Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=391)
-   -   Nhận diện nhanh một số loài Động vật hoang dã (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=8840)

Đinh Đức Tâm 01-09-2011 15:22

Nhận diện nhanh một số loài Động vật hoang dã
 
ecophila lập ra chủ đề này làm thành từ điển về nhận diện nhanh một số loài động vật hoang dã trên tem bưu chính, mục này, ưu tiên chính gồm:
- các tem động vật hoang dã đã phát hành trên dòng tem Việt Nam.
- các vật phẩm PC, MC, bì thư.... liên quan đến động vật hoang dã do các tổ chức có mặt Việt Nam phát hành.
- các thông tin hình ảnh, nhận dạng, tuyên truyền về Động vật hoang dã - dựa trên tài liệu "nhận diện nhanh một số loài động vật hoang dã được công ước cites và phát luật Việt Nam bảo vệ" do Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & PTNT) và TRAFFIC Đông Nam Á, chương trình tiểu vùng Mê Kông mở rộng phát hành tháng 5/2009 và được tuyên truyền rộng rãi tới người dân.
- Các tem, vật phẩm PC, MC, bì thư của các nước trên thế giới. Ưu tiên tem WWF (cái này chắc nhờ các bác giúp đỡ :D, vì ecophia ít có những dạng này).
Đề nghị thành viên nhóm WAP, thành viên CLB Vietstamp, thành viên diễn đàn cùng hợp sức giúp đỡ.
đề tài được dành riêng, chỉ có tại Vietstamp nhằm phục vụ thông tin cho các thành viên nhóm WAP, các bạn tem yêu thích động vật... để khi cần có thể lấy đây làm thông tin (ví dụ làm bộ trưng bày, bộ triển lãm...).
Trong quá trình thực hiện, có rất nhiều hình ảnh, tư liệu, thông tin cần bổ sung. Do đó, rất cần sự phối hợp, cung cấp tư liệu. Để người đọc có thể dễ hiểu hơn, đề nghị các thành viên cung cấp thông tin, gửi thông tin cần cung cấp về mail BCN CLB Vietstamp (vietstamp.net@gmail.com) hoặc mail của ecophila (tamduc_ecophila@yahoo.com.vn) để bỏ hình ảnh, tư liệu, thông tin cho đúng phần, đúng loài.
xin chân thành cảm ơn!

Đinh Đức Tâm 03-09-2011 09:01

7 File đính kèm
Cu li

Phân họ Cu li (danh pháp khoa học: Lorinae) là một phân họ trong họ Cu li (Lorisidae) của phân bộ Linh trưởng mũi cong (Strepsirrhini). Tên gọi chung của chúng là cu li. Tuy nhiên, ở một số địa phương người ta còn gọi nó là khỉ gió, cù lần, con xấu hổ.
File Đính Kèm 142811
Phân họ cu li
- Về phân loại Họ Cu li gồm
+ Phân họ Perodicticinae: Phân họ Vượn cáo Tây Phi
+Phân họ Lorinae
. Chi Loris
. Cu li thon xám, Loris lydekkerianus
. Cu li thon cao nguyên, Loris lydekkerianus grandis
. Cu li thon Mysore, Loris lydekkerianus lydekkerianus
. Cu li thon Malabar, Loris lydekkerianus malabaricus
. Cu li thon phương bắc, Loris lydekkerianus nordicus
. Cu li thon đỏ, cu li nhỡ Loris tardigradus
. Cu li thon vùng khô, Loris tardigradus tardigradus
. Cu li thon đồng bằng Horton, Loris tardigradus nyctoceboides
.Chi Nycticebus
. Cu li Sunda, cu li lớn Nycticebus coucang
. Cu li chậm Bengal, cu li lớn Nycticebus bengalensis
. Cu li chậm lùn, cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Nycticebus intermedius)
Hiện nay, tại Việt Nam có sự tồn tại của các loài trong chi Nycticebus với tên gọi là cu li lớn và cu li nhỏ.
cách nhận diện cu li lớn và cu li nhỏ có tại Việt Nam:

Hình ảnh con Cu li trên tem bưu chính VIệt Nam
Hiện nay, trong bộ tem Vườn Quốc Gia Bến En, có phát hành 1 mẫu tem culi. Đó là hình ảnh con cu li lớn
File Đính Kèm 142813
Cu li lớn
Họ: Culi Loricidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Cỡ nhỏ. Dài thân: 260 - 310mm, dài đuôi: 19 - 40mm, dài bàn chân sau: 55 - 75mm. Đầu tròn. Mắt trố to. Lông mềm mại, màu nâu vàng đỏ, dọc sống lưng màu xám tro không liên tục. Ngực xám tro. Bụng vàng đỏ nhạt. Hông và chân sau đỏ hoe.
Sinh học:
Cu li lớn kiếm ăn ở trên cây, thức ăn chủ yếu là quả cây, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim và chim non trong tổ. Mùa sinh sản thường từ tháng 10 đến tháng 12. Chu kỳ động dục 37 - 54 ngày. thời gian có chửa 180 - 193 ngày. Thời gian nuôi con 6 - 9 tháng. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con. Tuổi thọ: 12 - 14 năm.
Nơi sống và sinh thái:
Cu li lớn sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi. Sống đơn độc hoặc nhóm 3 - 4 cá thể gồm bố mẹ và con. Hoạt động ban đêm, ban ngày ngủ trên cây cuộn tròn cúi mặt vào trong lòng.
File Đính Kèm 142814
FDC bộ tem VQG Bến En - với cachet cu li lớn
Phân bố.
Việt Nam: Cao Bằng (Ba Bể), Thác Thái (Chợ Đồn, Đình Cả, Chợ Rả), Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Trị (Lao Bảo) Thừa Thiên Huế...
Thế giới: Hymalaya, Mianma, Thái Lan, Lào, Camphuchia,Indonexia...
Giá trị:
Thú quý và cổ trong bộ linh trưởng, có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hóa và thích nghi với đời sống trên cây. Mặt khác dễ nuôi, rất hấp dẫn trong các vườn thú nên có thể nuôi nhân giống để xuất khẩu.
File Đính Kèm 142815
Một bì thư thực gửi dán tem cu li lớn
Tình trạng:
Số lượng trong thiên nhiên chưa xác định, nhưng không nhiều. Những năm gần đây, chúng bị bẫy bắt khá nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm săn bắt buôn bán cu li lớn. Đưa về nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo vệ thiên nhiên.
Bưu thiếp của WAR
Cũng trong thời gian phát hành bộ tem VQG Bến En, tổ chức WAR cũng có phát hành 1 bộ PC với hình ảnh tương tự bộ tem VQG Bến En. Tuy nhiên đây là con cu li nhỏ
và vô tình, rất nhiều bạn tem đã làm ra những bộ MC như thế này
Về hình thức lựa chọn hình ảnh đúng thì sai. Do mẫu PC là hình ảnh con cu li nhỏ, còn tem là hình ảnh con cu li lớn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có được vật phẩm sưu tập lạ mắt ^^

nguyenhuudinhue 03-09-2011 10:40

1 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ecophila (Post 141691)
ecophila lập ra chủ đề này làm thành từ điển về nhận diện nhanh một số loài động vật hoang dã trên tem bưu chính, mục này, ưu tiên chính gồm:
- các tem động vật hoang dã đã phát hành trên dòng tem Việt Nam.
- các vật phẩm PC, MC, bì thư.... liên quan đến động vật hoang dã do các tổ chức có mặt Việt Nam phát hành.
- các thông tin hình ảnh, nhận dạng, tuyên truyền về Động vật hoang dã - dựa trên tài liệu "nhận diện nhanh một số loài động vật hoang dã được công ước cites và phát luật Việt Nam bảo vệ" do Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & PTNT) và TRAFFIC Đông Nam Á, chương trình tiểu vùng Mê Kông mở rộng phát hành tháng 5/2009 và được tuyên truyền rộng rãi tới người dân.
- Các tem, vật phẩm PC, MC, bì thư của các nước trên thế giới. Ưu tiên tem WWF (cái này chắc nhờ các bác giúp đỡ :D, vì ecophia ít có những dạng này).
Đề nghị thành viên nhóm WAP, thành viên CLB Vietstamp, thành viên diễn đàn cùng hợp sức giúp đỡ.
đề tài được dành riêng, chỉ có tại Vietstamp nhằm phục vụ thông tin cho các thành viên nhóm WAP, các bạn tem yêu thích động vật... để khi cần có thể lấy đây làm thông tin (ví dụ làm bộ trưng bày, bộ triển lãm...).
Trong quá trình thực hiện, có rất nhiều hình ảnh, tư liệu, thông tin cần bổ sung. Do đó, rất cần sự phối hợp, cung cấp tư liệu. Để người đọc có thể dễ hiểu hơn, đề nghị các thành viên cung cấp thông tin, gửi thông tin cần cung cấp về mail BCN CLB Vietstamp (vietstamp.net@gmail.com) hoặc mail của ecophila (tamduc_ecophila@yahoo.com.vn) để bỏ hình ảnh, tư liệu, thông tin cho đúng phần, đúng loài.
xin chân thành cảm ơn!

Tuyệt lắm Ecophila ạ !
- Về Logo : File Đính Kèm 142818
xem như mọi người đã OK rồi nhé
- Những hình ảnh, tư liệu,tem,ấn phẩm... mà ecophila,The smaller Dragon và các thành viên trong Nhóm đăng tải sẽ là những tư liệu và những kiến thức rất quý giá cho hoạt động của Nhóm vì mục đích BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ .(Mình cũng đã gởi một số ảnh đẹp về động vật hoang dã cho Eco qua địa chỉ email ... eco chọn để minh họa thêm nhé . Nguồn tem về ĐVHD mình còn nghèo lắm !:(
- Sau một hồi đề cử rất sôi nổi và trách nhiệm , cả nhóm và BCN VS đã thống nhất bầu Ecophila làm NHÓM TRƯỞNG ! Và quả nhiên không phụ lòng anh em, ecophila đã phát huy rất ấn tượng và trách nhiệm của mình !=D>
- Mong BCN và Nhóm trưởng hoạch định ngay những công việc mà các thành viên trong Nhóm phải chung tay tham gia .
- Đề nghị mọi người chúc mừng NHÓM TRƯỞNG !=D>

Đinh Đức Tâm 19-09-2011 11:27

3 File đính kèm
@bác Đính ơi, cháu vẫn chưa nhận được thông tin bác gửi ạh
cảm ơn em lamtham đã cung cấp thông tin cho phần thiếu sót tem về Culi của Việt Nam phát hành. và qua đây cũng trả lời e luôn
con tem cu li trong bộ tem Thú rừng - phát hành năm 1965 là con culi nhỏ
Con tem cu li trong bô tem thú cần bảo vệ - phát hành năm 1984 là con culi lớn
con tem cu li trong bộ tem phổ thông (động, thực vật) - phát hành năm 1984 là con cu li lớn
Qua đây, cảm ơn e lamtham 1 lần nữa, mong e tiếp tục giúp a kiểm soát tiếp trong thời gian tới!
ecophila!

Đinh Đức Tâm 20-09-2011 15:32

7 File đính kèm
Khỉ vàng và khỉ mặt đỏ

File Đính Kèm 144285
Nhận dạng khỉ vàng và khỉ mặt đỏ

KHỈ VÀNG

Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Khỉ vàng, nặng 4 - 8 kg, dài thân 320 -620mm, dài đuôi 137 - 230mm. Bộ lông dày, lưng nâu vàng phớt xám ở vai. Vùng dưới sườn, quanh mông và nửa đùi trên nâu đỏ rực rỡ. Bụng trắng ngà, Đuôi dài hơn bàn chân sau. Chai mông đỏ, quanh chai mông trần (không có lông). Mặt th­ưa lông, túi má lớn.
Sinh thái và tập tính:
Khỉ vàng sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích hợp là rừng gỗ nhiều tầng trên núi đá, dọc theo các con sông hồ ven biển. Vùng sống thường ổn định. Sống đàn từ 20 - 50 con với 10 - 15% con đực trưởng thành, 30 - 35% con cái trưởng thành, 25 - 30% con bán trưởng thành và 20 - 25% con non, Đầu đàn là một con đực to, khoẻ nhất và quản lý mọi sinh hoạt của đàn. Kiếm ăn ngày 2 buổi sáng và chiều, tr­ưa nghỉ.
Mùa đông ngủ hang, mùa hè ngủ trên cây ngoài cửa hang. Vận động nhanh nhẹn cả trên cây lẫn dưới đất. Bơi lội tốt. Hoạt động của đàn khỉ vàng rất náo nhiệt, th­ường phát tiếng kêu chít, chít hoặc hít, hít khi kiếm ăn. Khỉ vàng ăn tạp. Thức ăn là chồi lá non và quả các loài cây trong rừng và các loài cây lương thực phẩm trên bãi (ngô, sắn, đu đủ...) và một số loài động vật (trứng chim, nhện, cào cào...) Còn gặp khỉ vàng xuống bãi biển ăn tôm, hà, vẹn.
Khỉ vàng động dục hàng tháng, sinh sản quanh năm nh­ng tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Mang thai 165 - 175 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. thời gian bú sữa của khỉ con 12 tháng.
Phân bố:
Apganistan, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nam Trung Quốc và ở nước ta khỉ vàng phân bố khắp các tỉnh có rừng từ Gia Lai trở ra Bắc kể cả các đảo gần bờ.
Giá trị sử dụng:
Khỉ vàng là loài thú có giá trị trong y d­ợc (thử nghiệm y sinh học, bào chế vắc xin, cao bồi dưỡng cơ thể), thực phẩm và thư­ơng mại.
Tình trạng:
Khỉ vàng là loài có số lượng thấp hiện nay. Nghị định 18 HĐBT nêu hạn chế khai thác sử dụng. Chúng ta có thể qui hoạch các điểm chăn nuôi loài khỉ vàng này.
Khỉ vàng trong tem Việt Nam được phát hành trong bộ tem Thú rừng, phát hành năm 1976


KHỈ MẶT ĐỎ - KHỈ CỘC

Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Thân to khoẻ. Dài thân: 485 - 635mm, dài đuôi: 37 - 38mm, dài bàn chân sau: 145 - 177. Trọng lượng 8 - 12kg. Mặt mầu đỏ thẫm có lông thưa thớt. Lưng lông dài rậm màu nâu đỏ hoạc nâu xám. Chân và đuôi có màu giống thân.
Sinh học:
Thức ăn là lá, quả cây và cả côn trùng, ốc sên giun đất... sinh sản gần như quanh năm, nhưng thường từ tháng 2 đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ 1 con, con sơ sinh nặng 320 - 410g. Khỉ mặt đỏ đã được nuôi ở một số vùng cũng sinh sản tốt.
Nơi sống và sinh thái:
Sống trong rừng già, trên núi đá và núi đất, đôi khi gặp chúng kiếm ăn cả ở rừng thưa, nương rẫy. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khỏe làm đầu đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất, ban đêm trú ẩn nghỉ ngơi trong hang đá, hốc đất hoặc trên các cây lớn trong rừng. Khi di chuyển trên mặt đất, khỉ mặt đỏ cũng dễ bị các loài thú ăn thịt cỡ lớn tấn công gây hại.
Phân bố:
- Việt Nam: Hà Giang (Quảng Bạ), Cao Bằng (Trùng Khánh, Quảng Hòa), Lai Châu (Mường Tè, Tuần Giáo, Sình Hồ), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Sông Mã, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mộc châu), Hòa Bình (Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân, Như Xuân), Hà Tĩnh (Hương Khuê, Hương Sơn), Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (đảo Hải Vân, Huế), Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắc Lắc (Easúp, Krông Nô, Đắc Min)...
- Thế giới: Ấn Độ (Assam), Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.
Khỉ mặt đỏ trong tem Việt Nam được phát hành trong bộ tem Thú rừng, phát hành năm 1967

Giá trị:
Khỉ mặt đỏ là nguồn gen quý của rừng nhiệt đới. Giá trị kinh tế cung cấp da lông và dược liệu. Mặt khác nếu bảo cệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn hàng xuất khẩu có Giá trị:
Tình trạng:
Nước ta số lượng khỉ mặt đỏ không nhiều, nhưng những năm gần đây người ta săn bắn khá nhiều để bán cho các trạm dược liệu, bẫy bắt để buôn bán qua biên giới, nên số lượng ngày càng giảm. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm săn bắn, bắt bẫy, buôn bán khỉ mặt đò. Tổ chức nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Khỉ mặt đỏ trong tem Việt Nam được phát hành trong bộ tem Thú rừng Vườn Quốc Gia Cúc Phương, phát hành năm 1981
File Đính Kèm 144291
(thông tin được lấy từ www.vncreatures.net)
------------------------------------------------
Do đây là những bộ tem đã phát hành trước đây, ecophila chưa có cơ hội có những vật phẩm về những bộ tem này, mong các bậc tiền bối có những vật phẩm liên quan cung cấp hình ảnh, cho bài viết được phong phú.
ecophila!

lantham_0072005 23-09-2011 12:43

3 File đính kèm
Trên tem Việt Nam đã phát hành về động vật, có 3 tem vẽ nai nhưng tên khoa học trên tem lại không giống nhau



Đinh Đức Tâm 23-09-2011 13:38

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi lantham_0072005 (Post 144005)
Trên tem Việt Nam đã phát hành về động vật, có 3 tem vẽ nai nhưng tên khoa học trên tem lại không giống nhau

Khi nào tới con Nai a tìm hiểu giúp cho, hì hì

Đinh Đức Tâm 23-09-2011 14:44

2 File đính kèm
Voọc Hà Tĩnh

Trachypithecus francoisi hatinhensis (Dao, 1970)
Presbytis francoisi hatinhensis Dao, 1970
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Bộ lông mầu đen tuyền. Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được với loài voọc đen má trắng. Chúng có vạch bên má màu trắng bẩn đi từ góc mép tới phía sau tai, nối với vạch bên gáy trắng tuyền đi từ trên gốc tai.
Cách nhận diện Voọc Hà Tĩnh

Sinh học: Chưa có dẫn liệu về loài phụ này.
Nơi sống và sinh thái: Chưa có dẫn liệu.
Phân bố:
Việt Nam: Hà Tĩnh, Quảng Bình (Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch).
Thế giới: Không.
Giá trị:
Phân loài đặc hữu của Việt Nam. Theo Đào Văn Tiến, đây là loài phụ cổ nhất của loài voọc. Vì vậy chúng rất quý cho khoa học.
Tình trạng:
Chưa đủ dẫn liệu về hiện trạng của chúng ngoài thiên nhiên. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khảo sát hiện trạng phân bố, số lượng, tình trạng chủng quần ngoài thiên nhiên. Trước mắt cấm săn bắn voọc đen ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Voọc Hà Tĩnh đã lên tem Việt Nam trong bộ Thú Linh trưởng ở Việt Nam, phát hành năm 2002
----------------------------------------------------------------------
Các bác nào có vật phẩm nào chứa con này, thì rinh lên nhà cho e chiêm ngưỡng với, e mới chơi tem nên không có con này :D

MeTemViet 24-09-2011 03:24

Đã mấy tuần qua, MTV có theo dõi đề tài này và thấy đây là một mục rất giá trị để nâng cao kiến thức và bảo vệ động vật hoang dã.

Tuy nhiên, MTV nhận thấy thì khi miêu tả các loại động vật, ta có cần nói về "giá trị" của nó không? Vẫn biết đây là cách nói thông thường của người Việt mình nhưng theo MTV nghĩ thì không nên nói thêm giá trị kinh tế ... khi hạ sát các loại thú quý này!

Ta có cần phải ghi

Trích dẫn:

Giá trị sử dụng:
Khỉ vàng là loài thú có giá trị trong y d­ợc (thử nghiệm y sinh học, bào chế vắc xin, cao bồi dưỡng cơ thể), thực phẩm và thư­ơng mại.
hay
Trích dẫn:

Khỉ mặt đỏ là nguồn gen quý của rừng nhiệt đới. Giá trị kinh tế cung cấp da lông và dược liệu.
Những nhận định trên có phải vô tình cổ vũ việc săn bắt các loại thú quý hiếm để làm thức ăn, cao, dược liệu .v.v. dù trên thực tế, đã kiểm nghiệm là các loại cao khỉ hay thịt khỉ cũng không khác gì các loại thực phẩm khác ... như một poster về tê giác mà ecophila đã post lên cũng có nói "đừng tin chuyện hoang đường ... sừng của tôi không phải là thuốc."

Đinh Đức Tâm 24-09-2011 17:23

cảm ơn bác MeTemViet đã góp ý, ecophila sẽ rút kinh nghiệm, sẽ không đưa những thông tin bác nói vào những con vật kế tiếp, ecophila tính chỉnh sửa các bài viết trên, nhưng thiết nghĩ, nên để lại, để những bạn khác đọc và hiểu, từ đó, coi như lời bác MeTemViet như một lời khuyên "Không sử dụng những vật, chất có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã"
cảm ơn bác đã đóng góp ý kiến cho topic này, mong bác tiếp tục có những đóng góp cho topic ạh
ecophila!


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 15:14.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.