Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 06-08-2012, 10:49
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định Luận bàn về sưu tập FDC giai đoạn trước 1975 của dòng tem VNCH

Chào các bạn !
Cũng đã rất lâu tôi mới có dịp quay trở lại 4-room. Nhìn nhận phong trào tem tại VN thấy rất buồn tẻ, rất ít các bài mang tính nghiên cứu. Hầu hết các bạn trẻ chơi tem bây giờ là chơi cho tương lai mà quên mất bản chất của chơi tem là : đi tìm lịch sử, nghiên cứu văn hóa qua con tem. Bây giờ người ta sôi nổi làm "phong trào" mà quên mất chơi tem là phải SƯU TẬP.Nhưng có lẽ tôi đã lan man quá mà quên mất chủ đề chính.
Cuộc đời kể cũng lạ lùng. Tôi được sinh ra tại miền Bắc XHCN, học tập và làm NCS tại Liên xô vĩ đại. Vậy mà gạt bỏ hết những định kiến chính trị để chuyên nghiên cứu, có thể nói khá sâu về dòng tem của "ngụy". Đúng là sự say mê con tem có thể làm rất nhiều điều.
Bây giờ chứng kiến các bạn trẻ sưu tập FDC tôi thấy có một vấn đề cần chia sẻ. Thứ nhất : định nghĩa FDC là gì ? First day cover, có nghĩa là PHONG BÌ NGÀY ĐẦU TIÊN. Vậy trước tiên nó phải là 1 chiếc PHONG BÌ. Để kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên của bộ tem người ta có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, nhưng hầu hết phải là một chiếc PHONG BÌ TRẮNG HOÀN HẢO, được in cachet hoặc các thông tin liên quan. Chính vì vậy việc thực hiện quá nhiều FDC thực gửi là hiểu sai bản chất của việc sưu tập FDC. Một bộ sưu tập FDC phải bao gồm toàn bộ là FDC trắng.
Thứ hai : nói về tem trên FDC . Có những bộ tem quí, đắt tiền như Phong cảnh, Di cư, Bảo long thường dán không đủ bộ, thiếu khá nhiều các con tem giá mặt lớn.
Thứ ba : trên FDC có in cachet. Cachet đại đa số là in theo chủ đề của bộ tem. Sưu tập cachet rất thú vị, mỗi cachet là một tác phẩm thu nhỏ của một người họa sĩ, có thể chỉ là nghiệp dư. Chính vì vậy, quan điểm của tôi là không sưu tập theo màu sắc cachet, chỉ sưu tập theo các cachet khác nhau. Tôi có một tham vọng là sưu tập đủ hết các cachet đã tồn tại trong giai đoạn này. Có thể nói, đến giờ phút này, tôi đã hoàn thành được 99% công việc.
Thứ tư : về logo. Ví dụ logo của Bưu điện như Pararvion. Có thể có các logo khác như của ngân hàng, của các hãng tư nhân.
Thứ năm : tiếp đến quan trọng nhất là đến con dấu. Cái này rất nhiều bạn bị nhầm lẫn trong khái niệm. Tôi xin chia con dấu ra làm 4 loại như sau :
1. Dấu nhật ấn : đây là con dấu đa phần là hình tròn và thường gặp nhất trên toàn bộ các vật phẩm bưu chính. Có những giai đoạn FDC chỉ có con dấu nhật ấn này.
2. Dấu nhật ấn ngày đầu tiên : là con dấu tròn có ghi chữ NGÀY ĐẦU TIÊN.
3. Dấu kỷ niệm : là các con dấu đóng khung hình chữ nhât có nội dung gắn liền với các sự kiện phát hành tem.
4. Dấu cổ động : thường không đóng khung hoặc đóng khung hình vuông. Đây là con dấu có thể gặp khá nhiều trên các bì thư thực gửi của VNCH.

Dựa trên các tiêu chí trên, tôi chia FDC của dòng tem trước 1975 thành 7 loại khác nhau. Tôi sẽ chia sẻ bằng hình ảnh minh họa ( xin nói trước là toàn bộ hình ảnh tôi đưa ra là từ các vật phẩm trong bộ sưu tập cá nhân, không vay mượn hay sao chép bấy cứ ở đâu ).
Công việc trình bày sẽ mất thời gian và công sức scan khá nhiều. Rất mong các bạn tham gia cùng cho sôi động. Tôi sẽ bắt đầu trong vài ngày tới.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
29 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (06-08-2012), Đêm Đông (08-08-2012), Đinh Đức Tâm (06-08-2012), Biby (06-08-2012), dammanh (06-08-2012), Dat_stamp (06-08-2012), exploration (06-08-2012), hat_de (07-08-2012), hoavienquanbl (08-08-2012), hongduc2008 (04-04-2013), huuhuetran (06-08-2012), lambachtung (09-08-2012), manh thuong (06-08-2012), MeTemViet (08-08-2012), ngotthuha231 (06-08-2012), Nguoitimduong (06-08-2012), open (06-08-2012), Poetry (06-08-2012), robinson (16-08-2012), stamp-history (06-08-2012), The smaller dragon (06-08-2012), ThinhVuongVu (16-08-2012), Tiểu Nhi (06-08-2012), Tien (06-08-2012), tien039 (28-11-2012), tiny (15-08-2012), tranhungdn (06-08-2012), trequantu (06-08-2012), vnmission (23-09-2012)