Ðề Tài: Cá tra
Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 09-12-2010, 21:14
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Cá tra, basa Việt Nam: Bị “đập” bằng ... tài liệu cũ!



Cập nhật lúc 18:47, Thứ năm, 09/12/2010 (GMT+7)

NDĐT - Ngày 9-12, sau khi nhận được bảng câu hỏi và kết quả đánh giá cá tra, basa Việt Nam do WWF Việt Nam chuyển đến, Tổng cục Thủy sản lập tức phản ứng và cho rằng số liệu để đánh giá được lấy từ hai quyển tạp chí in năm… 2009, không thể đại diện cho năm 2010. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối kết quả đánh giá này.

Ngày 8-12, WWF Việt Nam đã chuyển bảng câu hỏi và kết quả đánh giá cá tra và cá basa đến cho Tổng cục Thủy sản Việt Nam và VASEP. Ngày 9-12, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức họp báo công bố nhận định và ý kiến nhận xét của mình về Bản đánh giá cá tra, basa Việt Nam. Theo nhận định ban đầu của Tổng cục Thủy sản, bản đánh giá này thiếu cơ sở khoa học và không hợp lý.

Báo cáo đầy đủ về cá tra, basa Việt Nam được công bố vào ngày 22-6-2010. Có hai bản đánh giá, một là đánh giá về cá tra trong hệ thống ao nuôi, hai là cá tra được nuôi bè trên sông. Có bốn tiêu chí chính để đánh giá gồm: hệ thống sản xuất, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thức ăn chăn nuôi và công tác quản lý. Bốn tiêu chí này được tính điểm theo hệ thống 19 câu hỏi.

Tổng cục Thủy sản cho rằng, trong 19 câu hỏi mà bản báo cáo đưa ra, có bảy câu là không có cơ sở dữ liệu, 12 câu còn lại trích nguồn thông tin từ hai tài liệu là Tạp chí Aquacuture số 296 năm 2009 và Bản báo cáo tác động môi trường của hệ thống nuôi cá tra do Đại học Wageningen Hà Lan thực hiện năm 2009. Kết quả là cá tra Việt Nam được âm 11 điểm và bị xếp vào danh mục màu đỏ!

Tại cuộc họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn cho rằng, đây là bản đánh giá rất nghèo nàn và cẩu thả, chỉ căn cứ vào một vài tài liệu khi đánh giá cả một hệ thống nuôi cá tra. Đó là chưa kể số liệu này lấy trên tạp chí năm 2009, có thể so với số liệu thực vào thời điểm đó, những con số này đã cũ đi một vài năm nữa, không thể đại diện cho năm 2010.

Tổng cục Thủy sản cũng cho rằng, những đánh giá trong bản báo cáo có nhiều thông tin sai lệch và khá máy móc. Thí dụ như cho cá tra bị âm 2 điểm vì không xác định được nguồn gốc đạm và khô dầu sử dụng trong thức ăn chăn nuôi cá tra là từ động vật hay thực vật. Hay cũng bị âm 2 điểm do nguy cơ phá hoại hệ sinh thái của cá tra khi thoát ra môi trường tự nhiên, trong khi, trên thực tế, cá tra là loài bản địa trong môi trường tự nhiên, chứ không phải sinh vật ngoại lai.

Việt Nam yêu cầu WWF đưa cá tra ra khỏi danh sách đỏ

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 12-9, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc một số thành viên Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại một số nước châu Âu đưa sản phẩm cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng 2010/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Rất tiếc là các thành viên của WWF tại một số nước châu Âu đã đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tế về sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Việc làm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới những người dân sống bằng nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản ở Việt Nam cũng như người tiêu dùng ở các nước châu Âu, không có lợi cho mối quan hệ kinh tế - thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Âu.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn kiểm soát chặt chẽ ngành sản xuất thủy sản, từ khâu quy hoạch, nuôi trồng đến chế biến và áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế về nuôi trồng thủy sản, bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm chất lượng cao ra thị trường thế giới và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Chúng tôi yêu cầu Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại các nước này đưa cá tra của Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010/2011, công bố các tiêu chí đánh giá và có các khuyến nghị khách quan, sát với điều kiện thực tế sản xuất và xuất khẩu cá tra tại Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng đón tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia của WWF đến thăm và tìm hiểu thực tế sản xuất nuôi trồng và chế biến thủy sản, qua đó có đánh giá đúng đắn về ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam.”

WWF Việt Nam ủng hộ dỡ cảnh báo xấu

Phía WWF Việt Nam cho biết, người đứng đầu chương trình Thủy hải sản toàn cầu của WWF Quốc tế, ông Mark Powell sẽ đến Việt Nam vào tuần tới để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá. Dự kiến, ông Mark Powell sẽ có các buổi làm việc với VASEP, các bên liên quan và báo chí.

Theo WWF Việt Nam, họ tán đồng với kiến nghị của Tổng cục Thủy sản trong lúc chờ đợi kết quả của đánh giá lại thì nên đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi danh sách “đỏ - không nên mua”. Việc đánh giá trong tương lai cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.

Tuy nhiên, trong thông báo gửi các cơ quan báo chí hôm nay, 19-12, WWF Việt Nam không tiết lộ rằng họ đã chuyển thông điệp này đến WWF Quốc tế hay chưa.

Trả lời thắc mắc của phóng viên Nhân Dân điện tử về việc tại sao WWF Việt Nam chưa công bố kết quả đánh giá cá tra, cá basa cho các cơ quan báo chí, bà Nguyễn Thúy Quỳnh, Trưởng phòng Truyền thông WWF Việt Nam cho biết, bảng kết quả này rất phức tạp với nhiều thông tin kỹ thuật, cần phải được giải thích cụ thể khi công bố. Vì thế, trong tuần tới, ông Mark Powell sẽ trực tiếp công bố và giải thích việc cho điểm để có kết quả này.

NDĐT đưa toàn văn bộ tiêu chí đánh giá gồm 19 câu hỏi như sau:

1. Hệ thống nuôi của loài có làm suy yếu nguồn cung cấp nước ngọt và/hoặc làm giảm chất lượng các thủy vực nước bởi vấn đề xâm nhập mặn?

2. Hệ thống nuôi của loài có yêu cầu làm thay đổi đất sử dụng/hoặc đáy biển?

3. Hệ thống sản xuất và thu hoạch có bảo đảm quyền lợi cho động vật và các quy định về giết mổ không?

4. Loài trong đánh giá này có lây truyền dịch bệnh thông thường và các dịch bệnh bùng phát ra các vùng xung quanh không?

5. Loài nuôi này có phụ thuộc vào nguồn cung thức ăn từ bên ngoài không?

6. Tỷ lệ khối lượng thức ăn bằng cá/khối lượng thành phẩm là bao nhiêu?

7. Tỷ lệ đạm và dầu (từ biển, rau, trên cạn) chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần thức ăn có được nhận biết và có thể truy xuất được nguồn gốc không?

8. Tỷ lệ đạm và dầu từ nguồn thức ăn khai thác từ đánh bắt tự nhiên có được khai thác từ nguồn bền vững không?

9. Tỷ lệ rau, ngũ cốc trong phần lớn thức ăn có được cung cấp từ nguồn bền vững và có truy xuất nguồn gốc được không?

10. Có phải phần lớn hệ thống sản xuất phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất không?

11. Phần lớn hệ thống sản xuất thải trực tiếp ra hệ thống môi trường nước xung quanh?

12. Nguồn cá giống chủ yếu lấy từ đâu?

13. Có nguy cơ lan truyền dịch bệnh, ký sinh trùng ra các loài ngoài tự nhiên và môi trường xung quanh không?

14. Có nguy cơ thất thoát hay xâm nhập của loài ngoại lai từ hệ thống nuôi này không? Nếu có thì việc thất thoát có gây ra những ảnh hưởng bất lợi về mặt sinh thái không?

15. Nhìn chung, loại hình sản xuất này có gây ra các tác động bất lợi về mặt sinh thái cho các loài tự nhiên ngoài môi trường trong vùng không?

16. Các trại nuôi cá có tuân thủ theo các quy hoạch môi trường chiến lược (cụ thể là quy hoạch về không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ, quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch năng lực tích lũy) không?

17. Có khung quy định để giải quyết các vấn đề sau đây không?
  • Quy hoạch môi trường
  • Phòng tránh thất thoát
  • Đánh giá tác động môi trường
  • Quản lý an toàn sinh học và dịch bệnh
  • Bảo vệ các sinh cảnh có giá trị
  • Du nhập loài mới
  • Sử dụng đất và nguồn nước
  • Theo dõi/Báo cáo về môi trường
  • Sử dụng hóa chất
  • Thải/làm ô nhiễm nước
  • Các vấn đề khác (nêu cụ thể)

18. Có khung quy định đối với loài nuôi này để giảm thiểu tác động tiêu cực một cách hiệu quả không?

19. Đa số người nuôi trong khu vực có nỗ lực trong việc hợp tác với bên thứ ba trong việc cấp giấy chứng nhận và kiểm toán tại chỗ?

Trước đó, WWF Việt Nam cho biết, họ không tham gia vào quá trình đánh giá trước đây, tuy nhiên là văn phòng đại diện của WWF tại Việt Nam, nên tổ chức này có trách nhiệm tham gia giải quyết vấn đề này. WWF Việt Nam đã tích cực chuyển các thông điệp chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và VASEP đến văn phòng WWF Quốc tế.

HỒNG VÂN
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-02-2011), Đinh Đức Tâm (10-12-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (15-12-2010), chie (10-12-2010), dammanh (10-12-2010), hat_de (09-12-2010), hoang.le (10-12-2010), hoavienquanbl (09-12-2010), manh thuong (10-12-2010), Poetry (09-12-2010), thantrongdao (11-12-2010), xihuan (15-12-2010)