Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Các loại khác (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=33)
-   -   Souvenir Pages/Commemorative Cancellations của Mỹ (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=8751)

MeTemViet 17-08-2011 05:42

Souvenir Pages/Commemorative Cancellations của Mỹ
 
14 File đính kèm
Trong các loại vật phẩm FDC của Mỹ, sưu tầm các trang souvenir pages/commemorative cancellations là một đề tài chuyên sâu khá độc đáo. Có cả một hội chuyên nghiên cứu về đề tài này là hội American Society for Philatelic Pages and Panels.

(Một số hình ảnh minh họa lấy từ net)


Nguồn gốc/Thời kỳ đầu:

Nguồn gốc của các trang souvenir pages (tạm dịch là trang tem kỷ niệm) là những bích chương do bưu điện Hoa Kỳ sản xuất vào khoảng cuối thập niên 50, đầu 60. Vào thời kỳ đó, thông tin không được đại chúng như hiện nay nên các nhà sưu tập tem lâu lâu lại ghé ngang bưu điện để cập nhật tin tức chương trình phát hành tem. Bưu điện mỗi khi quảng bá một con tem sắp được phát hành liền dán một tờ bướm quảng cáo ngày giờ phát hành để các nhà sưu tập FDC có thể đến đóng dấu ngày đầu tiên. Sau khi tem được phát hành, tờ bích chương này được gỡ xuống và phần lớn bị vất vào thùng rác nhưng một số được giữ lại để sưu tầm.

File Đính Kèm 141705

Tờ bướm quảng cáo


Rồi một ngày đẹp trời, một người nào đó nảy ra ý nghĩ là thay vì giữ tờ bướm này không thì nhìn không đẹp lắm, nên họ mua tem và đi "xin" dấu FDC.

Một số FDC làm từ tờ bướm cuối thập niên 50 đầu 60. Xin để ý có tờ bị gấp. Lý do là ....


Đến khoảng giữa thập niên 60 thì có 1 dealer chuyên về đề tài này. Ông ta làm FDC từ các bích chương trên và gởi (cả 2 loại FDC thực gởi và không thực gởi) đến những ai muốn mua. Vì tờ giấy bị gấp khi gởi đi, các tờ FDCs như thế này phần lớn bị gấp làm 3. Những tờ không gấp và không thực gởi hiện giờ rất khó tìm.

File Đính Kèm 141706

Tờ bướm quảng cáo chưa dán tem (bị gấp)

File Đính Kèm 141713

Tờ bướm đã dán tem (không bị gấp)

File Đính Kèm 141757

Một tờ bướm FDC thực gởi với dấu tem máy

Vì nhiều người sưu tập dán tem, nên có khá nhiều kiểu FDC khác nhau tùy người dán tem và dóng dấu




(còn tiếp)

MeTemViet 17-08-2011 23:53

8 File đính kèm
2. Thời kỳ souvenir pages (1972-2001)

Đến đầu thập niên 1970, nền kinh tế Hoa Kỳ trải qua một cơn khủng hoảng. Gánh nặng chiến tranh Việt Nam, giá dầu thô lên cao, kinh tế lạm phát .v.v. nên nhiều nhà đầu tư nhảy vào nhiều lãnh vực khác hơn là cổ phiều. Giá tem Mỹ bắt đầu lên cao (tương tự như tem Trung Quốc ngày nay) từng năm, rồi từng tháng. Nhiều công ty tư nhân bắt đầu làm các loại phong bì kỷ niệm, phong bì FDC để bán cho người sưu tầm hay nhà đầu tư. Các tờ bướm quảng cáo FDC vì vậy cũng bán nhanh vùn vụt.

Đến năm 1972, bưu điên Hoa Kỳ nảy ra ý nghĩ là tại sao phải để cho dealer "làm tiền" trên những tờ quảng cáo, tem, và dấu của chính mình. Vì vậy, bưu điện liền dành "độc quyền" phát hành và bán những tờ tương tự, mà họ gọi là "souvenir pages" (tạm dịch trang tem FDC kỷ niệm). Tất nhiên là dealer vẫn có thể làm riêng nhưng kỹ thuật và phương pháp thủ công thì không thể nào cạnh tranh lại với bưu điện của một quốc gia!

Con tem đầu tiên được bán theo dạng "souvenir pages" do bưu điện chính thức phát hành là con "Kế Hoạch Hóa Gia Đình" (Scott 1455) phát hành ngày 18-3-1972 tại New York và chỉ bán duy nhất tại 2 địa điểm là bưu điện chính thành phố New York và cuộc triễn lãm tem do hội ASDA (American Stamps Dealers Association) tổ chức vào thời điểm đó ở New York. Số lượng bán ra khoảng 2000 tờ. Giấy có watermark.

Có một số dealer cũng "phát hành" tờ bướm FDC bằng cách dùng tờ bướm, dán tem và xin dấu. Điểm duy nhất những tờ bướm này khác những tờ do bưu điện phát hành là giấy không có watermark. Sau này những tờ này được gọi là "unofficial souvernir pages" (trang tem kỷ niệm không chính thức). Những tờ này thường hiếm hơn tờ chính thức nhưng giá lại rẻ hơn.

Giá thị trường hiện này của một tờ souvenir page đầu tiên không chính thức giao động khoảng 150-200 USD và tờ chính thức 500-800 USD.

File Đính Kèm 141758

Tờ souvenir page đầu tiên (số 0)

File Đính Kèm 141759

Tờ bướm chưa dán tem

Với thành công của tờ souvenir page đầu tiên, bưu điện bắt đầu phát hành đại trà loại này. Tuy nhiên, bưu điện Mỹ không bán lẻ những trang này mà chỉ bán cho những nhà sưu tầm đặt mua dài hạn. Khoảng 3-4 tháng, bưu điện lại gởi cho người đặt mua dài hạn tất cả các tem đã phát hành không thời gian đó. 4 con tem phát hành đợt đầu (sau này được đặt danh mục là 72-01 đến 04) được bán ra khá ít (khoảng 10.000 tờ) vì ít người biết đến chương trình này nên hiện giờ giá thị trường khá đắt.

File Đính Kèm 141760
Tờ souvenir page #1

File Đính Kèm 141761
Tờ souvenir page #2

File Đính Kèm 141762
Tờ souvenir page #3

File Đính Kèm 141765
Tờ số 4


Giá bưu điện ấn định cho mỗi tờ souvenir pagge

1972-77: 50 xu + giá mặt của tem
1978-82: 75 xu + giá mặt của tem
1983-90: $1 hay giá mặt của tem
1991-92: $1,25 hay giá mặt của tem.
1993-2000: $1,50 hay giá mặt của tem.
2001: $2 hay giá mặt của tem.

Một số tờ souvenir pages hiếm thời kỳ này


(còn tiếp)

MeTemViet 18-08-2011 04:45

12 File đính kèm
3. Thời kỳ 2002 đến nay

Từ năm 2002, bưu điện Hoa Kỳ đổi tên trang tem là Commemorative Cancellations và hình thức. Hình con tem được bỏ ra, thông tin kỹ thuật về bộ tem được thêm vào. Số thứ tự của từ tờ được ghi kế bên hàng chữ "US Postal Services" và nếu bộ tem có nhiều con thì sẽ dán phía sau.

Mặt trước và mặt sau của trang tem "Chào Mừng từ nước Mỹ"

File Đính Kèm 141766

File Đính Kèm 141767

Mặt trước và sau của trang tem "Huy Chương Trái Tim Tím" với 2 ngày phát hành và 5 thành phố khác nhau.

File Đính Kèm 141768

File Đính Kèm 141769


Tổng cộng từ năm 1972 đến nay, bưu điện Hoa Kỳ đã phát hành hơn 2000 trang tem kỷ niệm khác nhau. Tất cả các bộ tem phát hành trong thời kỳ này đều có trang tem kỷ niệm, ngoại trừ 6 bộ (sẽ nói đến trong mục kế), đủ để phục vụ các nhà sưu tập. Giá thành của những trang này cũng khá rẻ ngoại trừ vài loại hiếm nên càng ngày càng có nhiều người đi sâu vào lãnh vực này.

Một vài trang tem kỷ niệm khác

4. 6 trang tem kỷ niệm "fantasy"

Như đã đề cập ở trên, từ năm 1972 đến nay, tất cả tem được bưu điện phát hành đều có in thêm trang tem kỷ niệm. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là 6 bộ tem được phát hành vào năm 2000. Có nhiều tin hành lang về lý do tại sao không phát hành souvenir pages cho những bộ này, nhưng sự thật ra sao thì không ai biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn là souvenir pages của 6 bộ này không được phát hành, và đến khi các dealer/người sưu tầm biết tin và tự làm FDC riêng thì thời hạn đóng dấu FDC đã qua!

Jim Canon, một dealer chuyên làm Souvenir Pages đã "làm lại" 6 trang này cho đủ bộ sưu tập của ông và bán cho những ai muốn mua. Sau đây là hình của 6 trang tem. Xin nói rõ là đây chỉ là kỷ thuật photoshop, tem và dấu đều là hình in trên giấy láng.

herby 27-09-2011 13:10

Em cũng có mua vài tấm dạng này, lí do là vì nó có in thông tin về con tem và chủ đề trên ấy, chứ nhìn ko đẹp như FDC :D Pháp cũng có dạng tương tự như souvenir page này (ko biết gọi là gì vì em mù tiếng Pháp :D) nhưng in màu trên giấy trắng đẹp, cứng cáp, trình bày rất bắt mắt...

thantrongdao 19-12-2011 18:05

Commemorated Stamp sheet
 
1 File đính kèm
Đây là một Commemorated Stamp sheet của tem Việt Nam mang mã số 01-KN/95


chimboica 22-12-2011 16:35

Thậ bất ngờ ... khi biết anh ĐẠO đang sở hữu tờ tem này , tờ này chỉ có 1 mà thôi , Được sở hữu nó cũng toại nguyện trong cuộc đời sưu tầm

temhp88 29-05-2012 00:31

Vấn đề kinh tế trong sưu tập documents philatéliques
 
Chào cả nhà,

Mình cũng bắt đầu tiếp cận với thể loại sưu tập này sau một thời gian ăn ngủ với con tem và FDC. Thể loại này rât cuốn hút vì trên cùng một ẩn bản ta có được con tem với dấu ngày phát hành đầu tiên, hình ảnh và lời giải thích về con tem ấy. Ngoài ra theo phần lớn các tài liệu mình thu thập được thì đều thấy người ta đóng một con dấu in nổi trên tờ tư liệu vốn được làm bằng chất liệu giấy rất cứng cáp và đẹp.
Mình thấy trên thị trường sưu tập tem Pháp cũng có các giao dịch về thể loại này, nhưng không nhiều. Nguồn cung không dồi dào như giao dịch tem và FDC, và giá trị của giao dịch rất thấp so với côté của tài liệu ấy theo các catalogues. Tại sao vậy nhỉ?
Theo mình câu trả lời chính là khía cạnh kinh tế của bộ sưu tập


1. Phân biệt notice premier jour với documents philatéliques: Notice premier jour hay ghí chú ngày phát hành đầu tiên, là một dạng souvenirs phát hành bởi Bưu điện Pháp ghi nhớ ngày phát hành đầu tiên của các con tem Pháp, kể từ năm 1987 đến nay. Nó có dạng một tờ giấy kích cỡ demi - A4 bao gồm các con tem đóng dấu ngày phát hành đầu tiên, một đoạn văn bản ngắn nói về sự phát hành con tem ấy, và một nhãn in của hãng in đã tài trợ (hoặc hỗ trợ) in ra chúng.
Các notices này là những "đứa em" của các Documents Philatéliques Officiels (DPO) hay tài liệu sưu tập tem chính thức, dạng A4. Nói chúng là "em" vì chúng có kích thước nhỏ bằng một nửa, và không có chỗ cho phần minh họa bản khắc của con tem được in nhẵn (in chìm) và phần hình vẽ minh họa. Giá thành của notices thấp hơn DPO vì các hạn chế trên.

Nói thế có nghĩa là bạn mua một Bản sưu tập tem chính thức - DPO, bạn có được con tem, con dấu ngày phát hành đầu tiên, hình minh họa cho chủ đề của con tem, bản khắc của con tem được in chìm, một con dấu khác in nổi, và cả một vẳn bản chi tiết đi kèm.



2. Vấn đề kinh tế trong thể loại sưu tập này:
Giá xuất bản của la Poste - Bưu điện Pháp: mình xem trên laposte.fr thì giá của mỗi DPO dao động từ 5 - 7 euros/ 1 phơi. Vậy là giá trị của mỗi ấn bản DPO lúc phát hành đã cao gấp khoảng 8 - 10 lần giá trị mặt của con tem nó mang trên mình. Để theo đuổi được một bộ tem mới của cả năm đă mướt mồ hội hột, huống hồ đắt thế thì...b-(


Giá trị của DPO tăng lên theo các Catalogues: lẽ tất nhiên giá trị của DPO cũng phải tăng dần theo thời gian, giống như con tem. Thật ra mình thấy một CPO côté catalogue khoảng 10 - 15 euros, rao bán chán trên eBay thì cũng ít ai trả giá đến 30% cái giá ấy cả. Thế thì làm sao bù vốn đã mua cho la Poste đây?


Cũng có các DPO giá trị cao vì con tem nó chú giải đang được ưa chuộng, nhưng không nhiều trường hợp như thế.


3. Giao dịch DPO ít hơn tem:
Vơi việc đầu tư ban đầu cần vốn đắt hơn nhiều so vơi bộ tem mới, ít người tham gia hơn.
Vì người ta ít tham gia DPO ngay từ lúc phát hành, về sau cũng không nhiều người muốn giao dịch thứ cấp.
Người chơi đầu tư vào DPO sau muốn bán lại rất khó hoàn vốn hoặc lãi so với đầu tư sưu tập tem.


4. Thị trường DPO nhỏ hẹp:
Mình so sánh với thị trường tem nhé...
Bạn không cần hiểu tiếng Pháp, tiếng Anh,... để cảm thụ trọn vẹn một con tem, vì những từ in trên tem là các từ khóa. Để cảm thụ hết một DPO, bạn phải đọc và hiểu texte của nó thì mới hết cảm giác khó chịu trong người (mà có uống trà Dr. Thanh cũng không hết!) Thế là các bạn tem nước ngoài sẽ không chuộng DPO lắm!


5. Lưu trữ và bảo quản DPO
Không thể nói là dễ dàng hơn bảo quản tem được, nhưng mà...
DPO kich thước A4. Album của bạn chứa DPO? Thật sự nó rất to, và rất nặng nề. Bạn bị album DPO rơi vào chân chắc phải đi viện! Bạn muốn bán lại album DPO? Người mua chắc phải cân nhắc lắm vì giá cước bưu chính đắt!

Và giá album DPO cũng đắt hơn thì phải.


Bảo quản DPO: vì chúng sở hữu các con dấu khắc nổi ghồ trên mặt, hãy nhớ bảo quản thế nào đừng đánh xẹp chúng đi nhé. Và thay vì giữ sạch một diện phẳng của con tem, bạn sẽ cần giữ sạch một tờ A4. Rồi giữ chúng không quăn mép, không gấp nếp, không bị hút ẩm và hoen ố...


Kết luận:
Sưu tập DPO cần nhiều sự tỉ mỉ, và đầu tư không nhỏ.
Hẹn cả nhà lần sau post ảnh nhé.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 07:15.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.