Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=20)
-   -   CON DẤU BƯU CHÍNH NÔNG THÔN MIỀN BẮC THỜI THUỘC PHÁP (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=10814)

ThinhVuongVu 30-10-2012 06:39

CON DẤU BƯU CHÍNH NÔNG THÔN MIỀN BẮC THỜI THUỘC PHÁP
 
Một bưu ảnh miền Bắc vào năm 1908 ( mặt sau )
.

http://i1075.photobucket.com/albums/...mphuonghai.png

Trên góc phải mặt sau bưu ảnh là con dấu dạng bưu chính nông thôn ( không có phần ghi ngày tháng ) .Vành ngoài dòng chữ Pháp POSTE RURALE *PROVINCE DE HA DONG ( Bưu chính nông thôn tỉnh Hà Đông ) .

Vành bên trong hai chữ PHUONG HAI và 2 chữ Hán 諧 方 .

Căn cứ theo nghĩa của 2 chữ Hán trong vành dấu sẽ là :
Phương
Hài

http://i1075.photobucket.com/albums/...phuonghaia.jpg

Song song của mặt sau bưu ảnh là một dấu đến Ain ( Pháp ) ngày 8-9-1908

Mặt trước bưu thiếp , với những hàng chữ được viết gửi vào ngày 01 tháng 8 năm 1908
kế cận là con dấu bưu cục tỉnh HÀ ĐÔNG với nhật ấn 2-8-1908

http://i1075.photobucket.com/albums/...Untitled-4.jpg

http://i1075.photobucket.com/albums/...IMG_0784-1.jpg



Suy ra , hình thức bưu chính nông thôn là một dạng bưu trạm lưu động người dân trả tiền trước . Trong trường hợp này , bưu ảnh sẽ chuyển tiếp về bưu cục tỉnh Hà Đông mới được dán tem và đóng dấu ( sau một ngày ) để chuyển đi Pháp và tới tay người nhận .

Đây là một hình thức phục vụ bưu chính ở những nơi xa Huyện lỵ nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của người dân .

Như thế con dấu của các bưu trạm nông thôn thời thuộc Pháp cũng có nhiều nét lý thú cho ta quan tâm sưu tầm .

Xin phép hỏi , PHƯƠNG HÀI ngày xưa thuộc nơi nào của tỉnh Hà Đông ? và bây giờ địa danh đó còn tồn tại hay không các Bác và các bạn ? Mong các Bác và các bạn giúp cho câu trả lời .

BoZoo 06-05-2013 00:08

Ý bác nêu ra rất tuyệt. Một chi tiết nhỏ trong lĩnh vực bưu chính thời Pháp thuộc nhưng rất thú vị. Giống hệt như thời trước khi con tem đầu tiên ra đời. Tuy lúc này có tem dán vào sau là hơi khác một chút để phù hợp thực tế lúc bấy giờ.

Tôi có tìm địa danh và biết Phương Hài thuộc xã Đông Phương Liên, huyện Chương Mỹ (bao trùm thị xã Xuân Mai), Hà Nội ngày nay.

Tôi có câu hỏi là: Bưu trạm di động như thế sẽ hoạt động thế nào? Mỗi xã/mỗi huyện có một bưu trạm nông thôn (BTNT) hay là tỉnh có một nhóm bưu trạm di động và có lịch xuống các xã hàng tuần, hàng tháng? Mong các bác và các bạn giúp cho câu trả lời.

ThinhVuongVu 06-05-2013 08:46

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi BoZoo (Post 187821)

Tôi có tìm địa danh và biết Phương Hài thuộc xã Đông Phương Liên, huyện Chương Mỹ (bao trùm thị xã Xuân Mai), Hà Nội ngày nay.

Cám ơn anh đã cho biết vị trí của địa danh PHƯƠNG HÀI ( ngày xưa là thuộc Hà Đông , giờ là Hà Nội )

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi BoZoo (Post 187821)
Tôi có câu hỏi là: Bưu trạm di động như thế sẽ hoạt động thế nào? Mỗi xã/mỗi huyện có một bưu trạm nông thôn (BTNT) hay là tỉnh có một nhóm bưu trạm di động và có lịch xuống các xã hàng tuần, hàng tháng? Mong các bác và các bạn giúp cho câu trả lời.

Nhìn dấu bưu trạm Phương Hài chuyển thẵng về bưu cục Hà Đông , ta suy ra đây là nhiệm vụ của bưu chính Tỉnh, nếu trung chuyển qua cấp thấp hơn sẽ có dấu của bưu cục huyện

Các con dấu bưu chính nông thôn này thường không thể hiện nhật ấn thời gian nhận thư , nên có thể bưu trạm đến và sẽ kéo dài vài ngày .

Lượt đến có thể tùy thuộc vào phiên chợ nơi đây .

Khi có chuyện cần thiết về thư từ , ngừơi dân không chờ đợi được , sẽ ra thẳng chợ huyện hay tỉnh để gửi . Nên con dấu này , chúng ta ít thấy và rất hiếm

Tôi có để ý những vật phẩm về Indochine bán trên eBay ...nhưng dấu bưu chính nông thôn thời này quả là khó tìm thấy .

Anh có thể xem thêm nơi đây

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=5920

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=3557

BoZoo 06-05-2013 20:54

Tôi tra lịch vạn niên thì biết ngày 1/8/1908 là ngày thứ Bảy. Trong khi đó làng Phương Hài là một làng có truyền thống văn vật, mà có thể trước đây là một trung tâm giao lưu buôn bán tại khu vực này, xin xem thêm bài sau:
http://chuongmy.gov.vn/vn/about.aspx?newsid=5415

Vì thế có thể đoán rằng Bưu trạm di động tỉnh Hà Đông đã xuống phục vụ bà con vào ngày thứ Bảy, dịp chợ búa đông đúc. Tuy nhiên, dấu Hà Đông ngày hôm sau Chủ Nhật, thì gợi lên một câu hỏi: Vậy thời đó, người ta làm việc cả Chủ nhật?

vnmission 06-05-2013 23:29

Liệu có thể là 1-8 âm lịch (thứ Năm)? Tôi chưa thấy ai nói tới chuyện này, nhưng không loại trừ khả năng!

VAPUTIN 07-05-2013 17:13

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi BoZoo (Post 187821)
Ý bác nêu ra rất tuyệt. Một chi tiết nhỏ trong lĩnh vực bưu chính thời Pháp thuộc nhưng rất thú vị. Giống hệt như thời trước khi con tem đầu tiên ra đời. Tuy lúc này có tem dán vào sau là hơi khác một chút để phù hợp thực tế lúc bấy giờ.

Tôi có tìm địa danh và biết Phương Hài thuộc xã Đông Phương Liên, huyện Chương Mỹ (bao trùm thị xã Xuân Mai), Hà Nội ngày nay.

Tôi có câu hỏi là: Bưu trạm di động như thế sẽ hoạt động thế nào? Mỗi xã/mỗi huyện có một bưu trạm nông thôn (BTNT) hay là tỉnh có một nhóm bưu trạm di động và có lịch xuống các xã hàng tuần, hàng tháng? Mong các bác và các bạn giúp cho câu trả lời.

Poste rurale ở Bắc Kỳ ban đầu kết hợp cả hai hình thức bưu trạm cố định tại phủ hay huyện lỵ hay nơi quan trọng và lính trạm/phu trạm di động đến các làng xã xa hơn, lính trạm/phu trạm cũng chịu trách nhiệm vận chuyển công văn/thư từ từ các bưu trạm về bưu điện tỉnh và ngược lại.

Lính trạm đi lại tất nhiên bằng ngựa và về sau được thay bằng xe đạp. Phu trạm không rõ đi lại bằng gì chắc là cuốc bộ.

Bưu trạm về nguyên tắc thì làm việc mỗi ngày, không rõ CN có được nghĩ ko. Còn lính trạm/phu trạm làm việc giờ giấc ra sao thì không rõ, chắc cũng mỗi ngày vì về sau ở những nơi nhu cầu thấp người Pháp giảm dịch vụ xuống 2 ngày/lần

VAPUTIN 13-05-2013 23:55

Dự án Poste Ruralle ở Bắc kỳ được thực hiện vào ngày 07 tháng chín năm 1906 đầu tiên ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam rồi Hà đông và vào cuối năm 1906 dự án này được triển khai ở các tỉnh Kiến-An, Sơn Tây và Bắc Ninh. Kinh phí cho chương trình này cũa khá cao theo ghi chép là cho năm 1907 tốn khoảng 48.000 đồng bạc và
65.000 đồng bạc piastre cho năm 1908.

Chương trình này khá tốn kém nhưng không thu được kết quả như mong đợi vì có lẽ dân ta quá nghéo, không có tiền để gửi thư, không quen gửi thư và không biết chữ để viết thư. Đó là một nguyên nhân vì sao các vật sưu tầm có dấu poste rurale khá hiếm. Còn các nguyên nhân khác như đối tượng gửi thư và nhận thư phần lớn đều là dân nghèo nên họ ít có điều kiện lưu giữ những thư từ bưu phẩm đó, đất nước lại chiến tranh loạn lạc.


Hà Đông
http://images-00.delcampe-static.net...48_001.jpg?v=1

Yên Lý của Bắc Ninh, Quãng Ninh hay Nghệ An?
Nhìn thấy ngày xưa bưu điện làm việc rất tận tụy. Họ kiên trì đi tìm ông Bonlange để phát cho được cái thư mà ông này như chim hết Bà nà rồi vào Quãng Ngãi rồi lại trở về Huế

http://images-02.delcampe-static.net...18_001.jpg?v=1

Thanh hóa _Van Trai?
http://images-02.delcampe-static.net...18_001.jpg?v=1

The smaller dragon 14-05-2013 05:57

1 File đính kèm
Ngoài loại Poste rurale (Bưu chính nông thôn) có tên làng xã, còn có loại bưu trạm ở tỉnh nữa. Hai loại này đều không có ngày tháng, tức không phải là nhật ấn, nên không đóng trên tem. Sau đây là một bì thư Bưu Trạm tỉnh Hưng Yên năm 1953.


BoZoo 14-05-2013 07:07

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi The smaller dragon (Post 188328)
Hai loại này đều không có ngày tháng, tức không phải là nhật ấn, nên không đóng trên tem.

BoZoo cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên trên hai bì thư thứ 2 và 3 mà anh Vaputin đăng thì lại thấy dùng dấu này đóng lên con tem?

Lý do vì sao con dấu bưu trạm tỉnh lại không có chữ Hán như dấu bưu trạm làng xã? Hay trường hợp bì thư này năm 1953 con dấu đã được cải tiến nhiều cho phù hợp sự phát triển hơn là thời 1906-1935?

VAPUTIN 14-05-2013 11:39

Poste rurale hoạt động dựa trên bưu trạm địa phương mà người quản lý (kiêm nhiệm) bưu trạm này thường là thầy đề, thầy ký hay hương chức, có chỗ là nhà buôn giàu có ở địa phương. Các vị này hưởng thêm lương tháng 8 đồng bạc còn lính trạm, phu trạm không rõ lương được bao nhiêu. Nhiệm vụ bưu trạm là bán ra những phong bì dán sẵn tem kèm theo một coupon cho người muốn gửi thư. Sau khi viết thư xong người mua gửi cả thư lẫn coupon cho bưu trạm. Phu trạm sẽ vận chuyển thư từ, có thể có cả công văn cùng bảng kê sang bưu trạm bên cạnh bàn giao rồi bưu trạm đó chuyển tiếp ,,,cho tới bưu điện trung tâm.
Do kiêm nhiệm không chuyên nên bưu trạm trung tâm không có nhật ấn.

Phong bì 2 và 3 (trên) là phong bì có dán sẵn tem 4 xu tiêu chuẩn của Poste rurale Bắc kỳ, giá bán chắc khoảng 5-6 xu cho người sử dụng. Đến năm 1934 thì giá cả leo thang lên 7-8 xu như phong bì 1. Ngoài ra bưu trạm còn có thể đã bán bưu ảnh có dán sẵn tem 5 xu vào năm 1908 như tấm bưu ảnh của bạn ThinhVuongVu.

Nhìn thấy ngày xưa bưu điện làm việc rất tận tụy. Họ kiên trì đi tìm ông Bonlange để phát cho được cái thư mà ông này bay nhảy như chim rừng hết Bà nà rồi vào Quãng Ngãi rồi lại trở về Huế

http://images-02.delcampe-static.net...18_001.jpg?v=1

http://images-00.delcampe-static.net...18_002.jpg?v=1


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 17:20.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.