Xem riêng 01 Bài
  #12  
Cũ 10-02-2010, 08:59
caifincafe's Avatar
caifincafe caifincafe vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-04-2009
Đến từ: TPHCM
Bài Viết : 676
Cảm ơn: 1,152
Đã được cảm ơn 4,250 lần trong 709 Bài
Mặc định Ý nghĩa tranh Hổ

Năm nay là năm Canh Dần, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về tranh dân gian Hổ của Hàng Trống nhé

Name:  1576_1206046906.jpg
Views: 628
Size:  64.2 KB

tranh Hổ phát sinh từ phố Hàng Trống (Hà Nội) chứa đựng những mật mã còn phong phú hơn so với tranh Đông Hồ, và đã được dùng làm tranh thờ của người Việt.

Hai bức tranh vẽ với hai phong cách dân gian khác nhau, tưởng như không liên quan gì với nhau, nhưng đều hàm chứa trong nội dung của nó, một hiện tượng bí ẩn nhất của văn hoá phương Đông, đó là Lạc Thư và Hà Đồ.

Tranh Hàng Trống cũng có một ông hổ màu vàng ngự ở giữa tranh, nhưng được thể hiện cân đối, nghiêm trang, uy nghi hơn nhiều. Xung quanh cũng vẫn có 4 ông hổ con bốn màu xanh, đỏ, đen, trắng cùng màu vàng của ông hổ giữa tranh tượng trưng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nếu tranh Đông Hồ thể hiện nguyên lý Ngũ hành tương khắc, từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ và từ dưới lên, thì tranh Hàng Trống là mật mã của nguyên lý Ngũ hành tương sinh, từ phải sang trái, thuận chiều kim đồng hồ và từ trên xuống dưới.

Lần lượt là Mộc sinh Hoả (hổ xanh màu Mộc, phía trái trên cùng; hổ đỏ màu Hoả, phía phải trên cùng), Hoả sinh Thổ (hổ màu vàng ở giữa), Thổ sinh Kim (hổ màu trắng góc phải dưới cùng), Kim sinh Thuỷ (hổ màu đen góc trái dưới cùng), Thuỷ sinh Mộc (hổ xanh ở trên cùng). Do thể hiện nguyên lý tương sinh (như mẹ sinh con) nên những đôi mắt hổ hiền dịu, chứa chan, nghiêm trang, sâu lắng.

Giữa tranh, ông hổ màu vàng nhìn thẳng, chân trước oai vũ đặt lên miếng phù ghi dòng chữ Pháp Đại Uy Nỗ nghĩa là Uy lực của pháp lớn, theo ngôn ngữ hiện đại có thể hiểu là "quy luật chủ yếu, bao trùm". Nếu trong tranh Đông Hồ là hòm ấn có nhãn quẻ Càn, còn bản thân hòm có chứa những gì hãy còn bí ẩn, thì miếng phù trong tranh Hàng Trống trịnh trọng tuyên bố đây là quy luật vũ trụ và nhân sinh, có tính phổ quát.

Đặc biệt tranh Hàng Trống còn có chòm sao 7 ngôi ở phía trên, chính giữa, nổi bật. Đó là chòm Tiểu Hùng Tinh định vị chính Bắc của vòm trời. Nhờ có chòm sao này mà người xưa ghi đúng vị trí các sao Thuỷ, sao Hoả, sao Mộc, sao Kim, sao Thổ (không phải ngũ hành) trên đồ hình gọi là Hà Đồ cùng với con số đặc trưng cho các sao. Ví dụ sao Thuỷ trên bầu trời xuất hiện vào giờ Tý (1), giờ Tị (6) trong ngày, các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 trong tháng, tháng 11, tháng 6 trong năm. Mỗi lần xuất hiện như thế vào lúc hoàng hôn, người ta thấy ở phương Bắc. Từ đây người ta ghi vào đồ hình Lạc Thư vị trí Thuỷ ở phương Bắc, với độ số 1-6.

Các sao còn lại là Hoả ở phương Nam độ số 2-7; Mộc ở phương Đông độ số 3-8; Kim ở phương Tây độ số 4-9; Thổ ở giữa, độ số 5-10. Ta sẽ thấy các số 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10 trở thành những mã số của các Địa chi trong thuật toán Hà Lạc. Mới biết cái hình chòm sao Tiểu Hùng Tinh trên tranh Ngũ Hổ Hàng Trống ẩn giấu những ý nghĩa sâu xa biết chừng nào.

Nhà nghiên cứu NVTA cho rằng sự liên hệ giữa Lạc Thư và Hà Đồ đã đã được thể hiện trong hình tượng ông Hổ vàng trong tranh Đông Hồ nghiêng đầu nhìn sang một bên, để nói rằng mọi việc "chưa kết thúc ở đây". Còn chòm sao Tiểu Hùng Tinh ghi một dấu ấn cho rằng tranh Ngũ Hổ xuất xứ rất lâu từ một nền văn minh Lạc Việt, và cái "nguyên tác" ấy được hoàn thiện thành tranh Hàng Trống như ta biết ngày nay.

Người nước ta còn có tục thờ Ông Ba Mươi (xuất phát từ chuyện cổ tích Ông Ba Mươi) mà tranh thờ thường là tranh Ngũ Hổ Hàng Trống, theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại là một mật ngữ cao cấp cho thấy: Chính sự vận động của Hà Đồ là căn nguyên chủ yếu của những bí ẩn của nền văn hoá phương Đông.
__________________
HOÀNG NAM HƯNG
130/10 (số mới) CMT8 - P10 - Q3 - TPHCM


Love's the funeral of hearts...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn caifincafe vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (10-02-2010), chie (10-02-2010), chienbinh (13-02-2010), hat_de (10-02-2010), huuhuetran (11-02-2010), manh thuong (10-02-2010), minhduc (11-02-2010), Poetry (13-02-2010), Tien (10-02-2010), tiny (11-02-2010)