Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=391)
-   -   Tháng 2: Bảo tồn loài Voọc Cát bà -( bài viết theo chủ đề hàng tháng của nhóm WAP) (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9581)

laklih 01-02-2012 11:33

Voọc Cát Bà





Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc.




Phân biệt
Có hai phân loài của voọc đầu trắng là poliocephalus và leucocephalus. Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng và vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á[2].


Lý do
Một số tài liệu vẫn gọi là voọc đầu trắng vì trước đây người ta chỉ biết loài voọc đầu trắng nói chung là Trachypithecus poliocephalus, sau này khi phát hiện ra voọc Cát Bà là phân loài của loài này, có đặc điểm và đặc tính không hoàn toàn giống với voọc đầu trắng Trung Quốc thì mới tách ra làm hai phân loài là poliocephalus và leucocephalus. Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. Giống như mọi thành viên của nhóm loài Trachypithecus francoisi, phân loài này có tập tính sinh sống tập thể, kiếm ăn ban ngày trong các khu rừng đá vôi.

Sinh sản trong bảo tồn
Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà.


Sưu tầm trên Internet


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đêm Đông 03-02-2012 20:08

Tháng 2: Bảo tồn loài Voọc Cát bà -( bài viết theo chủ đề hàng tháng của nhóm WAP)
 


Voọc Cát Bà là 1 trong 10 loài nguy cấp nhất thế giới

Trong danh mục Các loài động vật quý hiếm nhất thế giới năm 2010 được Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WCS) công bố, voọc Cát Bà của Việt Nam là 1 trong 10 loài động vật nằm trong tình trạng nguy cấp nhất thế giới.

Danh mục trên nằm trong ấn bản hàng năm có tên Tình trạng của các loài động vật hoang dã (State of the Wild) do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới xuất bản.
Theo ấn bản này, trên toàn thế giới chỉ còn khoảng 60 con voọc đầu vàng tồn tại trong tự nhiên, tập trung tại đảo Cát Bà, Hải Phòng, Việt Nam.
Là một trong những loài khỉ hiếm của thế giới, đầu những năm 1990 tại Việt Nam vẫn còn có vài trăm voọc Cát Bà. Trong những năm kế tiếp, việc săn bắt đã khiến số lượng loài này nhanh chóng suy giảm xuống con số vài chục.
Với số lượng này, voọc Cát Bà đã vượt qua đười ươi Sumatra để trở thành loài linh trưởng hiếm nhất thế giới.





Từ năm 2000, chương trình bảo tồn voọc Cát Bà đã được triển khai. Với việc giáo dục ý thức và ký các hợp đồng cam kết bảo vệ đàn voọc với người dân địa phương, tình trạng săn bắn voọc đã được kiểm soát. Đà suy giảm của voọc cát Bà đã được ngăn chặn.
Những năm vừa qua, tuy số lượng voọc Cát Bà có tăng trưởng, nhưng vẫn còn rất xa mới đạt đến mức an toàn. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cảnh báo loài linh trưởng này vẫn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa khó lường như mất môi trường sống do việc phá rừng làm đất canh tác, phát triển du lịch và nạn săn bắn trộm.

Đinh Đức Tâm 29-02-2012 20:57

5 File đính kèm
Hôm nay ecophila chốt bài viết chủ đề tháng 2 bằng hình ảnh các bì thư mà vợ ecophila thiết kế và nhờ các anh chị bưu điện đóng hộ ngày hôm nay, bì thư dựa trên những thông tin mà thành viên nhóm WAP chúng ta đã đưa lên đàn
Hy vọng, bài viết chống cháy này được mọi người ủng hộ :D
Cả nhà thông cảm, ecophila tháng này đi công tác nhiều quá nên hơi vắng mặt ạ :(


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 12:15.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.