Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 26-11-2008, 19:59
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định KỲ III: Tướng Yamamoto Isoroku Đô đốc, tư lệnh Hải Quân Nhật

Kỳ III : Tướng Yamamoto Isoroku
Đô đốc, Tư lệnh Hải Quân Nhật.


Yamamoto Isoroku; 1884 - 1943), đô đốc Nhật Bản, người vạch kế hoạch chỉ huy trận Trân Châu Cảng. Thứ trưởng hải quân 1936 - 1939, tư lệnh hải quân Nhật từ 1939.


Ông được sách Thập Đại Tùng Thư - 10 Đại Tướng Soái Thế Giới coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Ông cũng cùng với Đô đốc Togo Heihachiro, người đập tan hạm đội Nga ở trận Hải chiến Tsushima năm 1905 được hưởng vinh dự làm lễ quốc tang khi qua đời.


Tên thật của ông là Takano Isoroku (高野五十六, Cao Dã Ngũ Thập Lục), quê ở Nagaoka, Niigata; ông là con trai thứ 6 của Takano Sadayoshi (高野 貞吉, Cao Dã Trinh Cát) - một samurai cấp thấp đồng thời giữ chức giáo học cho phiên chủ (daimyō) phiên Nagaoka.

Năm 1924, ông vào đại học Hải quân. Đồng thời, dòng họ Yamamoto (Sơn Bản) danh tiếng ở phiên Nagaoka do không có con thừa kế nên nhận Isokoru làm con nuôi (1926), vì vậy ông đổi tên là Yamamoto Isoroku (Sơn Bản Ngũ Thập Lục). Vợ ông là Reiko (Thiên Đại Tử); hai người kết hôn năm 1918.

Một trong những công lao to lớn của Yamamoto Isokoru đối với nền quân sự Nhật Bản cũng như nghệ thuật quân sự thế giới chính là ông đã phát hiện ra vai trò tối quan trong của lực lượng không quân và hàng không mẫu hạm trong hải chiến hiện đại.


Thật vậy, trên mặt biển hiện này những chiếc hàng không mẫu hạm và lực lượng không quân có một vị trí cực kì to lớn và không thể thiếu vắng được.

Ông cũng là người đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng lực lượng không quân trong hải quân Nhật Bản.Tháng 4 năm 1919, ông được cử giữ chức sĩ quan ngoại giao của tòa đại sứ Nhật. Ông học tại Đại học Harvard từ năm 1919 đến năm 1921 và sau đó làm Tùy viên Quân sự tại Washington D.C. Sau đó Trong thời gian này ông nhanh chóng tiếp xúc và nắm bắt được những dòng tư tưởng về việc sử dụng không quân trong nghệ thuật quân sự (dù các dòng tư tưởng ấy vẫn còn là thiểu số). Tháng 6/1923, khi cùng với đại tướng Tỉnh Xuất đi khảo sát ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Yamamoto càng kiên định quan điểm của mình. Năm 1921, khi trở về, ông đã góp phần xây dựng lực lượng tàu sân bay của Nhật Bản.

Năm 1928 ông được bổ nhiệm làm hạm trưởng hạm Isuzu. Năm 1929, được thăng hàm thiếu tướng, chuẩn đô đốc. Năm 1930 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Và, ngay từ lúc này, ông đã lợi dụng địa vị mới của mình, tập trung mọi sức mạnh phát triển bộ đội không quân và hàng không mẫu hạm Nhật, nhất là việc nâng cao kỹ thuật phi cơ.


Năm 1936, ông làm thứ trưởng Bộ Hải quân theo lời mời của hải quân đại thần Vĩnh Dã Thân.

Cuối cùng ngày 31 tháng 8 năm 1939 ông lại được cử giữ chức tư lệnh hạm đội liên hậm kiêm tư lệnh đệ nhất hạm đội đúng như sở trường của mình. Năm 1940, ông được thăng hàm đại tướng, đô đốc. Vừa đáo nhiệm là ông lập tức sắp xếp hàng loạt những cuộc huấn luyện nghiêm ngặt và căng thẳng như khi chiến đấu thật sự. Ông hiểu, ông cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc chiến ác liệt sắp tới.

Vì biết thực lực của Mỹ vượt trội hơn Nhật Bản rất nhiều, Yamamoto Isokoru cho rằng việc đánh bại Mỹ triệt để và buộc Mỹ đầu hàng là bất khả thi. Nhật Bản chỉ có thể giáng những đòn chí mạng làm suy sụp tinh thần nhân dân Mỹ, từ đó buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán với những điều khoản có lợi cho Nhật.



Ông cũng nhận định là trong vòng một tới một năm rưỡi đầu của cuộc chiến thì Nhật Bản có khả năng thủ thắng, nhưng nếu để chiến tranh kéo dài hơn thì không thể nói trước được. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải giành được những chiến thắng chấn động trong giai đoạn đầu này. Mục tiêu đầu tiên của Yamamoto chính là hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc quần đảo Hawaii.


Sau những thất bại lớn về chiến lược ở Midway và Guadacanal, Yamamoto thấy rõ kết cục chiến tranh sẽ bi thảm cho Nhật, điều mà ông từng tiên đoán cách đó gần 2 năm. Ông không còn muốn về Tokyo nữa. Nhưng ông vẫn cố gắng cầm cự còn nước còn tát với quân Mỹ.


Cái chết không báo trước


Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 18 tháng 4 năm 1943, khi chiếc máy bay Mitsubishi G4M chở Yamamoto đang trên vùng trời đảo Bounganiville trong chuyến đi thị sát tại 3 hòn đảo gần Guadacanal để nâng cao sĩ khí. Người Mỹ đã giải được bản mật mã về việc Yamamoto đi thị sát và đã tỗ chức đón lõng ông, một tốp mười mấy chiếc P-38 Lightning của Mỹ xuất hiện dưới tay phải phi cơ Nhật. Sáu chiếc phi cơ số Zero hộ tống Yamamoto liền lao tới chặn lại. Tuy nhiên đây là một cuộc chiến đấu không cân sức.


Mấy phút sau một bựng khói đen bốc lên từ một khu rừng rậm phía dưới. Phi cơ của Yamamoto Isokoru đã bị bắn hạ. Ông hi sinh vào ngày 18 tháng 4 năm 1943.

Sau cái chết của ông, Hải quân Nhật không còn giữ được sức mạnh như trước trên các mặt trận ở Thái Bình Dương. Dù sao cũng phải công nhận rằng ông là một vị tướng tài của Nhật mà ngay cả các nước Đồng Minh cũng phải nể phục.



Mặc dù Yamamoto rất bất mãn với những hạn chế của Anh Mỹ đối với Nhật Bản, ông lại là người đã phản đối đến cùng Hiệp ước Đồng minh Đức-Ý-Nhật và là người phản đối việc Nhật tuyên chiến với Mỹ. Từng du học ở Mỹ, từng tiến hành khảo sát tại Mỹ và từng giữ chức võ quan trú đóng tại Mỹ (1926-28), nên ông hiểu rõ thực lực của Mỹ, ông biết rằng Nhật khi khai chiến với Mỹ thì lành ít dữ nhiều. Câu nói của ông lúc đó là "Coi Mỹ là kẻ thù cũng tức là coi toàn thế giới là kẻ thù" đã không được chú ý, thậm chí nhiều người đã mắng ông là "đồ nhu nhược", "chó săn của Anh-Mỹ". Yamamoto vẫn kiên trì đến cùng, ông đã viết thư đến thủ tướng Fuminaro Konoe để phản đối việc này. Nhưng ông cũng đảm bảo là khi chiến tranh nổ ra thì ông, Yamamoto Isokoru sẽ dốc hết sức phục vụ Tổ quốc. Chính vì vậy, kế hoạch tập kích Trân Châu Cảng dần dần hình thành trong đầu óc ông.

Và một điều đáng tiếc cho Yamamoto và cho cả thế giới, là ông đã phải thực hiện kế hoạch của mình.




Kỳ IV: Kế hoạch tập kích Trân Châu cảng và cuộc hành quân bí mật

"...Chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu..."

"...5 giờ sáng ngày 7-12-1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật đã được tập kết ở một nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lý..."


(Continue)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
blackcobra (06-12-2008), chienbinh (18-03-2010), dammanh (07-12-2008), hanoiwelle (13-12-2008), hat_de (27-11-2008), manh thuong (03-12-2008), nguyenquanghuyth (18-03-2010), open (07-12-2008)