Xem riêng 01 Bài
  #11  
Cũ 08-08-2013, 11:34
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Góp phần giải thích từ bùng binh

Không biết lúc ban đầu dân ta gọi mấy cái bùng binh này là gì? Theo tiếng Tây là place hay plaza? hay gọi là vườn hoa, công viên vì ở mấy chổ này người Pháp trồng cây, cỏ và hoa? Trong bản đồ của Fauvre năm 1881 thì cây cối được trồng ở bùng binh giữa hai đại lộ Bonard và Charner, đã khá cao.

Về sau cái bùng binh có giếng nước giữa hai đại lộ Bonard và Charner, theo cụ Sễnh:

Ngã tư Kinh Lấp đụng với con kinh về sau biến thành Đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) hồi mồ ma thời Pháp, vẫn là xóm sang trọng nhất. Tại chỗ bồn nước ngay ngã tư này, hồi đó có xây một cái bệ cao hình bát giác, vào khoảng 1920 tôi lên học Sài Gòn còn thấy tận mắt. Mỗi chiều thứ bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá trỗi nhạc Tây cho đồng bào ta thưởng thức. Ngày nay, nhạc Pháp, nhạc Mỹ nghe nhàm tai, các rạp chớp bóng, máy hát và máy radiô “dọn ăn” đến chán bứ ê chề, chớ thuở ấy, làm gì mà được nghe nhạc ngoại quốc cho đã con ráy. Họa chăng tụi nào dám lết lại gần nhà hàng “Continental” dành cho “khách Tây” ăn (đường Đồng Khởi), nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard (Lê Lợi), và chỗ ngã tư Bồn Kèn này mới được thưởng thức."

Như vậy người ta cho lấp cái giếng và xây cái...Bồn kèn lên trên. Lúc nào không biết nhưng chắc sau 1881.



Đây có lẽ là ảnh xưa nhất về cái Bồn Kèn cho thấy lúc đầu nó có mái che theo kiểu kiosque à musique mà người Pháp xây trong Sở Thú và ở CLB Sĩ quan (nay là UB ND Q1 trên đường Lê Duẫn)

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 08-08-2013, lúc 11:59
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (08-08-2013), nam_hoa1 (08-08-2013)