Ðề Tài: Huế Xưa
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 13-10-2013, 03:36
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Huế Xưa

Khi còn ở quốc nội, địa danh Huế thường gợi cho Hàn nỗi buồn ray rức. Dân Huế từng chịu bao tan tóc trong chiến tranh, lũ lụt miền Trung hầu như hàng năm... Và khi đọc qua bài Hò Mái Đẩy thì đúng là Nỗi Buồn Đứt Ruột :

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!


Bài thơ quen thuộc và cực kỳ LS vì năm 1916, khi Trần Cao Vân ngồi giả câu cá ở bến Phu Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa. Chẳng may việc bất thành, vua Duy Tân bị quân Pháp bắt và bị đày ở đảo Réunion. Tương truyền mấy câu ca trên đây có ý nhắc đến việc này. Thế nhưng Huế cũng có nhiều vẽ duyên dáng thu hút người Việt và khách nước ngoài. Từng là cô đô với cung điện của những trào vua cuối cùng tại VN, được UNESCo công nhận là di sản TG. Nhắc đến Huế, ta nghĩ ngay đến bên Văn Lâu qua bài thơ, đến núi Ngự Bình, đến cầu Tràng Tiền, với trường Đồng Khánh, với đêm trăng trên Sông Hương, với chiếc nón bài thơ... Tôi vừa sưu tầm được nhiều hình ảnh của Huế xưa, mời Ace xem chơi cuối tuần....

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Thành phố có hai di sản văn hoá thế giới. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Huế nằm trên phần đất của làng Phú Xuân. Là thủ phủ của các đời Chúa Nguyễn trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" .

Thật ra thì không biết danh từ Huế từ đâu và có từ lúc nào. Chỉ thấy danh từ Huế xuất hiện trong những thư từ hay văn kiện của người Pháp mà thôi như.

•Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.

•Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau : HUÉ.

•Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.

•Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annam" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế.




Grande porte de la citadelle de Hué
Cổng chính vào Hoàng Thành


Tử Cấm Thành nhìn từ phía sau - Không ảnh khoảng đầu thập niên 1930


Pagode de Confucius
Chùa Thiên Mụ


Ville de Hué, le Grand Marché
Chợ Đông Ba


VUE SUR LA RIVIERE DES PARFUMS
Sông Hương- Núi Ngự Bình


Cathédrale de Phu-Gam - Nhà thờ Phủ Cam


Le pont Clemenceau

Cầu Clemenceau, sau đổi tên là cầu Thành Thái
và nay là cầu Trường Tiền


Theo VietLands
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 13-10-2013, lúc 03:41
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (14-10-2013), Đinh Đức Tâm (13-10-2013), dammanh (18-10-2013), exploration (17-10-2013), HuyNguyen (13-10-2013), nguyenhuudinhue (14-10-2013), Poetry (14-10-2013), Tien (18-10-2013), tiny (14-10-2013), VAPUTIN (13-10-2013)