Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Các loại khác (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=46)
-   -   Cổ vật Phu-Nam (Óc-Eo), thế kỷ (I - VII) (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=12265)

Angkor 19-10-2013 12:25

Cổ vật Phu-Nam (Óc-Eo), thế kỷ (I - VII)
 
21 File đính kèm
Mãnh đất Vietnam trải dài từ phương bắc đến tận phương nam, đâu đâu cũng ghi đậm dấu ấn của người xưa.
Từ hậu kỳ đồ đá, cho đến hậu kỳ đồ đồng, còn phải kể đến văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai và văn hóa Óc-Eo.

Óc- Eo, là tên khởi xướng bởi nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đặt cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà cái nôi chính của nó là thuộc tỉnh An Giang - huyện Thoại Sơn ngày nay.


- Bìa của một tác phẩm nói về người Việt-Miên-Lào từ thời cổ xưa, sách được viết bởi thuyền trưởng Cupet.

Đây được xem là một thương cảng sầm uất nối dài của Vương quốc cổ Phù-Nam thuộc Cao Miên, hay Campuchia ngày nay.

Việc khai quật cho đến nay của các nhà khảo cổ đã làm sáng tỏ phần nào về vùng đất huyền bí này: Có rất nhiều hiện vật được tìm thấy, chúng được trưng bày ở một số viện bảo tàng của Việt Nam, luôn cả tại bảo tàng quốc gia Campuchia.

Bản thân Angkor có một số hiện vật, xin được giới thiệu cùng quý bác xem và cho biết ý kiến, và cũng mời quý bác có món đồ nào thuộc giai đoạn này hãy cùng post lên thưởng lãm chung vui.

Chân thành cám ơn quý bác đã quan tâm.


Angkor 20-10-2013 17:07

9 File đính kèm
Vừa mới sưu tập thêm, Angkor mời mọi người cùng xem.


Angkor 20-10-2013 17:13

4 File đính kèm
Cũng không nên bỏ qua mấy món cổ vật này...
Những món cổ vật đương thời với Phu-Nam ( Óc-Eo ), thế kỷ (I - VII)


VAPUTIN 20-10-2013 17:22

Bòn Angkor muốn sưu tập thêm mấy thứ này nên ghé thăm chú Huệ :D nhưng mấy món làm bằng sừng trâu ở trên có vẻ là đồ mới?

Angkor 20-10-2013 17:36

Cám ơn boong VA đã vào xem và gợi cho ý hay.
Mấy món này tất cả đều bằng: đá cổ, Má não, đạt ma, hổ phách...
Chứ không có sừng trâu đâu thưa bác.

Tại trước khi Angkor ninh chúng về thì người Cam họ đã lau chuồi hết cả rồi, nghĩ mà tiết, mất dáng vẽ tự nhiên thời nguyên thủy.
Nhưng khi đã lau chuồi đánh bóng thì lên nước đẹp lạ kỳ!

Angkor 26-10-2013 14:04

7 File đính kèm
3/ Chuổi hạt của người xưa; ( dây đeo bằng đất nung )

File Đính Kèm 189804
File Đính Kèm 189805

4/ Chuổi hạt của người xưa; ( dây đeo bằng hạt thủy tinh )

File Đính Kèm 189806
File Đính Kèm 189807

5/ Chuổi hạt của người xưa; ( dây đeo bằng đá cỗ )

File Đính Kèm 189808
File Đính Kèm 189809

6/ Chuổi hạt của người xưa; ( khoeng tai )

File Đính Kèm 189810

HanParis 26-10-2013 16:14

Bác Angkor chơi nhiều đồ thật cỗ lạ! =D> Nhưng tiếc là còn thiếu bàn ủi than Con Gà của Việt mình. :))

http://img.photobucket.com/albums/v6...psb817fb60.jpg
Bàn Ủi Đôi dành cho Tân Lang và Tân Nương

VAPUTIN 26-10-2013 22:23

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi HanParis (Post 197212)
Bác Angkor chơi nhiều đồ thật cỗ lạ! =D> Nhưng tiếc là còn thiếu bàn ủi than Con Gà của Việt mình. :))

http://img.photobucket.com/albums/v6...psb817fb60.jpg
Bàn Ủi Đôi dành cho Tân Lang và Tân Nương

Bạn Hàn có nhầm không, Va từng nhìn thấy bàn ủi con gà ở nhều nước châu Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, TQ, Malaya, Singapore. Đâu có cơ sở nào để khẳng định nó là của Việt Nam. Va nghi nó xuất phát từ Tung của.

Angkor 27-10-2013 14:02

18 File đính kèm
Hôm nay chủ nhật được rãnh tí, lục lại những món cổ vật của người xưa post lên cho mọi người cùng xem.


Angkor 27-10-2013 14:20

7 File đính kèm
Hôm nay mới phát hiện ra forum cho phép up hình trực tiếp từ máy ảnh, như vậy hình ảnh bây giờ có kích thước thoải máy, dễ nhìn!


Angkor 29-10-2013 09:29

3 File đính kèm
* Trọn bộ lin-ga & yoni



Angkor 29-10-2013 09:50

7 File đính kèm
* Hiện vật trao đổi buôn bán thời Phu-Nam ( Óc-Eo )
-Những xu bằng đồng và bằng bạc:


Angkor 29-10-2013 16:28

5 File đính kèm
* Thêm một vài di chỉ bằng đất nung của giai đoạn này: ( tượng phật bằng đất nung )


VAPUTIN 29-10-2013 16:37

Đặc trưng của Phù Nam Óc eo là một quốc gia Vishnu giáo
Boong Angkor mà sưu tầm được một số tượng Vishnu là ngon cơm

The smaller dragon 30-10-2013 08:31

Cá nhân Angkor không ngờ đã sưu tầm được nhiều cổ vật Phù Nam đến thế. Xin chúc mừng.

Bộ linga-yoni kích thước bao lớn mà trông lạ qúa? Tại chùa Ngọc Hoàng ở Ða Kao gần Cầu Bông có một bộ đẹp lắm (qua hồ nuôi rùa, vào đến cửa Chùa, nhìn về bên phải thì thấy), ai ở Sài Gòn có dịp đến thăm Chùa xem còn không?

Angkor 31-10-2013 08:57

Cám ơn boong VA, và bác Rồng đã ghé xem và cổ vũ.

Hiện vật của Phù Nam ( Óc-Eo hay O-keo) quả thật là rất nhiều, Angkor chỉ có một vài những gì hiện có mớiu post lên giới thiệu cùng mọi người, để hiểu và thấy tốt hơn là chỉ nghe về một thời đại khá xa xưa này.

Bộ linga-yoni của Angkor hiện có tại nhà, với kích thước :
cao: 57cm,
rộng: 82cm
Chất liệu: đá sa thạch

Tiết rằng, nó bị thương tích khá nặng!

Ở Việt Nam nhìn chung là không thiếu, bởi vì xứ Việt hưởng thụ hai nền văn hóa ( Cham-pa ở miền Trung và Óc-Eo ), nên nó cũng đã tập trung trong tay một số nhà sưu tập cổ vật. Tại huyện Thoại Sơn mà bác Huệ đang cư ngụ chứa đựng cả một nền văn hóa cổ này.

Chân thành cảm ơn quý bác cùng đang theo dõi tin tức này

VAPUTIN 31-10-2013 11:16

Người ta tin rằng Angkor Borei ở Tà keo một thời là kinh đô của Phù Nam. Boòng Angkor hôm nào có dịp đi chổ này chụp hình cho anh em xem với nhé

http://upload.wikimedia.org/wikipedi...396px-Oceo.jpg
Các đường nước cổ nối Óc eo với Angkor Borei nay chắc không còn nhận ra nữa

Angkor 31-10-2013 14:08

5 File đính kèm
Cảm ơn boong VA, Angkor Borei chính là trái tim của Phu-Nam, nơi đây có rất nhiều bằng chứng lịch sử được khai quật tại nơi này: vật dụng bằng đất nung, tượng thần Hin-đu giáo, đền cổ Khmer... đều tập trung tại khu vực này. Nơi đây còn có cả một viện bảo tàng nữa.

File Đính Kèm 189995


-Một goc bên trong viện bảo tàng tại Angkor Borei.

Một năm trước đây, người dân cư ngụ đưới chân núi ( Phnum Da , đã đào phát hiện được một áo bào của vua cỗ bằng vàng khi ông khai khoán và canh tác trên phần đất của tổ tiên.

File Đính Kèm 189996

File Đính Kèm 189997


- Ngôi đền cổ hơn 1000 năm tuổi.

* Một tư liệu Angkor sưu tầm được ghi như sau:

Ai cũng biết rằng nền văn hóa Khmer từ lâu đã có mối quan hệ văn hóa với Ấn Độ và Trung Quốc nhưng những gì có thể gây ngạc nhiên là người dân Khmer cũng đã sớm liên hệ với người Hy Lạp và La Mã . Do thiếu các dữ liệu khảo cổ học , các nhà nghiên cứu đã không nhận thức được vấn đề này nhưng chứng cứ mới được phát hiện tại Angkor Borei ( tên ban đầu là Vyadhapura ) cũng như trong tỉnh Krabi , Suphanburi ( Nam Thái Lan ) , O- Keo ( Nam Việt Nam ) chính thức An- Giang mà vương quốc Khmer đã có quan hệ thương mại với người Hy Lạp và La Mã .
Các bức ảnh nhỏ ở trên là một mặt dây chuyền cho thấy một người lính nữ đội mũ bảo hiểm kim loại Hy Lạp. Danh tính của người phụ nữ không biết nhưng mặt dây chuyền được cho là có niên đại vào khoảng thời gian 300-200 AD . Đây chỉ là một trong số rất nhiều hiện vật được phát hiện tháng 5 năm 2011 .


- Đầu người nữ Anthena và đồng xu La Mã đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại Angkor-Borei.

Các hiện vật giúp đỡ để hỗ trợ cho tuyên bố rằng khu vực như vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh dọc theo Vịnh Thái Lan được giao dịch với người Hy Lạp / La Mã 100-300 AD

Đế quốc Hy Lạp- La Mã cũng đã quan hệ với Vyadhapura / Angkor Borei - Thành phố thông qua các cảng biển quốc tế O- keo . Trong giai đoạn này của sự thịnh vượng , ảnh hưởng La Mã mở rộng từ Trung Quốc và Ấn Độ đến Sukhothai và Srithep ( tỉnh Yasothorn ) . Điều này cho thấy Nokor Phnom / Phù Nam trong một phần đã thực sự đã có mối quan hệ văn hóa với đế chế Hy Lạp- La Mã như một toàn thể.
Đó là thời gian để xem xét lại một số quan điểm liên quan đến toàn cầu hóa của Nokor Phnom / Phù Nam trong thế kỷ thứ nhất . Hơn nữa, mặc dù các chi tiết chính xác của mối quan hệ giữa Hy Lạp- La Mã và Nokor Phnom / Phù Nam là không rõ, chúng ta có thể xác nhận rằng mục tiêu chính là thương mại quốc tế giữa hai đế quốc.

* Một tư liệu thứ hai từ Việt Nam:

Đồng vàng La Mã và thương cảng quốc tế Óc Eo

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...-te-oc-eo.aspx

Angkor xin đang lại hình của tác giả.


-Đồng vàng La Mã từ năm 308 Công Nguyên và đồng vàng La Mã phát hiện tại di chỉ Óc Eo - Ảnh: Diệp Đức Minh

Angkor 04-11-2013 15:40

8 File đính kèm
* Hiện vật bằng đất nung:



Angkor 05-11-2013 14:41

4 File đính kèm
Bộ yoni thiếu mất lin-ga
Chất liệu: đá sa thạch
Lin-ga, được làm bằng thạch anh ám khói, cao khoảng 10 cm
cao: 13.5cm,
rộng: 23cm
Địa điểm khai quật: Angkor Borei


File Đính Kèm 190101

File Đính Kèm 190102

File Đính Kèm 190103

File Đính Kèm 190104

Angkor 07-11-2013 14:50

3 File đính kèm
Quy tụ được đủ bộ cũng phê đà!

File Đính Kèm 190116

File Đính Kèm 190117

File Đính Kèm 190118

Angkor 07-11-2013 15:43

1 File đính kèm
Mới thu thập thêm những đồng tiền xưa có cùng giai đoạn này:


Angkor 07-11-2013 21:07

Một bác sưu tập đồ cổ Óc-Eo vừa mới sở hữu được một số cổ vật từ Angkor Borei với những món rất tuyệt vời!

Angkor xin mạng phép chủ nhân cho Angkor post lên đây để giới thiệu cùng làng tem, Angkor xin chân thành cám ơn chủ nhân.



Angkor xin giới thiệu cùng quý bác

Angkor 07-11-2013 21:41

Thêm một món nữa Angkor mượng hình của chủ nhân.

*Một chiếc nhẫn bằng vàng với con bò NANDIN thuộc VH Óc Eo: ( Cân nặng 4 chỉ )




Nhìn vật, hồi tưởng lại quá khứ của thời vàng son này, đúng là một kho tàng văn hóa lớn ....

VAPUTIN 07-11-2013 23:31

Các bác vệ sinh cẩn thận không khéo làm giảm giá trị cổ vật.
Phải nói là rất đáng tiếc cho Óc eo, sau cuộc khai quật vào tháng 2-1944 của Malleret là Nhật đảo chánh Pháp cách mạng tháng 8 rồi Nam bộ kháng chiến cho đến tận năm 1975. Sau đó lại là chiến tranh biên giới Tây Nam...nến rất nhiều đồ cổ Óc eo vô giá bị mất đi.

Ngay cả mớ đồ cổ Malleret thu nhặt được năm 1944 mang về viện bảo tàng Sài gòn rồi cũng không yên thân: năm 1946 kho đạn Thị Nghè phát nổ tưng bừng làm cho ba cái đồ gốm Óc eo trong bảo tàng vở vụn.

Những món đồ như bòong Angkor show ra dù quý đến đâu cũng đã mất đi khá nhiều thông tin khảo cổ của nó rồi. Thật đáng tiếc cho văn hóa Phù Nam.

The smaller dragon 08-11-2013 04:03

Vaputin giỏi lắm, và có nhiều thông tin chính xác.

Tôi rất ngạc nhiên là sao mà thường nhân cũng có được tùm lum những cổ vật thế này. Một mặt mừng cho Angkor và những ai có cổ vật trong tay, một mặt không khỏi không đặt câu hỏi về xuất xứ, tức là gốc của cổ vật. Ở đâu ra, hợp pháp hay bất hợp pháp?

Angkor 08-11-2013 12:34

Cám ơn anh VA và bác Rồng đã nêu ra những ý kiến chuẩn xác!

Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, giữa Angkor Borei tọa lạc trên phần đất Takeo, thuộc lãnh thổ Campuchia. Và Óc-Eo ( tiếng Khmer gọi là Ô-Keo ), tọa lạc tại Thoại Sơn-An Giang của Việt nam, đều hưởng chung một nguồn văn hóa giống nhau!

Angkor chưa có dịp đến khu vực Óc-Eo, nên không hiểu nhiều.
Nhưng tại xứ Cam thì có khác, phần lớn lãnh địa này chưa được chính phủ khai quật , hoặc chỉ có những khu giới hạng được nhóm khảo cổ người Đức thực hiện.

Những người dân sinh sống tại khu vực này, đôi khi họ đào được, nên những món mà Angkor trình lên đây ( của bản thân và mượng hình của người khác), đều là đồ do dân mới đào được mà có. Còn khi khảo cổ tìm được thì nó chỉ nằm trong viện bảo tàng thôi ạ!

Những điều này Angkor có thể tự kiểm chứng từ xứ Cam
Chân thành cám ơn quý bác đã ghé vào xem

huuhuetran 08-11-2013 15:44

Chúc mừng Angkor đã sưu tập được những hiện vật có giá trị về nền văn minh Phù Nam. Đúng như chú nói, vùng Óc Eo ở Thoại Sơn quê tôi có rất nhiều cổ vật Phù Nam nhưng khi ông L. Malleret khai quật, tiếp theo là rất nhiều đợt bòn vàng của cư dân địa phương và những tỉnh khác...Óc Eo đã bị vét sạch các hiện vật... Tôi đã nhiều lần đến Giồng Xoài, Giồng Cát và nhất là gò Cây Thị nhưng đã không tìm thấy gì, chỉ một số chuổi mã nảo! Than ôi!

Angkor 08-11-2013 21:12

Dạ, cảm ơn chú Huệ
Đúng như chú nói, Angkor có quen một số nhà sưu tập cổ vật Óc-Eo cũng từng khẳng định về điều này, cổ vật ngày trở nên hiếm đi, phần lớn nó tập trung trong tay các nhà sưu tập.


''Tôi đã nhiều lần đến Giồng Xoài, Giồng Cát và nhất là gò Cây Thị nhưng đã không tìm thấy gì, chỉ một số chuổi mã nảo!''

- Không biết chú đã tìm được chuổi mã nảo bằng cách nào ạ? - mua lại ? hay tự khai thác lấy?

Có một bác trên phố cổ vật kể rằng; bác ấy đã tình cờ nhặc được những loại đá mã nảo với hình thù lại, khi bác ấy tấm mưa trong khu vực cổ này.

Điều này chứng tỏ rằng, cổ vật không phải là hiếm, tuy nhiên nhu cầu của người sưu tập đã phần nào làm mất đi nét văn hóa xưa cổ đáng quý này.

Tại Angkor Borei cũng vậy, người dân Khmer có thể đào được khá nhiều cổ vật trên chính phần đất của họ. Cũng nên nói thêm, phần lớn cổ vật tại khu vựt Angkor Borei, (thuộc tỉnh Takeo của Cam , rất gần với ranh giới Việt Nam) đã được đưa về VN rất nhiều trong những năm qua và luôn cả hôm nay.

Nên vẫn còn dịp mai cho các nhà sưu tập cổ vật , các bác tranh thủ khi luật pháp xứ này còn tương đối dể dàng!

Mời quý bác muốn chuyên xâu về lĩnh vựt này, hãy tìm đọc quyễn sách như hình dưới đây;



huuhuetran 09-11-2013 12:32

Chuỗi mã não là do chúng tôi thu nhặt; cách đây 15 năm trong một chuyến đi đến Gò Cây Thị mùa nước nổi, ở đây toàn cát tôi tìm đến chỗ nước chảy, đi dài theo đường nước mà nhặt chúng! Đêm đó 2 xuồng gồm 4 người chúng tôi cột vào cây thị, uồng trà cà fe, ngắm trăng.. Và suy nghĩ về cách sống của người xưa đã từng ở đây!

Angkor 09-11-2013 12:42

10 File đính kèm
Cảm ơn chú Huệ kể về một chuyến đi khá hay!

Một bác trên phố đồ cổ có trình bày một quyển sách về văn hóa Phù-Nam Óc-Eo rất hay, Angkor cũng đã đặt mua một vài cuốn. Bác nào có quan tâm về lĩnh vực này hãy tìm mua nhé.

Angkor xin được phép giới thiệu một vài trang như sau:


Sách có bán tại bảo tàng tỉnh An Giang, các bác cũng có nói rằng, có lẽ viện bảo tàng cho trợ giá nên giá bán ra rất rẽ. Bác nào cần tranh thủ mua về xem nhé.

VAPUTIN 09-11-2013 15:13

Vương quốc Phù Nam không chỉ tồn tại ở Óc eo và Angkor Borei mà người ta đã phát hiện nhiều di tích Phù nam ở những địa phương khác nhau trên toàn miền Nam Việt Nam
http://i398.photobucket.com/albums/p...ps814a160c.jpg

Angkor 09-11-2013 18:44

Đúng rồi Boong VA, Óc-Eo không chỉ giới hạng ở một địa dư nào, mà nó rãi rác khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long dẫu rằng Thoại Sơn-An Giang là thành trình chính.

Tại xứ Cam cũng vậy, Vương quốc Phù-Nam không chỉ giới hạng tại thành trì Angkor Borei, mà nó còn rãi rác khắp xứ, mà ngày nay thuộc một vài nước khác như: Thailand, Lào.

VAPUTIN 09-11-2013 19:49

Trong bản đồ trên bạn có thể thấy trong khu vực thành phố HCM có di tích Phù Nam ở chùa Phụng Sơn. Chùa Phụng Sơn và chùa Cây Mai xưa kia được xây trên nền di tích Phù Nam/ Chân Lạp. Khu vực này khoảng cuối thế kỷ 19 vẫn còn dấu tích nhiều kinh đào cổ. Melleret còn cho rằng đây là thành phố Phù Nam tên là Thinae được nhắc đến bản đồ xưa của Ptoleme

Trong hình vẽ chùa Cây Mai được vẽ lại từ bức ảnh do Emile Gsell chụp khoảng năm 1863 cho thấy phía sau lưng người lính đầu bên trái vẫn còn một bức tường xưa của một di tích Phù Nam. Nay chùa này vẫn là khu quân sự nên các nhà khảo cổ chắc khó mà mon men đến

http://pics1.scarabay.com/photos/zeg.../20.jpg?141623

Angkor 10-11-2013 14:55

4 File đính kèm
Không ngờ Boong VA có quá nhiều thông tin quý! Thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn , xưa từ rất xưa là phần đất của xứ Khmer cổ, nó có ten gọi theo tiếng Khmer là Prey Kồ ( có nghĩa là rừng gòn ). Angkor tin rằng nó cũng còn chứa đựng những di tích cổ bị chôn vùi.

Trở lại một hiện thực hơn, Angkor cũng vừa sở hữu thêm một vài mẫu đất nung làm gạch cổ tại Angkor Borei hồi tuần qua, đây là dạng đồ đào được của dân ;


Dạng thoải gạch bằng đất nung này có kích cở giống nhau, nhưng hình nổi khác nhau, có những thoải không có hình gì cả như viên gạch bình thường.

VAPUTIN 11-11-2013 11:08

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Angkor (Post 197941)

Trở lại một hiện thực hơn, Angkor cũng vừa sở hữu thêm một vài mẫu đất nung làm gạch cổ tại Angkor Borei hồi tuần qua, đây là dạng đồ đào được của dân ;


Dạng thoải gạch bằng đất nung này có kích cở giống nhau, nhưng hình nổi khác nhau, có những thoải không có hình gì cả như viên gạch bình thường.

Bòong Angkor nên lưu ý các loại này rất dễ bị làm giả. Va nhớ năm xưa đi Mỹ Sơn có ông nọ cứ theo gạ bán một phù điêu giống như được làm bằng sa thạch nói là ông đào được nhưng bạn của Va dân Đà nẵng bảo cái này là đồ giả cổ, muốn mua bao nhiêu cũng có.

Angkor 11-11-2013 12:49

Đúng rồi đó Boong VA!
Bây giờ có quá nhiều đồ giả cổ nên đều cẩn thật, ngie6n cứu cho tường tận.
Nhất là những món thật - thât sự đã cầm trên tây mình rồi thì mới chắc chắn!
Cám ơn anh đã có lời căn dặn.

huuhuetran 11-11-2013 12:56

Hôm nay đến Bảo tàng An Giang định mua vài quyển giới thiệu hiện vật Phù Nam, rủi thay hôm nay theo lịch Bảo tàng đóng cửa!!!

VAPUTIN 11-11-2013 13:22

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi huuhuetran (Post 197986)
Hôm nay đến Bảo tàng An Giang định mua vài quyển giới thiệu hiện vật Phù Nam, rủi thay hôm nay theo lịch Bảo tàng đóng cửa!!!

Nếu được thì chú Huệ mua dùm Va một quyển.

huuhuetran 11-11-2013 14:15

Nay mai tôi sẽ trở lại Bảo tàng và sẽ mua tặng chú một quyển, hẹn gặp nhau ngày khai mạc triển lãm tem VS nhé!


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 08:53.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.