 
xin mạo muội bớt lời hay để thêm ý đẹp về giá trị của con đấu bưu cục bưu chính : đã từng là chứng nhân lịch sử xương máu của nhân loại nói chung , mỗi quốc gia dân tộc nói riêng ! như : giả sử VIỆT NAM với vấn đè HOÀNG SA,TRƯỜNG SA mà có được con dấu bưu cục của 2 quần đảo này tại thời điểm nắm quyền kiểm soát thì đâu đến nỗi phải lao tâm khổ tứ đến ngày nay ! nói vậy để biết vậy mà tâm phục khẩu phục với tiền nhân đã dạy :" nắm dao phải nắm đằng chuôi " bởi vậy nên tiendat bước vào sân chơi TEM này cũng gặp duyên với sự chỉ dạy của tiền nhân ,tiền bối để cố gắng nắm lấy cái chuôi :" con dấu là đầu cơ nghiệp " của bì thư thực gửi và con tem thực gửi. Vì vậy quan trọng hơn cả là dấu thật phải ra thật ,dấu giả phải định rõ nguồn gốc xuất xứ . chứ đâu cần số lượng mà không có chất lượng

dammanh 16-11-2008 02:30

Sơ bộ tổng kết
 
2 File đính kèm
[B]
Rất cám ơn các bác vầ các bạn,theo gợi ý của bac vnmission,dammanh mong ông bạn thân BẢO KHÁNH GIỚI THIỆU ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC CHIÊM NGƯỠNG.
Đúng như bác hue nhận xét rất tinh,đúng là giai đoạn đầu 1954-1955 khi miền bắc vn thống nhất dấu khắc gỗ kích thước nhỏ hơn,sang năm 1956 kich thước to hơn gần dạng chuẩn nhưng cách khắc và bố cục vẫn giống dấu thời đông dương .chỉ 1957 thì dâu mới có phong cÁCH CHUẨN NHƯ SAU NÀY.
Đúng như bác tiendat suy luân,dammanh thấy sưu tâm con dấu cần tinh hơn số lượng,đặc biệt tránh dấu giả,tránh hiện tượng đi xin dấu rồi về làm CC bì thực gửi
Bạn ecophila thân mến!Đó là đia chỉ cửa hàng MỸ NGHỆ &TÚI BALO V.v..của gia đình dammanh.hàng ngày thường dammanh ở đó từ 9h đên17h,chăm chỉ bán hàng để lấy tiền mua,....tem!mạn phép d/d xin giới thiệu hình ảnh của hàng mỹ nghệ của dammanh và cửa hàng chỉ và mãi mãi chỉ tôn vinh văn hóa VN

File Đính Kèm 21927
BÌ THƯ 1955 DẤU ĐÓNG KICH THƯỚC NHỎ

File Đính Kèm 21926
CỬA HÀNG BÁN ĐỒ MỸ NGHỆ CỦA DAMMANH

huuhuetran 16-11-2008 02:42

Nếu có thể xin các Bác cho ý kiến về mẫu tem tôi giới thiệu ở trên , mẫu tem lực sĩ cử tạ có dấu Nông Cống ?

dammanh 17-11-2008 10:38

Theo catalog Michell giá con tem cử tạ sống là 100 euro còn tem chết thực gửi là 150 euro.Như dammanh được biết sau khi phát hành 2 tuần thì có lệnh thu hồi,tem lúc đó mới có ở hanoi và haiphong thôi!Con tem của bác huệ lại là dấu THANH HÓA-NÔNG CỐNG và ngày 3-12-??? đáng tiếc không rõ năm,nếu 1962 thì đẹp quá!
1 nêu tem chất luọng tốt thì rất có giá về cả giá trị lịch sử và kinh tế
2 nếu tem hỏng thì nặng về giá trị lịch sử.
cái quan trọng là từ đâu bác có,để hình dung LỘ TRÌNH CON TEM NÀY ĐÃ ĐI,trên hình ảnh dammanh chỉ có thể lý giải vậy thôi!

hat_de 17-11-2008 11:00

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 32170)
tem lúc đó mới có ở hanoi và haiphong thôi!Con tem của bác huệ lại là dấu THANH HÓA-NÔNG CỐNG và ngày 3-12-??? đáng tiếc không rõ năm,nếu 1962 thì đẹp quá!

Vậy là có thể ai đó mua tem tại HN và HP sau đó cầm về Thanh Hóa dùng, có thể năm 62 dùng ngay hoặc năm sau mới dùng .. có thể thậm chí năm sau nưa

Nếu nó còn nằm trên bì thực gửi cả dấu đến dấu đi sạch đẹp rõ ràng có khi lên tới cả ngàn đô.

Bác Huệ cố nhớ xem bác mua lẻ được hay ngày còn nhỏ .... bóc trên bì ra #:-s

huuhuetran 17-11-2008 12:58

Cám ơn Bác Đàm Mạnh rất nhiều về thông tin trên . Đây là một con tem do một người bạn rất thân ở miền bắc gửi , cần nói thêm là người bạn nầy từng gửi tặng và trao đổi với tôi nhiều tem và bì thư , vật phẩm quí hiếm ! Có lần một bạn tem đề nghị đổi mẫu tem nầy lấy mẫu lực sĩ sống, do thích dấu nhật ấn Nông Cống nên tôi do dự mãi , sau cùng đi đến quyết định không đổi !!!

hat_de 17-11-2008 13:23

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi huuhuetran (Post 32178)
...Có lần một bạn tem đề nghị đổi mẫu tem nầy lấy mẫu lực sĩ sống, do thích dấu nhật ấn Nông Cống nên tôi do dự mãi , sau cùng đi đến quyết định không đổi !!!

đó là 1 quyết định sáng suốt, con tem dấu Nông Cống ấy có giá trị gấp nhiều lần con tem sống. Giờ nếu có điều kiện bác nhờ người bạn thân đã từng gửi nó cho bác hồi tưởng lại xem con đường nào đã đưa con tem kia tới tay bác ấy :D

huuhuetran 17-11-2008 13:54

Chú sẽ theo gợi ý của Dẻ , cố truy tìm nguồn gốc mẫu tem nầy . Chú nhớ trước đây Dẻ có bài viết về Thanh Hóa , về Nông Cống cho nên cố pots mẫu tem nầy để cháu xem đấy , thân .

dammanh 29-11-2008 03:13

Các tham số quyết định giá trị bì thư thực gửi
 
24 File đính kèm
3.CÁC NHÃN TEM NGHIỆP VỤ VÀ DẤU NGHIỆP VỤ BƯU CHÍNH:Con tem trên bì thư ví như người bố,còn dấu nhật trình như người mẹ,còn các nhãn tem và các dấu phụ như đàn con cháu trong nhà tạo nên một gia đình hạnh phúc
Nhãn tem bảo đảm,ký hiệu R-recommant hay trong dòng thư VNDCCH đôi khi có ký hiệu BĐ,trên nhãn tem ghi rõ số thứ tự thư bảo đảm và tên bưu cục.(hình mh).nhãn tem bao đảm kết hợp các con tem dán phù hợp về cước phí,tăng thêm tính thực gửi của bì thư Nếu.nhìn lại quá khứ, trong dòng thư indochine trước khi chưa có nhãn tem baỏ đảm thường đóng dấu R trên bì thư
File Đính Kèm 22417

File Đính Kèm 22418


.
Nhãn tem HK theo quy định UPU luôn có mầu da trời thẫm.và viết tiếng pháp par avion.Xét dòng thư VNDCCH,lúc đầu chưa có nhãn tem riêng,thường các bì thư cắt nhãn tem HK trên bì thư pháp, hoặc đóng dấu parr avion,cho tới cuối 1957 mới sản xuất nhãn HK mầu xanh ghỉ rất đặc biệt,cho đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã xuất hiện 1 nhãn HK mới.
File Đính Kèm 22419
File Đính Kèm 22420
File Đính Kèm 22421
File Đính Kèm 22422
nhãn tem hàng không M1,M2,M3 có khoảng cuối 1957,còn M4 có vào đầu năm 1970.



Các nhãn chuyển thư bằng máy bay (HK) M1,M2,M3,xuất hiện chính xác từ ngày nào không rõ.Theo tôi sớm nhất là giữa năm 1957,riêng nhãn M4 từ đầu 1970

Ngoài nhãn trên ra,còn có nhiều nhãn tem đặc biệt dùng trong các trường hợp cụ thể như .nhãn tem thư có bảo hiểm,nhãn tem thư qua kiểm duyệt,nhãn vạch tương tự dấu đến,nhãn espreess..v.v..

File Đính Kèm 22423
nhãn W ở balan có nghĩa là wartosc ,là thư có bảo hiểm nội dung bên trong.

File Đính Kèm 22424
nhãn tam giác mầu da cam là nãn đã qua kiểm duyệt của chính nhân viên bưu điẹn người đức ở bưu cục đó,trong các nước đông âu bị đức chiếm đóng từ 1939-1945



Nói một cách khái quat các nhãn nghiệp vụ bưu chính chỉ tăng tính xác thực của bì thư thưc gửi,nó không quyết định lớn đến giá 1 bì thư,tuy vậy nó nấng giá nền bì thư lên 5-10%.
Ngoài ra còn các nhãn của các tổ chức khác như tổ chức từ thiện:HTT,HƯỚNG ĐẠO,BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,BÀ MẸ TRẺ EM,,THIẾU NHI V.V..Các nhãn này thường có giá hoặc không,nhằm quyên góp tiền nhằm mục đích nào đó có tính từ thiện hay xã hội,nó thường dán mặt sau,nếu mặt trước thì bên trái bì thư,đặc biệt khi dấu nhật ấn đóng đè lên càng có giá trị

File Đính Kèm 22425
nhãn HTT dán trên bì thư hylap của hội C T Đ

Các dấu nghiêp vụ thường đóng mặt trước bì thư,riêng dấu kiểm duyêt hay dấu bí danh người kiểm duyệt hay đóng mặt sau bì thư .các dấu thường gặp như dấu kiểm tra hải quan,dấu đủ cước phí hàng không,dấu thiếu tem,hồi thư hay dấu thu thêm lệ phí khi phát tận nhà.v.v..

File Đính Kèm 22426
dấu kiêm tra bằng máy của HQ sân bay
File Đính Kèm 22427
dấu kiểm tra HQ hà nội,thư không củ cước phí nên xóa nhãn HK đi
Ngoài ra có các dấu khác không thuôc ngành bưu chính như dấu hội CHƯ THẬP ĐỎ ,dấu HƯỚNG ĐẠO , dấu BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,dấu công ty, dấu cơ quan,,dâu cổ động tuyên truyền, dấu kỷ niệm 1 sự kiên nào đó,dấu cá nhân v.v..

File Đính Kèm 22428
dấu sứ quán tiệp khắc đóng trên bì thư năm 1956

File Đính Kèm 22429
dấu đong trên bì thư cổ động các phong trào của nhà nước đề xuất.
Kết luận:các nhãn tem và các con dấu trên bì thư,nhất là các bì thư TK19 nhiều lúc có vai trò rất giá trị (thí dụ dấu hội chữ thập đỏ đóng trên bì thư TK19 phù hợp tính thời gian làm bì thư có thể tăng thêm vài trăm euro hoặc hơn nữa) hay đơn cử dấu các sứ quán trên bì thư VNDCCH gửi ra nước ngoài trong giai đoạn 1954-1960 ,dấu các cơ quan đầu não của chính phủ trên các bì thư công vụ,dâu cổ động tuyên truyền trên các bì thư VNDCCH
4.PHONG BÌ THIẾT KẾ;một gia đình hạnh phúc mà sống trong một biệt thự sang trọng thì tổ ấm càng hạnh phúc.Đó chính là các bì thư.Nhìn lại các bì thư nhiều khi có thiết kế rất đẹp,mà lâu nhất đó là bì thư cùng phát hành với con tem đầu tiên của nước Anh do nhà đồ họa người anh MULREADY thiết kế và phát hành 6-5-1840 với 2 loại màu giá 2 xu và đen trắng giá 1 xu mà ngày nay giá bì thư trắng loại này đã lên đên 300 euro(đen) và 450 euro(mầu) .Trên thế giới có trào lưu sưu tầm các bì thư do 1 công ty nổi tiếng phát hành thí dụ bì thư có tiêu chí ngân hàng,hotel nổi tiếng v.v..vì thế nhiều bì thư tưởng bình thường mà giá trị lớn chính do chiếc phong bì do một số công ty hoặc cá nhân sản xuất
File Đính Kèm 22430
bì thư đầu tiên phát hành 6-5-1840 của nhà đồ họa MULREADY cùng con tem đầu tiên
File Đính Kèm 22431
phong bì có tiêu chí ngân hàng


.

Trong dòng bì thư VNDCCH có 4 loại bì thư thiết kế có giá trị cao:
1.bì thư sản xuât năm 1955-1959 với hình vẽ có đôi chim bồ câu ngậm lá thư và ảnh tháp rùa hay chùa một cột,thể hiên nguyên vọng tha thiết của nhân dân MB VN mong muốn theo hiệp định GERNEVER sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất cả nước

File Đính Kèm 22432





2 bì thư do công ty xuất bản sách thiết kế và phát hành (SUNHAXABA) có dạng tờ rơi,thư công vụ hay bì thư thông dụng có LOGO của công ty ở mặt sau.minh họa,xuất hiên từ năm 1957 khi công ty SUNHASABA được thành lập và kiêm nhiệm kinh doanh tem và các ấn phẩm bưu chính bì thư thực gửi hay FDC VNDCCH trên cơ sỏ phong bì do SUNHASABA phát hành sẽ tăng tinh thực tế và giá trị
File Đính Kèm 22433



Tờ thông báo của XUNHASABA về phát hành tem mới cho các nước hay cá nhân quan hệ kinh doanh với XUNHASABA.
File Đính Kèm 22434
bì thư công vụ của công ty XUNHASABA
File Đính Kèm 22435
File Đính Kèm 22436
BI thư hãng XUNHASABA sản xuất bán trên thị trường.
File Đính Kèm 22437
logo in sau bì thư xunhasaba sản xuất


3.bì thư có thiết kế các hình ảnh bắn rơi máy bay mỹ,thường được phát hành giai đoạn 1964 1972.Những bì thư này mang dấu ấn một giai đoạn ác liệt và hào hùng mà nhân dân vn đã trải qua,về mảng bì thư này các bạn có thể được rõ khi gặp các nhà sưu tầm nổi tiếng trong nước mà có bộ sưu tập mảng này khá công phu như bácTRÂN TRỌNG KHẢI,bác TRẦN HỮU HUỆ và bác TIẾN ĐẠT hay bác NAI ở hải ngoại.

4.bưu ảnh thực gửi:là các bưu thiếp,một dạng thư mở gửi có dán tem được gọi là bưu thiếp thực gửi.Trong thời kỳ chiên tranh các thư mở này ở MB VN ít dùng,thường chỉ có người nước ngoài công tác ở VN dùng gửi về cho gia đình.Trong các thư mở đó có bưu thiếp bắc nam (chủ đề này bác SMALL DRAGON đã có 1 bài rất tỷ mỷ rồi)đặc biệt các bưu ảnh của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng VÕ AN NINH chụp,Hoặc các bưu ảnh.hay các địa danh nay không còn nữa hoặc đã đổi thay quá nhiều như khán đài BA ĐÌNH,vị tri nay là bưu điện trung tâm Hanoi…
File Đính Kèm 22438
File Đính Kèm 22439





Nói tóm lại các tham số kể trên đã đủ tạo lên 1 sự hoàn mỹ một bì thư và tôn vinh vẻ đẹp của nó,làm nó vừa có giá trị kinh tế, vừa là một chứng tích đáng tin cậy của lịch sử và cộng thêm sự bố cục hài hòa đầy tính mỹ thuật thì tất nhiên nó phải có chỗ đứng trang trọng trong các bộ sưu tập của mỗi người và trong các cuôc triển lãm từ tầm cỡ quốc tế đến địa phương.

5.CÁC SỰ CỐ TRÊN BÌ THƯ:Như mở đầu đã đề cập đánh giá đồ sứ đẹp có thuyết CỔ ĐI LIÊN QUÁI/quái phải hiểu đó là các sự tích,các nét riêng gắn lên món đồ đó.Trong lĩnh vực bì thư đó là bút tích các nhân vật nổi tiếng,là sự cố mà chính bì thư này đã trải qua,là lộ trình mà bì thư đó đã phiêu lưu. Hoặc trên bì thư được dán một cách rất tự nhiên con tem dị bản , hay tem bị thu hồi,tem bị thất lac hết do sự cố nào đó (trong dòng thư VNDCCH đó là các bì thư dán tem MẠC THỊ BƯỞI 4000đ hay 5000đ,tem CỬ TẠ,CHÌNH PHỦ VỀ THỦ ĐÔ 1000đ, tem binh sỹ lá mạ,tem bưu chính nông thôn,.Bì thư dưới đây là bì thư tôi tâm đắc nhât mà còn giữ được trong tay,nó quý vì dán đầy tem quý,đặc biệt 3 tem liền CPVTĐ 1000đ,và 4 con tem ĐBP không răng 150đ…nó phong trần và trung thực vì chất liệu làm bì thư và cách dán tem trên nó và mực viết đánh dấu một giai đoạn thắt lưng buộc bụng khi tổ quốc vừa giải phóng một nửa…nó bí hiểm vì trên bì thư còn nhiều chứng tích chưa rõ hết như các con dấu và cuối cùng nó đến với tôi như duyên số khi tôi chỉ phải đổi 1 tờ tiền cụ hồ 10 đ phát hành năm 1951…và tôi băt đầu xây dưng bộ sưu tập bì thư VNDCCH từ bì thư này!!!

File Đính Kèm 22440




Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày về cách đánh giá nhanh sơ lược 1 bì thư và giá nền cũng như giới thiệu một vài bì thư, ngụy taọ


[/B]

huuhuetran 29-11-2008 06:00

Chào Bác Đàm Mạnh ,cảm ơn Bác về bài viết trên rất nhiều nhất là được mục sở thị những bì thư vô cùng quí hiếm rất cần để viết lịch sử tem bưu chính đất nước . Tuy nhiên tôi có một số nhận xét sau : thứ nhất là dấu nhật ấn của bì thư đầu tiên,con đấu nầy không có vòng tròn bên trong ,ta phải tìm hiểu xem loại dấu nầy được sử dụng thời gian nào ? thứ hai là bì cuối cùng mà Bác giới thiệu ở bài nầy ! Đúng là con dấu bí ẩn ,theo tôi bì nầy hoàn toàn thật,tiếc thay tất cả các con dấu trên đó đều không đọc được gì cả từ chữ đến số , một bì thực gửi hết sức độc đáo nó đánh đố mọi người chúng ta ,có phải không thưa Bác !

dammanh 02-12-2008 08:40

Trả lời ý kiến bác huệ
 
Đầu tiên dammanh xin lỗi bác huệ và mọi người vì hơi chậm trễ vì những lý do sau:
Để trả lời không thể hồ đồ được,phải có thời gian và sự tham khảo của các bạn dammanh
Xem kỹ lại những ấn phẩm này trong bộ sưu tập của dammanh
Vì thế hôm nay dammanh xin lý giải như sau,có gì sai sót mong mọi người góp y,để chúng ta nhìn rõ thêm bì thư VNDCCH trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
năm 1954-1955 dấu đóng trên bì thư VNDCCH có cả kích thước nhỏ,đường kính 2,5 cm như bưu ảnh tình hữu nghị VN-ANGERY và bì thư dưới đây
năm 1956 dấu đóng đã dùng có kích thước lớn hơn 2,7 cm có cả 2 loại có vành và không có vành bên trong(minh họa)tuy nhiên dấu mang phong cách như dấu đóng trên bì thư indochine giai đoạn cuối 1948-1951 và bì thư quôc gia bảo đại 1951-1953.
năm 1957-1958 dấu đóng đã có phong cách riêng,nhưng vẫn tồn tại cả 2 loại có vành và không có vành bên trong
BÌ THƯ DAMMANH ĐƯA CUỐI CÙNG THỰC SỰ CHỈ BÍ ẨN KHI XEM ẢNH,CHỨ BẰNG KÍNH LÚP VÀ ĐÈN CỰC TÍM CÙNG VẬT PHẨM TRONG TAY DAMMANH VẪN ĐỌC DƯỢC DẤU HANOI NGÀY 1-10-1957 VÀ DẤU ỦY BAN THỂ THAO TRUNG ƯƠNG.
Do mạng tải quá chậm dammanh sẽ đưa các hình ảnh minh chứng điều này.!
thành thật xin lỗi mọi người

dammanh 04-12-2008 04:38

Một vài hình ảnh bì thư lý giải dấu có vành và không
 
10 File đính kèm
File Đính Kèm 22601
bì thư 1955 dấu thanh hóa kich thước nhỏ d=2,5 cm

File Đính Kèm 22602
bì thư 1956 có dán tem 2 mặt,dấu không có vành 2 d=2,7 cm

File Đính Kèm 22603

File Đính Kèm 22604
các bì thư 1956 dấu có vành trong d=2,7 cm

File Đính Kèm 22605
bì thư 1957 dấu không vành d=2,7 cm

File Đính Kèm 22606
bì thư 1958 dấu có vành d=2,7 cm

File Đính Kèm 22607

File Đính Kèm 22608

File Đính Kèm 22609
bì thư indochine giai đoạn cuối(1948-1952)dấu không vành ma phong cách dấu năm 1956 hơi giống.

File Đính Kèm 22610
bì thư dán tem bảo đại dấu năm 1953 không vành d=2,7 cm

The smaller dragon 08-12-2008 07:57

Trị giá của phong bì thực gửi
 
Loạt bài của anh Dammanh rất công phu và độc đáo. Đây chính là một thiên nghiên cứu chuyên đề chưa từng có trong thế giới tem Việt Nam. Với bài viết này, tác giả đã góp một tiếng nói có trọng lượng về trị giá của các phong bì thực gửi qua những nhận định tỉ mỉ, tinh tế, và khoa học.

Anh Dammanh cũng làm giầu cho ngôn ngữ tem chơi qua những từ ngữ mới mẻ mà anh sáng tạo, hiểu theo nghĩa tôi mới biết đến lần đầu, như: tham số, dấu nghiệp vụ, nhị thánh, tam thánh, ngũ long chầu nhật... dù sự sáng tạo đã có lúc làm độc giả bị phân vân thắc mắc. Thí dụ như từ "nhật trình" có nghĩa là "báo hàng ngày" thì được tác giả sử dụng thay cho từ đã quá quen thuộc "nhật ấn," tức là dấu ghi ngày mà Bưu Điện đóng trên các phong bì thực gửi. Hay thí dụ như từ "XUNHASABA" theo tôi biết là chữ viết tắt chỉ cơ quan "XUất NHẬp SÁch BÁo" ở Hà Nội, đã biến thành "SUNHAXABA" trong bài với nghĩa "Công ty xuất bản sách thiết kế và phát hành!" Chưa kể tên thành phố Genève (tiếng Pháp) hay Geneva (tiếng Anh) của Thụy Sĩ được viết tùy tiện.

Trở về nội dung bài viết, người đọc phải cám ơn anh Dammanh về nhiều chi tiết cụ thể và hữu ích trong bài, nhất là những chi tiết về bảng giá bưu cước tại VNDCCH (1947-75), các loại dấu bưu chính VNDCCH (1954-57), hay những tem nhãn Hàng Không của Bưu Điện VNDCCH.

Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ một vài ý niệm về phong bì thực gửi với tác giả và các thành viên khác trong CLB và Diễn Đàn VS.

Trước khi chiếc phong bì thực gửi đến tay người sưu tầm chúng ta, nó đã được chuyền qua nhiều sở hữu chủ trước đó. Sở hữu chủ thứ nhất là người gửi. Sở hữu chủ thứ hai là Bưu Điện. Sở hữu chủ thứ ba là người nhận. Và cuối cùng, sở hữu chủ thứ tư mới là người sưu tầm chúng ta, trừ trường hợp chúng ta kiêm nhiệm vai trò người gửi hay người nhận, cùng chưa kể còn người thứ năm làm trung gian giữa người nhận và người sưu tầm, tức là giới buôn bán tem.

Xin mở một dấu ngoặc ở đây để giải thích tại sao sở hữu chủ thứ hai là cơ quan Bưu Điện. Một khi chúng ta dán tem vào phong bì, rồi bỏ vào thùng thư thì từ lúc ấy, cái phong bì của chúng ta là tài sản của Bưu Điện, vì Bưu Điện đã thu tiền cước phí và có trách nhiệm chuyển phong bì ấy đến người nhận!

Ba sở hữu chủ đầu tiên đều có thể góp phần làm tăng giá trị của chiếc phong bì thực gửi. Người gửi có thể dán tem đặc biệt để biến phong bì không còn bình thường nữa. Bưu Điện có thể dùng những dấu nghiệp vụ tùy theo tình trạng như thiếu tem, không người nhận, đã di chuyển... Người nhận có thể ghi chú trên phong bì để chuyển người khác, ghi ngày nhận thư, đánh dấu thứ tự...

Riêng người sưu tầm -sở hữu chủ cuối cùng- là không được thêm bớt gì vào chiếc phong bì thực gửi. Họ thêm hay bớt, tẩy hay xóa... đều phạm vào những việc làm gian dối, sẽ bị mang tiếng không trung thực. Trong thực tế, nhiều phong bì thực gửi đã bị thêm bớt mà thủ phạm thường là giới buôn bán tem với mục đích lợi nhuận trước mắt!

Cuối cùng, nếu cần góp ý với anh Dammanh, tôi trình bầy một hai điều sau đây.

Anh Dammanh đã thực hiện được một công trình nghiên cứu nghiêm túc nhờ vào những vật phẩm bưu chính trong bộ sưu tập của anh. Chính điều này -có tài liệu trong tay- là thế mạnh của tác giả, mà đồng thời cũng là thế... yếu nữa! Một khi số lượng của tài liệu bị giới hạn thì người nghiên cứu khó có thể đưa đến những kết luận có tính cách tổng quát và thuyết phục cao được. Đến như sự xác định của tác giả, "tăng 5% nếu có dấu tốt," hay "tăng 5-10% nếu có nhãn nghiệp vụ" thì thật bất ngờ. "Tăng giá trị" thì đúng, nhưng tăng với tỷ lệ nào thì đó là đề tài bàn thảo của hai bên kẻ mua người bán, chứ không thể ai khác! Thứ nữa, trong một bài viết về phong bì Việt Nam, tác giả đã sử dụng nhiều phong bì các nước khác khiến nội dung bị loãng, và độc giả không còn chú tâm vào chuyên đề nữa.

Cứ nghĩ đến có người cùng sở thích với mình đã bỏ công phu và thời giờ để hệ thống hóa một chuyên đề để mình ngồi nhà thụ hưởng là tôi lại thấy trong lòng dâng lên một niềm vui. Rồi được ngắm nhìn những phong bì thực gửi quí hiếm trong thập niên 1950 và 1960 ở miền Bắc nước ta, tôi càng thấy ý nghĩa lịch sử của những chiếc phong bì nhỏ bé và mỏng manh. Cám ơn tác giả Dammanh. The smaller dragon.

hat_de 08-12-2008 08:35

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi The smaller dragon (Post 34420)
Loạt bài của anh Dammanh rất công phu và độc đáo. Đây chính là một thiên nghiên cứu chuyên đề chưa từng có trong thế giới tem Việt Nam. Với bài viết này, tác giả đã góp một tiếng nói có trọng lượng về trị giá của các phong bì thực gửi qua những nhận định tỉ mỉ, tinh tế, và khoa học.

Cứ nghĩ đến có người cùng sở thích với mình đã bỏ công phu và thời giờ để hệ thống hóa một chuyên đề để mình ngồi nhà thụ hưởng là tôi lại thấy trong lòng dâng lên một niềm vui. Rồi được ngắm nhìn những phong bì thực gửi quí hiếm trong thập niên 1950 và 1960 ở miền Bắc nước ta, tôi càng thấy ý nghĩa lịch sử của những chiếc phong bì nhỏ bé và mỏng manh. Cám ơn tác giả Dammanh. The smaller dragon.



Bác Rồng đúng là có phong cách làm việc của 1 giáo sư, mọi thứ khi hệ thống lại có khoa học rất dễ cho việc tiếp thu. Thông thi được bác Rồng khái quát lại trở nên rõ ràng dễ hình dung. Còn xem chi tiết của bác Mạnh sẽ giúp hiểu sâu và cụ thể.

Việc hệ thống tại thông tin và trình bày nó 1 cách khoa học dễ tiếp thu cũng khiến có giá trị của thông tin tăng lên, nhờ tính hệ thống của chúng.

2 bác đã trình bày trên quan điểm của nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm. Và nếu trình bày trên bộ TL kiểu truyền thống sẽ rất hay. Mong rằng sau nầy VN sẽ có những bộ như thế trưng bài tại VN hoặc tại các TL trong khu vực.

Chiếc bì thực gửi khi nằm trong tay nhà sưu tầm giá trị của nó có được là sự gia tăng giá trị theo 1 chuỗi như bác Rồng đã tổng hợp lại. Và trên 1 bộ trưng bày tem truyền thống giá trị của nó sẽ được "show" ra như vậy. Còn nếu sử dụng nó minh họa trong các bộ TL chuyên đề, theo cảm nhận của cháu nó sẽ có thêm 1 giá trị nữa. Đó là giá trị trong mối quan hệ tổng thể của bộ TL, của mạch truyện mà bộ TL đó kể. Thực ra thế hệ các cây đa cây đề thường thiên về nghiên cứu, ít có thời gian coi các bộ TL chuyên đề. Nhưng nếu có thời gian rảnh coi các bộ "kể chuyện" đó sẽ rất thú vị. 1 chiếc bì thực gửi bày đúng chỗ trong 1 bộ TL, giá trị về mặt bưu chính của nó cùng giá trị về mặt chuyên đề nó thể hiện, hài hòa với mạnh chuyện sẽ tạo nên 1 giá trị vô hình rất đặc biệt. Giá trị đó chỉ có thể cảm nhận được trong tổng thể của bộ TL.

Hy vọng trong tương lai các bộ TL chuyên đề có giá trị của VN sẽ được điểm xuyến bằng những gì thực gửi "hạng nặng" như của các bác :D

Chúc các bác và cả nhà 1 tuần làm việc hiệu quả và vui vẻ :D

hat_de 08-12-2008 15:37

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi The smaller dragon (Post 34441)
Nhân hat_de nói về triển lãm, tôi muốn chia sẻ với mọi người vài sự khác biệt giữa TL ở Việt Nam và TL ở Mỹ.

Mong rằng sự so sánh trên sẽ làm mọi người suy nghĩ.

Những điều bác Rồng nói rất đúng ạ !

Nước Mỹ và các nước có phong trào tem phát triển và trình độ TL cao thường là như vậy.

Xuất phát từ việc chập chững trên con đường TL nên nhiều bộ của ta dùng chữ thay tem, tức là hơi lạm dụng thuyết minh. Lâu nó thành thói quen, việc này đang được tích cực chỉnh lại ạ. Xu thế và là yêu cầu hiện tại của ta cũng là cố gắng thuyết minh thật ngắn gọn cô đọng. Không gian trình bày trên 1 phơi tem nhỏ gọn, nên ko thể viết dài như trình bày trong 1 mục post của 1 topic

Ý thứ 2 cần được thể hiện nổi bật ở các bộ truyền thống, còn ở các bộ chuyên đề thì tác nhân trên cũng được nhắc tới. Nhưng vì mạch chính của các bộ TL chuyên đề nên các thông tin trên nằm ở phần ghi chú cho các vật phẩm. Theo cách trình bày của thể loại Thematic dạng kể chuyện ở VN và các nước trong khu vực thì chủ yếu vẫn là: nội dung chính viết ở trên, mang tính khái quát cho toàn phơi, phần thông tin về tác nhân gửi thư hoặc 1 số vấn đề khác liên quan tới vật phẩm thì viết bên dưới hoặc bên cạnh rồi dùng mỗi tên chỉ. Trong nhiều bộ TL của các bạn mói, việc nầy "hay bị quên" có thể do người viết quá mải mê dòng chảy chuyên đề trong bộ và quên đi dòng chảy về bưu chính. Việc nay cũng đang được tích cực sửa và ý thức cho các bạn TL ạ

Với các bộ truyền thống thì cái đó được làm nổi bật hơn, tuy nhiên chắc cũng ko như phong cách các bộ TL ở Mỹ.

Còn về sự khác nhau thứ 3, cũng lại là vì chúng ta đang chập chững. Có thế lý giải thế nầy, để làm 1 bộ TL với 1 dung lượng nào đó 1 kh, 2 kh hay 5 kh người làm TL phải cân đối những món có trong này mình. Tình trạng hiện nay là cố làm cho đủ. Còn ở Mỹ khi mọi thứ đã dồi dào cái trong tay có thể làm 10 kh thì cô đọng lại 5 kh.

Khi là cố cho đủ 5 kh thì các bạn TL phải "ôm" vào càng nhiều càng tốt sao cho đủ.
Khi cô đọng cho còn lại 5 kh thì người làm TL sẽ loại ra những món "thường thường bậc trung" chỉ để lại những món thật quý.

Cái nầy VN ta cũng đang khắc phục, và phải cố ạ, khi mà chúng ta dồi dào tất nhiên cũng sẽ trình bày bằng các món quý.

Chính vì tính quý hiếm chiếm 1 tỉ trọng đáng kể trong giá trị của 1 bộ trưng bày, trong khi đó lại là thế yếu của 1 quốc gia có nền tem non trẻ như VN trên trong các cuộc tranh tài Châu Á và thế giới các bộ TL của ta tuy hay xong cũng chỉ ở tầng dưới. Những nhà sưu tầm có trình độ và đồ quý như các bác Mạnh, Huệ, bác Khải, anh Long mà ra tay làm TL hẳn sẽ tránh được tình trạng trên.

Việc dùng tem chết và CTO cũng là bất đắc dĩ à, vì theo mạnh "chuyên đề" của bộ TL bày đó, tại vị trí đo trong bộ TL thì chỉ con tem đó mới minh họa được nội dung cần trình bày. Người chơi tem hoặc sẽ chọn 1 con tem sống nhưng lạc lõng, hoặc phải chấp nhận con tem xoàng để đảm bảo nội dung. Cả 2 sự lựa chọn đều ko tốt. Đảm bảo nội dung thì mất tính quý hiếm, đảm bảo tính quý hiếm thì mạch chuyện loại loạc choạc.

Cháu nghĩ rằng trong tương lai khi trình độ TL và sưu tầm của chúng ta lên cao sẽ hạn chế được những điểu nêu trên.

Để rút ngắn khoảng thời gian ấy hoặc là bạn tem phải đầu tư nhiều hoặc sưu tầm viện trợ được nhiều ạ !

Bản thân cháu cũng đang làm 1 bộ TL nhìn mà buồn ... toàn món xoàng xĩnh, thiệt là xấu hổ. Tự chấm cho mình 2/10, hy vọng nội dung của nó có thể bù đắp được để năm tới đạt trung bình #:-s


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 10:49.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.