Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=16)
-   -   Bì thư VNDCCH trên mạng (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=8024)

vnmission 25-03-2011 00:33

Bì thư VNDCCH trên mạng
 
7 File đính kèm
Vừa qua trên mạng mới xuất hiện mấy bì thư này, thấy lòng "nao nao" nên đưa lên đây để các bạn cùng xem và cho ý kiến.

Bì 1 - Tem HCT 1946, nhật ấn Thái Nguyên | Bưu điện cục 1950:
File Đính Kèm 126799

Bì 2 - Tem lực sĩ cử tạ, nhật ấn không rõ:
File Đính Kèm 126800

Bì 3 - ĐSQ Tiệp gửi về nước:
File Đính Kèm 126801File Đính Kèm 126802

Bì 4 và 5 của Xunhasaba:
File Đính Kèm 126803File Đính Kèm 126804

Bì 6 - Tem HCT và bản đồ sửa giá, 1955:
File Đính Kèm 126805

vnmission 25-03-2011 00:38

4 File đính kèm
Mấy bì này hình rõ hơn:



archihao 25-03-2011 01:11

quả là nhìn thấy nao nao.... hay thật...cảm ơn bạn. :)

dammanh 27-03-2011 01:08

2 File đính kèm
Bì thư No 3 mà bác VNMISSION post lên cùng anh em với bì thư Dammanh đang sử hữu,mời các bạn xem và cho ý kiến .



Hai mặt bì thư No3 của văn phòng thương vụ TIỆP KHẮC ở VN
File Đính Kèm 126960

Hai mặt bì thư dammanh sở hữu
File Đính Kèm 126961

vnmission 14-05-2011 23:18

1 File đính kèm
Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết.

File Đính Kèm 132652
Một bì philatelic

Đối với bì thư VNDCCH từ 1954 đến cuối những năm 1960, dù là kiểu nào cũng khá hiếm, kể cả đối với FDC (trừ một số trường hợp đặc biệt, như các FDC tem vũ trụ, không hiểu vì sao thấy rất nhiều).

dammanh 14-05-2011 23:40

Theo thông tin Dammanh được biết và có vài loại đã từng sở hữu với số lượng nhiều .Hoàn toàn đồng quan điểm với anh Vnmission :
1.Bì thư VNDCCH từ 1954-1968 HIẾM,còn từ 1968-1976 khá hiếm
2. Một vài loại nhiều thí dụ FDC TI TỐP 1961,PHƯƠNG ĐÔNH 3-4 v.v..
Vài dòng bổ sung

dammanh 17-05-2011 09:27

1 File đính kèm
Một bì thư mới tìm thấy có chữ bưu chính


vnmission 18-07-2011 23:21

2 File đính kèm
File Đính Kèm 139228

File Đính Kèm 139229

Bì thư 1957 này kết thúc trên eBay ngày 27/6/2011 với giá >318 US$,
chắc chỉ có bác dammanh cho là không đắt!b-(

vnmission 29-07-2011 18:52

2 File đính kèm
Một bì thư có 3 nhật ấn Hà Nội khác nhau!

File Đính Kèm 140135

File Đính Kèm 140136

Dấu BC 903-1 không hiểu có ý nghĩa gì?
Dấu HA-NOI-I của bưu cục nào?
Còn dấu HA-NOI không chắc của bưu cục quốc tế?

dammanh 31-07-2011 12:53

Nhãn bảo đảm hanoi-1 viết tay thiếu dấu và format con dấu hanoi01 cũng như mực dấu xanh.kêt hợp thông tin và mẫu con dấu hanoi-1 mà dammanh thu thập được .Nhận thấy ngày 21-05-1955 là quá sớm ???

vnmission 29-08-2012 23:39

4 File đính kèm
Thấy bì này trên mạng:


khiến tôi nhớ tới một bì thư đã được cho là giả, chỉ vì người gửi là một "công ty" nào đó (không nhơ ở tread nào trong VS?). Nhưng dường như vào những năm 1950, chữ "công ty" mang một ý nghĩa khác hiện nay?

Một vài bì khác cùng lô trên:


vnmission 07-11-2012 22:54

2 File đính kèm
Bì thư này khá đẹp:

File Đính Kèm 177285

đặc biệt có dấu đến Fulda:

File Đính Kèm 177286

nhưng giá 450$ (ebay) thì có lẽ quá cao, nhất lại là một bì sưu tập.

dammanh 08-11-2012 08:39

Mấy bì thư THỦ TƯỚNG PHỦ Cần xem lại!? con dấu,cước phí bì công vụ và nhãn bảo đảm mầu xanh dương nữa(dammanh nhớ không nhầm phát hành ở MN trước năm 1975).Dấu đóng trước nhãn R,đóng dấu sau lại dán giấy đè lên???

huuhuetran 08-11-2012 15:00

Tôi nghĩ, bì Thủ Tướng Phủ trên cùng số 64 là bì được sữ dụng lần thứ hai, nhìn kỹ bạn sẽ thấy dấu gở tem cũng như nhật ấn của thư trước, sau đó họ dán tờ giấy trắng lên, dán tem mới, ghi địa chỉ mới để gửi đi...Nếu được nhìn mặt sau sẽ xác minh được sự việc nầy! Tôi đã gặp một bì loại nầy nên rút kinh nghiệm.

The smaller dragon 08-11-2012 20:29

Trích dẫn: "Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết..."

Theo tôi, những bì mà XUNHASABA gửi qua Bưu Ðiện đến những địa chỉ có thực, ở trong nước hay ra hải ngoại, và dán đúng cước phí thì không thể liệt vào loại phong bì chơi tem (philatelic). Ðó chính là những phong bì thực gửi (commercial) 100%.

Việc XUNHASABA và sau này là COTEVINA giới thiệu (quảng cáo) tem chơi với các nhà buôn bán tem là thuộc nội dung cuộc trao đổi, không dính dáng gì đến chuyện phong bì gửi từ một nơi đến một nơi khác, dán đủ và dán đúng bưu cước đương thời!

Còn phong bì chơi tem thường dán nguyên bộ tem, thường là quá mức bưu cước, và có khi không thông qua việc chuyển thư từ người gửi đến người nhận, vì chính người gửi cũng đồng thời là người nhận. Còn dấu Bưu Ðiện (nhât ấn, nghiệp vụ, và cổ động) thường được đóng theo yêu cầu như một ưu đãi.

vnmission 14-11-2012 20:08

10 File đính kèm
5 bì thư cùng người gửi, người nhận:

File Đính Kèm 177595
File Đính Kèm 177594
Bì 1: 02/10/1956 (eBay 13/11/12, giá $410.00)

File Đính Kèm 177596
File Đính Kèm 177597
Bì 2: 11/10/1956 (eBay 30/10/12, giá $212.50)

File Đính Kèm 177598
File Đính Kèm 177599
Bì 3: 22/10/1956 (16/10/12, giá $385.00)

File Đính Kèm 177600
File Đính Kèm 177601
Bì 4: 18/12/1956 (eBay 13/11/12, giá $382.90)

File Đính Kèm 177602
File Đính Kèm 177603
Bì 5: 14/01/1957 (16/10/2012, $404.00)

Giá có vẻ hơi "chát" - hay bây giờ bì thư VN DC CH đã thực sự có giá?

dammanh 15-11-2012 23:23

Do kinh tế suy thoái mới xuất hiện bì thư đó trên mạng và mới có giá đó!
to bác Vnmission:bác thấy hơi "chát""nhưng ngẫm lâu lại thấy "ngọt"
Dammanh thích nhất bì No5,hình như con tem TRẦN ĐĂNG NINH 100đ in nhòe?

vnmission 06-12-2012 15:18

2 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 178589)
ngẫm lâu lại thấy "ngọt"

File Đính Kèm 178666

File Đính Kèm 178667

Vâng, 2 bì này cũng rất ngọt: 865 USD, kết thúc ngày 02-12-2012.

vnmission 08-01-2013 19:27

2 File đính kèm
Hai bì thư hiếm, đang có trên mạng:


ktsmaikhuong 29-03-2013 21:47

Vài bì của bác Tem-truyen-thong đang bán:
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13...5a2321ab40.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13...5a2bbb34a8.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13...5a4ffd59f9.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13...5a51c501be.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13...5a61a501be.jpg
http://img1.pmbvn.com//userimg_bd/13...5a5420f425.jpg
giá rất rẻ
Buồn cho 1 nhà sưu tập lớn phải giã từ niềm đam mê

dammanh 30-03-2013 01:03

5 File đính kèm
Lô bì thư trên cũng không có gì đặc biệt,nhât ấn quá thông dụng,có chăng bì No3 & No4 còn có tem ấn tượng một chút,tuy nhiên các tem này kiếm tem sống không khó khăn gì..."ngẫm lâu lại thấy vị chát""xin lỗi bác Vnmission nhé.
Cũng bì trên ebay Dammanh thấy ấn tượng hơn!các bì thư đều có cachet.


No1 là mặt trước có mặt sau No5,dấu nhật ấn hà nội chợ hôm và nhãn R ấn tượng. mặt sau No5 dán băng 5 tem khá hay!!
File Đính Kèm 182748

No2 tem đẹp,nhãn R bình thường,dấu BT

File Đính Kèm 182749

No3 tem đẹp cước phí hơi cao,nếu dán trọn bộ quả thú vị hơn nhiều,thay tem phật thủ bằng tem măng cụt thì ..tuyệt. Nhãn R & nhãn HK ấn tượng

File Đính Kèm 182750

No4 cachet đẹp ,nhãn R quá hay ???

File Đính Kèm 182751

No5

File Đính Kèm 182752

Không rõ kết thúc bao nhiêu??

vnmission 11-04-2013 17:55

4 File đính kèm
Dường như bì thư Việt Nam đang giảm nhiệt như thị trường bất động sản!

Mấy bì thư bác dammanh đưa hình ở trên kết thúc ngày 28-3-2013:
  • Bì #1 (có mặt sau là hình #5): 215 $;
  • Bì #2: 105$;
  • Bì #3: 125$;
  • Bì #4: 90$.

Hai bì sau cũng “hạ cánh” nhẹ nhàng:


BoZoo 11-04-2013 23:54

2 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 132221)
Trong những bì thư trên, đối khi rất khó phân biệt bì nào là "commercial," bì nào là "philatelic." Mặc dù các bì XUNHASABA được gửi đi nước ngoài để quảng cáo cho một mặt hàng, nhưng người gửi là "Philatelic Department" của XUNHASABA, người nhận là các dealers, nên về bản chất chúng là "philatelic." Bì XUNHASABA khác các bì philatelic khác ở một điểm quan trọng: cước phí thường là đúng, trong khi bì philatelic thông thường dán cả bộ tem, nên cước phí có thể vượt quá mức cần thiết.

File Đính Kèm 183502

Đối với bì thư VNDCCH từ 1954 đến cuối những năm 1960, dù là kiểu nào cũng khá hiếm, kể cả đối với FDC (trừ một số trường hợp đặc biệt, như các FDC tem vũ trụ, không hiểu vì sao thấy rất nhiều).

Hôm nay tôi mới đọc đến bài này và quả thật là duyên tình hữu ý, quả thật là tôi đã tìm lại được một điều chi đó không thể diễn tả nổi, bức thư này chính là của bố tôi (người mà anh VNmission tặng cho danh hiệu "NST huyền thoại") viết trao đổi với người bạn Đức. Tất nhiên thời gian trôi đi, người ta có thể quên, những phong bì có thể truyền tay nhưng có những ký ức không hề phôi pha. Rất tiếc là vào thời điểm đó tôi không biết, nếu không cũng quyết tâm đấu giá bằng được. Cảm ơn anh và Viet Stamp rất nhiều và cũng xin copy để lưu giữ KN.

dammanh 12-04-2013 02:29

Đồng cảm với anh Vnmission,giá bì kết thúc hơi thấp !Hy vọng tương lai vị trí bì thư VNDCCH sẽ khác.Cám ơn anh Vnmission nhiều!

Poetry 12-04-2013 10:27

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi BoZoo (Post 186488)
Hôm nay tôi mới đọc đến bài này và quả thật là duyên tình hữu ý, quả thật là tôi đã tìm lại được một điều chi đó không thể diễn tả nổi, bức thư này chính là của bố tôi (người mà anh VNmission tặng cho danh hiệu "NST huyền thoại") viết trao đổi với người bạn Đức. Tất nhiên thời gian trôi đi, người ta có thể quên, những phong bì có thể truyền tay nhưng có những ký ức không hề phôi pha. Rất tiếc là vào thời điểm đó tôi không biết, nếu không cũng quyết tâm đấu giá bằng được. Cảm ơn anh và Viet Stamp rất nhiều và cũng xin copy để lưu giữ KN.

Quả là "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ". Trên VSF này, anh BoZoo và anh dammanh đã có duyên hội ngộ, nay anh BoZoo lại tìm thấy hình ảnh những bì thư thực gửi mang dấu ấn kỷ niệm của cụ thân sinh ra anh. Xin chúc mừng anh. Mong rằng sau này, anh vnmission sẽ mách cho anh BoZoo nếu thấy những chiếc phong bì quý của nhà sưu tập lão thành Vũ Hiếu Thắng.

vnmission 12-04-2013 17:38

10 File đính kèm
Cụ Thắng ngày xưa gửi không ít thư, do đó tôi chắc nếu bác BooZoo cố tìm sẽ thấy. Hình một số bì mà tôi đã thấy xuất hiện đâu đó (không nhớ rõ trang nào, nhưng không phải ebay hay delcampe), tôi không mua được một phần vì thủ tục phiền hà:


BoZoo 12-04-2013 17:50

Tất cả những bì anh đăng ở đây đều đúng của bố tôi viết trao đổi, địa chỉ là nơi Tuấn Giao sinh ra và lớn lên đến khi rời VN năm 1988. Anh VnMission nói chính xác đó. Bố tôi có bạn STT ở các quốc gia Đông Âu và còn trao đổi đến tận thời 1980 trước khi cụ mất. Vì thế lượng bì thư này khá nhiều. Ngày nay con cháu những người bạn tem này trao đổi, bán đi; và như thế sẽ thỉnh thoảng lại thấy trên mạng. Tôi chắc phải đặt chương trình sưu tập lại dần dần. Một công việc cũng không ít công sức! Mà ngẫm kỹ thì thấy thế mới gọi là STT. Bởi vì trường hợp mình thì như vậy, nhưng ngược lại trong tay mình cũng có những bì thư Anh, Pháp cổ của một số người trong thiên hạ, từ thời 1842 và cả thời chưa dùng tem thư. Thật là hay cái thú chơi tem! Cảm ơn anh VNMission nhé.

Poetry 13-04-2013 21:53

1 File đính kèm
Trên Delcampe đang rao bán bì này. Không rõ giả hay thật?

VIETNAM - enveloppe de 1949 avec 4 timbres et Cachet de BUU DIEN QUANG BINH

File Đính Kèm 183635

BoZoo 13-04-2013 23:36

Câu hỏi kiểm chứng:
1- Phòng Lệ Thủy là phòng gì? phòng nào? chức năng gì ở Quảng Bình?
2- Thời phát hành bộ tem này đến 1949 (khi con dấu đóng), con dấu của các địa phương kể cả HN (thủ đô) đều nhỏ và (có lẽ bằng gỗ) nên không bao giờ to, rõ và sắc nét như con dấu này?
3- Thường dấu đóng trên tem và đóng nhật ấn (ngoài tem) phải cùng một dấu. Ở đây thấy 2 dấu này khác nhau.
4- Dấu to và đỏ như vậy thường là của chính quyền cấp tỉnh trở lên cấp TW, tại sao không thấy dấu ấn ghi bằng chữ của người hay cấp đó?
5- Dấu nhật ấn và là dấu hủy các con tem có cách đề ngày khác nhau - nhìn kỹ các vết gạch chéo, vậy đó là dấu ghi bằng tay?
6- Người nhận là ông bà ABC, ở đâu? Thời này sau hơn 100 năm so với thời Penny Black nên không còn có lối chỉ ghi tên mà thư cũng đến.

Trả lời được 6 câu đầu tiên này nghe cũng như Quan Công phải qua 6 (chứ không phải 5) cửa ải vậy.

vnmission 13-04-2013 23:46

Bì thư trên trông có vẻ thật, tuy nhiên tôi rất nghi ngờ vì 2 lý do:

Thứ nhất, cước phí thư đi từ Quảng Bình tới Hà Tĩnh từ thời điểm tháng 11/1948 đã tăng từ 2 đồng lên 5 đồng, trong khi tổng giá mặt 4 con tem (bì thư ghi 30/3/1949) chỉ là 2,5 đồng.

Thứ hai, dẫu "PHÒNG LỆ THỦY" từ lâu đã được ghi nhận là không được sử dụng, do con dấu này (hình so sánh, phía bên phải, kèm theo) đã bị mất vào tay quân Pháp ngay từ đầu.


Nếu có hình mặt sau của bì thư sẽ dễ xem xét hơn.

Mong các bác cho thêm ý kiến!

BoZoo 14-04-2013 05:14

Tôi vừa đọc tham khảo lịch sử về huyện Lệ Thủy trong thời gian này: http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cm...=1134185256416

Trích dẫn: "Đầu năm 1948, thực dân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng, phá thế liên hoàn của ta. Hầu khắp đồng bằng Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, thị xã Đồng Hới, phần lớn huyện Bố Trạch, một phần ba huyện Quảng Trạch và vùng địa đầu huyện Tuyên Hoá đã bị thực dân Pháp chiếm đóng, kiểm soát."...

"Ngày 24-1-1949, Đại đội 1 (bộ đội địa phương huyện Lệ Thuỷ) tổ chức cải trang tập kích địch ở chợ Chè (thuộc xã Sào Nam - Lệ Thuỷ) nằm sâu trong vùng địch hậu. Sau 15 phút chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ chiến trường, bắt sống 5 tên địch, thu vũ khí địch, quân ta rút lui an toàn."...

"Ngày 16-7-1949, nhân dân các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh cùng lực lượng vũ trang đồng loạt nổi dậy tấn công địch. Toàn bộ tháp canh của hương vệ, tổng vệ ở huyện Quảng Ninh bị quân và dân ta thiêu cháy. Đường dây liên lạc ở Lệ Thuỷ và Quảng Ninh đều bị cắt đứt. Quân địch lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan", nằm án binh bất động."

Tất cả điều trên nói lên rằng huyện Lệ Thủy đã nằm trong tay người Pháp giai đoạn từ đầu năm 1948 đến (chí ít là) 7/1949. Trong khi đó, bì thư được đóng dấu Lệ Thủy ngày 30/3/1949. Vậy có thể tin được phong bì trên là thực hay không? Trong khi chưa được thấy những thông tin ở mặt sau và còn mấy câu thẩm định mà tôi đã nêu trong phần trước chưa được làm sáng tỏ.

Một cách nhìn khác, nếu ta tìm được bì thư thực gửi nào có dấu Lệ Thủy vào thời điểm tháng 3 hay 4/1949 như trên (mà là thật) thì mới có thể tạm chấp nhận bì thư này?

The smaller dragon 14-04-2013 10:22

Cám ơn những thông tin quý hiếm của Vnmission và Bozoo. Thế thì các phong bì giả phải phát xuất từ những nguồn không xa lạ với (và có thể trong) giới chơi tem kỳ cựu và hiểu biết tại Việt Nam hợp cùng một số người trẻ có kỹ thuật computer.
Thật đáng báo động cho những ai sưu tầm lịch sử bưu chính Việt Nam!

BoZoo 14-04-2013 18:06

Cảm ơn GS TAT. Thực ra theo nhận định của BoZoo, vấn đề này còn vượt xa hơn thế nữa. Những tay "cao thủ" làng tem người da trắng là những người thực ra rất "lọc lõi" về lịch sử VN, nhất là những giai đoạn nước sôi lửa bỏng này. Họ có thừa điều kiện để thực hiện các phi vụ đó, mà những người STT thật thà dễ chấp nhận rằng đó là một vật phẩm quý hiếm từ VN, một quốc gia đáng chú ý với những dấu ấn lịch sử. Những websites bán tem này hầu hết của họ chứ không phải gốc tích của người VN.

Nhân vấn đề này cũng là vấn đề luôn nóng hổi của làng tem thế giới, BoZoo đang tập hợp một số tài liệu tham khảo để trình làng một, hai bài viết xung quanh vấn đề tem và dấu giả mạo.

BoZoo cũng rất quan tâm và muốn được xem một vài bì thư thực gửi với nhật ấn của Quảng Bình trong giai đoạn VNDCCH thời sơ khai 1945-1947 này. Ai có post lên cho bà con xem thì tốt quá! Xin cảm ơn.

BoZoo 14-04-2013 20:43

Nói về một số người chơi tem kỳ cựu của làng tem thế giới quan tâm đến STT Việt Nam, BoZoo lấy một ví dụ gần gũi. Ông Theo Klewitz (CHDC Đức) mà có tên trên bì thư mà cụ thân sinh trao đổi phía trên là một giáo sư trường ĐH, tiếng Việt rất thành thạo. BoZoo nhớ khi còn niên thiếu, một hôm vô tình giở lô thư trao đổi của cụ ra thì thấy một lá thư vị giáo sư này viết chúc Tết (âm lịch) cụ thân sinh, hoàn toàn bằng tiếng Việt; đó là vào dịp Tết 1970 hay 1971.

The smaller dragon 15-04-2013 02:58

1 File đính kèm
"Những tay "cao thủ" làng tem người da trắng là những người thực ra rất "lọc lõi" về lịch sử VN, nhất là những giai đoạn nước sôi lửa bỏng này. Họ có thừa điều kiện để thực hiện các phi vụ đó, mà những người STT thật thà dễ chấp nhận rằng đó là một vật phẩm quý hiếm từ VN, một quốc gia đáng chú ý với những dấu ấn lịch sử. Những websites bán tem này hầu hết của họ chứ không phải gốc tích của người VN."

Trên đây là nguyên văn lời của Bozoo. Tôi phải lên tiếng ngay vì công đạo và vì danh dự của những người vắng mặt.

Người da trắng duy nhất và cuối cùng làm giả tem VN là Francois Fournier (1846-1917). Fournier người gốc Thụy Sỹ, nhập quốc tịch Pháp. Ông ta sản xuất và mở cửa hàng bán tem nhái các loại tem quí hiếm của thế giới thời đó tại Genève, Thụy Sĩ. Một danh sách bán hàng (tem) dầy 64 trang mà Fournier phát hành năm 1914 gồm con số không lồ 3,671 loại tem nhái của nhiều nước cho thấy tầm cỡ làm ăn để sinh sống của ông ta, chứ không phải một hai chục phong bì, một hai chục con tem. Tuy không thừa nhận trên giấy tờ là hàng nhái, Fournier hãnh diện quảng cáo những sản phẩm do ông ta chế tạo là những "sản phẩm mỹ thuật," và giúp người ít tiền cũng có tem quý như hàng triệu phú. Sau khi Fournier mất, Liên Ðoàn Bưu Hoa Genève (Union philatélique de Genève) mua lại tất cả tài sản tem của Fournier. Gồm các dụng cụ chế tạo tem giả và hơn 400 kg, nhắc lại: 400 kg, tem giả các loại. Dụng cụ thì tặng cho Viện Bảo Tàng Lịch Sử Genève. 400 kg tem giả thì soạn thành 480 tập an-bom, bán ra với giá US$25.00 năm 1928. Ngoài số tem nặng hơn 40 kg được xếp thành an-bom, còn rất nhiều các tờ tem có keo dính vào nhau. Số tem bị hư hại này được đốt bỏ ngày 15.9.1928 đưới sự chứng kiến của viên chức chính quyền Genève.

Trong số tem nhái, Fournier có làm giả tem Indochine nên tôi cố gắng tìm mua một trong 480 tập an-bom bán lần đầu hồi năm 1928 mà đến nay tôi vẫn chưa thấy tăm tích. Nhưng tôi cũng may mắn mua được một tập riêng toàn tem nhái Indochine của Fournier trong một trong những tập an-bom ấy. Gồm 36 tem thật nhưng in đè giả và tem giả, 19 bloc 4 giả, và một phong bì thực gửi nhưng thêm dấu giả.



Từ khi Fournier mất đi đến nay đã một thế kỷ, tôi chưa hề thấy người da trắng nào làm tem Việt Nam giả cả. Ðời sống ở Pháp hay Mỹ rất đắt đỏ, làm năm ba chục phong bì giả thì làm sao mà sống? Chưa nói đến sự trung thực của người Mỹ mà tôi biết. Nhiều năm trước đây, một dealer ở Ðức rao bán phong bì Liên Khu giả là lập tức bị trục xuất khỏi Hội American Philatelic Society ngay.

Những người làm tem giả, phong bì giả, chữ ký giả (như chữ ký đại tướng Võ Nguyên Giáp)... đều xuất phát từ Việt Nam, từ Hà Nội như cụ Chương và gia đình (nay đã rõ, nên có thể nêu tên) hay Sài Gòn, nơi này nơi kia mà có người biết lại không chịu/dám nói ra cho cả làng biết. Mới đây nhất, hàng giả từ Việt Nam lại gửi sang địa chỉ ở Mỹ, Pháp, Úc... với tên Pháp tên Mỹ nên Bozoo đã ngộ nhận.

Ðừng quên rằng những chuyên viên về tem Việt Nam, dù là thời Ðông Dương, hay VNDCCH, hay VN, hay VNCH... đều là người Pháp, Ðức, hay Mỹ. Họ có kiến thức lẫn vật phẩm. Ðừng vô tình kết án người lương thiện, tội cho họ mà lỗi của mình.

BoZoo 15-04-2013 07:55

5 File đính kèm
BoZoo xin tiếp nhận lời góp ý thẳng thắn của GS. Ở trên mới chỉ là nhận định của BoZoo chứ không phải sự khẳng định và với thuật ngữ “những” ở đây BoZoo chỉ muốn nói “vài người”. Đa phần các nhà STT đều là những người tốt; tuy nhiên có một vài cá nhân đây đó đã sử dụng kiến thức về tem của mình vào việc làm giả mạo, gian trá để kiếm lợi. Những cá nhân/nhóm làm đồ giả mạo này vẫn tồn tại cho đến nay, lúc thì một vài dấu in đè, lúc thì dấu nhật ấn, lúc thì bì thư thực gửi, và có lúc cả con tem giả như dưới đây.

File Đính Kèm 183663
Dấu thư bảo đảm Liepäja - Ventspils, 1945

File Đính Kèm 183664
Giả mạo thêm dấu gạch chéo bằng tay vào lá thư cổ

File Đính Kèm 183665
Nhãn gửi bảo đảm và dấu FRANCO BETALT (đã trả tiền) đã được thêm vào bì thư thực

File Đính Kèm 183666
Một trong 5 con tem đương thời của CHLB Đức có số Catalogue Mi. 1756; Mi.1939; Mi.1935; Mi. 2013; and Mi. 2026 đã bị giả mạo trong thời gian 1990s đến 2001

File Đính Kèm 183667
Tem năm mới âm lịch, năm con ngựa, của Canada bị giả mạo

Theo góc độ nhìn nhận của BoZoo, người/nhóm người đã làm đồ giả mạo thì miễn là họ cảm thấy làm giả kiếm lời được là họ làm (với lý do như trên), bất kể loại bản gốc tem hay vật phẩm bưu chính đó của quốc gia nào.


-----------
Nguồn tham khảo: Tạp chí FFE của nhà xuất bản Postiljonen (Bắc Âu)
FFE Journal - Yearly book written by philatelic experts concerning fakes, forgeries and expertising
http://www.ffejournal.com/articles.php?book=FFE+%235
http://www.ffejournal.com/articles.php?book=FFE+%2315

The smaller dragon 15-04-2013 10:23

1 File đính kèm
Tôi mừng lả Bozoo đọc lời góp ý của tôi một cách bình tĩnh. Có lẽ vì chúng ta đồng cảm trong sự tha thiết với con tem của nước mình.

Nói về giới làm tem giả thì vô số. Bên Mỹ có tác giả Varro E. Tyler viết quyển Philatelic Forgers. Their Lives and Works. tức là Những Kẻ Làm Giả Tem Thư. Cuộc Ðời và Sản Phẩm của Chúng (Ohio, Linn's Stamp News xb, 1991, 165 tr.) ghi nhận một danh sách 150 người làm tem giả đủ các quốc tịch.



Nhưng làm tem VN giả (thật ra là tem thời Indochine, tức là tem Pháp) thì chỉ có Francois Fournier mà thôi. Ngoài ra, không người da trắng nào làm tem giả, phong bì giả, hay chữ ký giả trong bất cứ một dòng tem VN nào từ năm 1945 đến nay. Chỉ có người Việt làm bậy mà thôi.

Ðôi khi tôi nghĩ đến sự kiện này, và không khỏi thấy xấu hổ lây!

BoZoo 15-04-2013 22:39

Nói về một vài cảm nghĩ cá nhân, chuyện làm giả mạo tem LKV đã làm BoZoo chán không buồn nghĩ tới chuyện sưu tầm vật phẩm loại đó nữa, mà đúng ra thì rất thích nếu đó là những sản phẩm thực. Nếu mình sở hữu một sp thực thì mới cảm nhận được những dấu ấn lịch sử qua sp đó, còn không phải sp thực thì đúng như vật vô tri vô giác.

Thực ra, qua những bài viết trên của các thành viên diễn đàn, trong đó có BoZoo, dụng ý là đặt ra một vấn đề: Đã đến lúc cần thiết để Hội tem VN thành lập một ban thẩm chứng những sản phẩm bưu chính của VN trong những trường hợp hợp cần thẩm định như trên (Nếu đã có mà BoZoo chưa biết thì xin ghi nhận một thông tin mới). Điều này sẽ là sự tự khẳng định mình của Hội tem VN với giới STT quốc tế.

vnmission 16-04-2013 21:56

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi BoZoo (Post 186674)
làm giả mạo tem LKV

Về vấn đề này, ICP đa có 1-2 bài gần đây cố gắng làm rõ.

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi BoZoo (Post 186674)
ban thẩm chứng những sản phẩm bưu chính của VN

Theo bác Bozoo, "ban" của Hội tem này thành phần nên gồm những ai, hoạt động theo cơ chế/tiêu chí nào? Nếu là chuyên gia (tư nhân) độc lập (Việt Nam hoặc nước ngoài) có tốt hơn không?

BoZoo 16-04-2013 23:50

BoZoo nghĩ là để GS Trần Anh Tuấn góp ý thì sẽ tường tận và đầy đủ hơn BoZoo nhiều, vì BoZoo cũng chỉ mới biết sơ bộ thôi.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 01:46.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.