Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=20)
-   -   Bì thư tem Indochine #1 (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7253)

vnmission 09-11-2010 22:57

Bì thư tem Indochine #1
 
2 File đính kèm
Tương tự đối với tem Cochinchine và Annam & Tonkin, bì thư có dán tem Indochine Yvert #1 và/hoặc #2 rất ít thấy.

Đây là một bì in sẵn tem (stationary) có dán tem Indochine #1 mới thấy xuất hiện trên mạng:


Mặc dù thực tế ít được sử dụng và chỉ là tem in đè trên tem thuộc địa chung của Pháp, hai con tem trên được các danh mục phổ thông coi là tem Indochine, không ai tách riêng chúng thành "tem Đông Dương tạm thời."

dammanh 10-11-2010 01:54

1 File đính kèm
Bác Vnmission đừng quá nôn nóng! Tạm thời ở nhà cũ rồi sẽ chuyển đến nhà mới,mà chung cư cao cấp hẳn hoi..chỉ mong bác tiếp tục đưa thêm các nghiên cứu của bác.Nhân đọc bài bác RỒNG,nhìn quyển danh mục tem vn 1945-1988,Dammanh nhớ thủa ban đầu đến CTT,lúc đó chưa xây như bây giờ và gặp anh KIỀU XƯƠNG, trưởng phòng kinh doanh tem của CTT,đến lúc ra về cũng được anh Xương tặng cho 1 cuốn.Nhớ lại thấy CTT bây giờ thật lớn mạnh cả về lượng và về chất. Xin phép giới thiệu với các bác và các bạn quyển sách này.


The smaller dragon 10-11-2010 06:29

7 File đính kèm
Tài liệu tem VN
Ðưa bài vào mục này chỉ để chia sẻ tài liệu như Dammanh trong phần trên, tuy không thích hợp lắm!


Quyển danh mục mà Dammanh cũng có là một tài liệu quý về tem VNDCCH vì tài liệu về dòng tem này không phải dễ kiếm. Danh mục này dành cho giới chơi tem trong nước.

Sau đó, có Danh Mục Tem Bưu Chính Nước VNDCCH 1945-1975 với một tựa đề khác là Tem Thư Việt Nam. Tập I. (1945-1975) do tác giả Trần Nguyên biên soạn và Hội Tem Việt Nam xuất bản năm 1991. Danh Mục này đặc biệt có ghi nhiều sắc lệnh phát hành tem, và một số những chi tiết cụ thể khác khiến thông tin của người biên soạn trở nên quý gía đối với giới sưu tập tem bây giờ. Danh Mục còn giới thiệu hai bì thư Liên Khu, là những vật phẩm hiếm quý ngày nay. Từ khi Tập I được phát hành tới nay, tôi chưa thấy Tập II ra mắt. hay ra mắt rồi mà tôi chưa biết?!

Ngoài hai danh mục tem dành cho người trong nước kể trên, còn có Postage Stamps 1945-1975 Timbres Poste phát hành năm 1976, và Postage Stamps. Timbres Poste 1976-1978 phát hành năm 1979. Hai danh mục này in trên giấy trắng, dầy, và láng, mà tôi tin không phải là sản phẩm trong nước.

Cả hai đều do Xunhasaba phát hành bằng Anh và Pháp ngữ. Vì thế, tôi tin rằng hai danh mục này chỉ nhằm vào giới chơi tem quốc tế Âu Mỹ để thu ngoại tệ cho quốc gia. Cả hai danh mục đều có lời chào mời giới sưu tầm và buôn bán tem quốc tế. Chính vì thế mà đại đa số những bộ tem quý và hiếm của dòng tem VNDCCH từ năm 1945 đến nay đã ở trong tay người ngoại quốc.

Người Việt trong nước nay có điều kiện mà muốn sưu tầm tem quý hiếm của nước mình thì phải chấp nhận giá thành cao!

dammanh 10-11-2010 11:47

Cám ơn bác RỒNG thật nhiều! Hai quyển 3-4 của SUNHAXABA phát hành lần đầu tiên Dammanh nhìn thấy,nên không dám luận bàn.(Q3 chắc phát hành sớm nhất 1976 & Q4 chắc phát hành sớm nhất 1978) Chỉ xin có đôi chút ý kiến nhận xét Q1 & Q2 lý do 2 quyển này Dammanh có trong tay và cũng biết đôi chút về những người biên soạn ( phòng kinh doanh – COTEVINA và chú TRẦN NGUYÊN).
1.Cho đến khi biên soạn tài liệu Q1, sự hiểu biết về tem VN và TG còn rất hạn chế, nhưng CTT nhất là phòng kinh doanh đã cố gắng rất nhiều để ra được dự thảo đầu tiên về danh mục tem VNDCCH. (Dammanh nhớ không rõ phát hành khoảng tháng 3 năm 1989)
Về giá cả thì chỉ dự đoán theo thị trường thế giới,xin đính chính không phải giá trong nước, càng không phải giá định hướng sưu tầm trong nước.Cụ thể với thí dụ sau
-năm 1989 dammanh về thăm quê,đã mua được từ phòng kinh doanh bưu điện HÀ NỘI trực thuộc CTT (mua được 378 bộ khánh thành dường sắt HÀ NỘI – MỤC NAM QUAN,tuy dự định mua 500 bộ nhưng chỉ chọn được 378 bộ chất lượng tốt với giá 2 usd/1 bộ trong khi danh mục này ghi 15 usd. Hay dammanh mua ở chi nhánh CTT Tại bưu điện tỉnh QNinh cũng vào dịp này 5000 bộ tem chuyên đề sống từ 1983-1988 giá 1200 đồng thời điểm đó là 0,20 usd,trong khi danh mục này giá đề các bộ chuyên đề trong giai đoạn này 1,2-2,2 usd.
2.Chú TRẦN NGUYÊN có quen thân với bố của dammanh,năm 1962-1963 chú được bưu điện cử ra thu thập tài liệu bưu chính VN,chú NGUYÊN thường đến nhà Dammanh ở HÀNG BẠC,và trong ký ức của Dammanh đó là người đàn ông cao gầy,đeo kính trắng,đi chiếc xe đạp nam cũ dáng khắc khổ,chỉ thấy chú ấy khác hẳn khi ngồi đàm luận về tem với bố của dammanh.
Trở lại danh mục tem Q2 viết rất hấp dẫn,khá nhiều tư liệu để định hướng sưu tầm,nhưng do soạn thảo và phát hành ở SG nên vẫn có tính kinh tế thị trường.Các SL cần thẩm định lại cho chuẩn xác (vì nếu rõ ràng Danh mục CTT 1945-2005 đã ghi rõ!) và một số chi tiết dammanh thấy không chuẩn xác như ngày phát hành bộ tem HAI BÀ TRƯNG mệnh giá tiền mới lại trước con tem MỎ THAN CẨM PHẢ mệnh giá tiền cũ. Con tem kỷ niêm lần thứ 67 ngày sinh của HCT 100đ chữ to và chữ nhỏ ghi lộn ngày phát hành.Hoặc những bộ tem nào có dấu kỷ niệm hay không có,còn chưa chuẩn xác v.vv .
Vài dòng suy luận!có gì sai sót mong mọi người thứ lỗi!

The smaller dragon 10-11-2010 19:27

1 File đính kèm
Cám ơn những nhận xét và cải chính của Dammanh. Ðây là những thông tin rất hay của một người trong cuộc, với những chi tiết chuẩn xác.

Tôi thật sự không đi sâu vào dòng tem VNDCCH -có muốn cũng không được- vì tôi sinh sống ở Saigon và nay ở Hoa Kỳ. Lý do là tài liệu hầu như không có cho công chúng, tức là bất cứ ai, muốn tìm hiểu về đề tài "bưu chính quốc gia."

Những thông tin về sắc lệnh, nghị định... của VNDCCH ngày trước khó kiểm chứng được vì chính phủ không phát hành "Công Báo" đăng ngay những sắc lệnh, nghị định... lúc đương thời. Tôi có đọc tạp chí Tài Liệu Lưu Trữ xuất bản tại Hà Nội của Cục Văn Thư và Lưu Trữ nhà nước -hiện do một người tốt nghiệp chuyên môn về ngành Văn Khố ở Pháp làm Giám Ðốc- nên tôi biết công tác bảo quản tài liệu văn khố của VN hiện nay rất được chú trọng, và những tài liệu văn khố như sắc lệnh, nghị định... còn được lưu giữ và bảo quản khá nhiều. Ðây là một điều rất may mắn cho giới nghiên cứu nói chung. Nhưng tham khảo được những tài liệu văn khố ấy lại là một vấn đề khác. Nói đơn giản là không phải ai cũng có thể được phép tham khảo.

Sau đây là một tài liệu trong Công Báo thời VNCH. Chính vì có công báo và thông cáo của các nơi sở quan như thế này, chúng ta ngày nay biết rất rõ và hoàn toàn chính xác những chi tiết của từng bộ tem bưu chính VNCH được phát hành. Và nhờ thế mà biết tổng mục có uy tín quốc tế là Scott của Mỹ đã có nhiều sai sót về các thông tin của dòng tem VNCH.


kimma 15-04-2011 20:51

1 File đính kèm
Bì thư có tem Indochine #2, đặc biệt có tem Annam & Tonkin, thuộc sở hữu của ông Ron Bentley:


Nhật ấn HAI-PHONG | TONKIN 13 NOV 91, mặt sau có dấu tới YOKOHAMA 27 NOV 1891. Một bì thư rất hiếm!

dammanh 16-04-2011 05:23

Đây là bì thư quá quý hiếm!!
1. Dán tem quý ,nhất là những con tem ANNAM - TONKIN
2. Đây là bì thư bảo đảm sớm nhất mà Dammanh được thấy
3. Cho chúng ta chứng luận về cước phi thư bảo đảm ..có điều Dammanh chưa rõ đơn vị tiền tệ trên tem ANNAM-TONKIN và tem thuộc địa chung là như nhau hay khác ?
4. Không biết mặt sau có dấu con tàu biển chạy tuyến YOKOHAMA-MARSEILL không? Nếu có lại một đặc điểm quý nữa ! còn không có cũng chứng minh thời điểm đó tầu tuyến Y - M Chưa có !
CHỈ MỘT BÌ THƯ THỰC GỬI cung cấp cho chúng ta bao thông tin của những năm cuối TK19 /Cám ơn bác Kimma nhiều !

kimma 16-04-2011 08:43

2 File đính kèm
Kính bác dammanh, bì thư trên sử dung tháng 11-1891, trước khi các tem Đông Dương khác ra đời (1892), do đó đều là những con tem duy nhất hiện hành khi đó, gồm cả 3 loại tem thuộc địa, tem Annam - Tonkin và tem Đông Dương in đè R D. Cước phí bảo đảm đi Nhật 85c, có lẽ chinh xác. Mặt sau có dấu trung chuyển HONG KONG 16-11-91 và dấu *REGISTERED* YOKOHAMA 27-11-1891.


Đây là 2 bì thư dùng sớm hơn, cũng của ông Bentley:

File Đính Kèm 128874
Thư thường đi Algerie, cước phí 25c, nhật ấn TONG-KIN | HAI-PHUNG 20-1-89 (chỉ 10 ngày sau khi tem được phát hành).

File Đính Kèm 128875
Thư gửi đi Pháp bằng tàu biển của Anh quốc, nhật ấn SAIGON CAL | COCHINCHINE 7-9-89, mặt sau có dấu đến BRAZEY EN PLAINE COTE D'OR 12-10-89.

vnmission 17-05-2011 21:25

1 File đính kèm
Bì thư "sinh đôi" với bì ở đầu thread:


Chắc do cùng một người làm, dù chữ viết khác nhau.

vnmission 20-10-2012 08:17

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 130287)
Đây là bì thư quá quý hiếm!!

Bì thư này Ron mua được khoảng 20 năm trước từ một cuộc đấu giá lô tem và bì thư Đông Dương tổ chức ở... Nam Phi! Ron bỏ giá 1000 USD nhưng cũng không mấy hy vọng có thể mua được.

Vậy mà Ron đã thắng cuộc với cái giá cuối cùng không thể tin được: 50 (năm mươi) USD! Thế mới biết chơi tem thực sự phải có cái "duyên" vậy (từ của bác Trâu).

Tem Đông Dương in đè R D được Ron nghiên cứu khá sâu trong một bộ trình bày (mà không bao giờ đưa đi triển lãm) trên trang SICP - vừa được cập nhật hôm qua:

http://www.sicp-online.org/icp/issue...Overprints.pdf


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 16:32.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.