Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 02-05-2014, 17:25
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Cầu Bông
Cầu Bông được xây dựng vào khoảng 1736 (12), lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên (Pháp gọi là cầu Cambodge). Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân địa phương ai cũng gọi là sông Cầu Bông đến ngày nay. Dưới chân cầu Cầu Cao Miên có trồng hoa, nên tên cầu dần dần đổi thành cầu Hoa, rồi vì tránh phạm húy nên đổi là cầu Bông (Hồ Thị Hoa là tên của một hoàng hậu nhà Nguyễn gốc ở Linh Xuân Thôn, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa và là mẹ của vua Thiệu Trị. Ai là người Sài Gòn xưa có lẽ còn nhớ bài này, nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết:

“Ai đang đi trên cầu Bông,
Té xuống sông ướt cái quần ny lông
Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về

Cho tới bây giờ không ai biết xuất xứ của nó và vì sao, chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, bình dân giáo dục nhưng hậu ý tốt. Con đường từ đầu cầu Bông xuống đến tòa Bố (tòa hành chánh Gia Định) cuối thế kỷ 19 gọi là đường L’inspection, sau đó đổi thành Lê Văn Duyệt (bây giờ đường Đinh Tiên Hoàng).


Cầu Bông dài chỉ khoảng 50 mét, chiều rộng 15 mét, bằng bê tông là huyết mạch giao thông nối liền Sài Gòn Chợ Lớn và tỉnh Gia Ðịnh ngày xưa cũng như ngày nay. Từ Ða Kao qua Cầu Bông vào trung tâm của tỉnh Gia Ðịnh trước khi đến khu vực cơ quan hành chính, công quyền, đến khu vực Lăng Ông và chợ Bà Chiểu. Riêng Lăng Tả quân là một nơi rất được sùng bái đối với người Tàu khắp nơi, nhất là vùng Chợ Lớn, họ đổ về đây chật cả đường vào những dịp giỗ Ông hoặc Tết Nguyên Đán.

Có thể nói Cầu Bông là cây cầu thân thuộc của dân Sài Gòn Gia Định. Từ Sài Gòn học trò sang Gia Định theo học trường nữ Lê văn Duyệt (bây giờ là Võ Thị Sáu) hay trường Nam Hồ Ngọc Cẩn (giờ là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu) hoặc học trò từ Gia Định sang các trường học ở Đa kao Sài gòn đều phải qua đây, cộng với số người đi làm ở công tư sở hoặc giải trí ở Saigon Chợ Lớn. Con đường này là chốt quan trọng trong thời chiến trước 75, nhân viên An ninh Cảnh Sát thường đóng chốt ở hai đầu Cầu Bông để kiểm xét giấy tờ tùy thân, hợp lệ quân dịch.


Hình 22: Cầu Bông và Cầu Sắt

Rạch Thị Nghè từ cầu Bông chảy về hướng cầu Kiệu có một địa danh đặc biệt – Miễu Nổi Vạn Chài bây giờ là khu chung cư Miễu Nổi đường Vũ Huy Tần gần cầu mới Hoàng Hoa Thám bắc qua rạch Thị Nghè – Nhiêu Lộc.

Ngày xưa dân vào miễu Nổi bằng cách đi đò nhỏ qua đường hẻm trên đường Trần Quang Khải băng qua xóm Vạn Chài rồi xuống sông qua đò hoặc đi qua hẻm Trần Pháp dưới sông cầu Bông (tiếng gọi của người vùng này), trên đường Lê Văn Duyệt từ hướng Lăng Ông sang Đakao. Miễu thờ bà Thánh Mẫu, được nhiều người dân địa phương tôn sùng. Trong hình miễu nằm ở vị trí đầu cù lao. Ngày nay cả cù lao không còn nữa do kế họach đô thị hóa và chỉnh trang khu vực hai bên rạch.


Hình 23: Miểu Nổi ở Đakao

Cũng nên biết rằng có một địa danh Miễu Nổi nhưng ở Gò vấp, nằm trên một cù lao nhỏ trên sông Vàm Thuật, phụ lưu của sông Sài Gòn. Còn gọi là Miễu Nổi Phù Châu tọa lạc Phường 5 Quận Gò Vấp.


Hình 24: Miễu Nổi trên sông Vàm Thuật (người địa phương gọi là sông Bến Cát).

Chi tiết miễu này http://www.diaoconline.vn/kham-pha/k...qgo-vap-i23515

Cầu Sắt
Cầu này nằm gần cầu Bông cạnh rạch Cầu Bông phía bên phải chảy về hướng Bà Chiểu – Hàng Xanh.

Đây là một cây cầu sắt xưa xây 1896 bởi công ty Eiffel, sàn gỗ, là cầu dành cho tuyến xe lửa Saigon Gò Vấp qua Đakao xuống đường L’Eglise, Nhà Thờ thời Pháp vì trên đường này có nhà thờ Bà Chiểu, đây là ngôi nhà thờ lớn nhất vùng Bà Chiểu. Sau đường Nhà Thờ đổi thành Bùi Hữu Nghĩa, chạy dọc hông chợ Bà Chiểu nối liền đầu đường Lê Quang Định chạy qua ngả tư Bình Hoà, ngả tư Xóm Gà lên chợ Gò Vấp.

Xem mộ cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa ở Cần Thơ http://www.youtube.com/watch?v=_kbff3fllH4

Xem Xóm Gà http://maivantran.com/tag/xom-ga/

Vùng đất giữa đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng bây giờ) và rạch Cầu Bông thời trước là một vùng ruộng, đầm lầy thỉnh thoảng có một vùng đất cao nơi có nhà cửa xây cất, dọc theo đường thưa thớt nhà cửa, khu này gần vùng rạch Thị Nghè có tên là khu “khăn đen suối đờn” xem http://maivantran.com/tag/ga-go-v%E1%BA%A5p/



Hình 25: cầu Sắt Đa kao

Cầu sắt Đa Kao với nhà sàn chi chít ven sông. Cảnh quan này tương tự như ở khu vực các cầu bắt ngang rạch Thị nghè (cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu…)

Cầu Kiệu

Hình 26: Cầu Kiệu (không ảnh by Raymond Cauchetier 1955)

Rời cầu Kiệu đi về Saigon sẻ qua một cái chợ, ngày xưa gọi là chợ Xã Tài, chợ bắt đầu là một nhóm bạn hàng ngồi tụ tập lộ thiên và có tên là Chợ Mới. Vì thế Cầu Kiệu thời ấy có tên là cầu Chợ Mới (xem hình 1B). Sau có ông Lê Tự Tài, xã trưởng Phú Nhuận, quyên góp tiền của bà con bán hàng, để mua vật liệu xây dựng, nhà lồng chợ bằng tre, lá. Mấy năm sau, mới thay bằng cột gỗ, lợp ngói, và được người dân gọi là Chợ Xã Tài. Đầu thế kỷ 20, người ta cho xây mặt tiền chợ nhà lồng và đắp lên đó mấy chữ nổi: “Marché de Xa Tai”. Nhưng tồn tại chẳng bao lâu, thì được thay bằng chữ “Marché de Phu Nhuan”, tức Chợ Phú Nhuận hiện nay. Đây là một trong các ngôi chợ lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Sài Gòn vang bóng, sách đã dẫn, tr. 137). Xã Phú nhuận thời ấy là một xã lớn có đền 72 ngôi đền chùa (Trương Vĩnh Ký trong Saigon et ses environs), nhưng đa số không còn tồn tại đến ngày nay.

Cách cầu Kiệu không xa, có lăng Đô-đốc Võ Di Nguy, lăng Ông Trương Tấn Bửu, một danh tướng thời Gia Long Minh Mạng, một thời là Tổng Trấn Gia Định Thành.

Cầu Công Lý – thời Pháp Cầu Mac Mahon

Hình 27: Cầu Công Lý

Cầu Công Lý nằm trên tuyến đường chính đi từ phi trường Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố đi ngang qua Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất) chạy thẳng ra Bến Chương Dương.

Thời Pháp gọi là Cầu Mac Mahon (Mặt Má Hồng), gần cầu có ngôi chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa kiến trúc theo kiểu chùa Miền Bắc có cổng Tam quan. Chùa bắt đầy xây cất 1964 và xong năm 1971.
Cầu này cũng được biết qua sự kiện Nguyễn Văn Trổi năm 1964 đặt bom mưu sát Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert MacNamara, chuyện không thành, Nguyễn văn Trổi bị bắt và bị tử hình.


Hình 27A: Chùa Vĩnh Nghiêm với cổng Tam Quan

Cầu Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ)

Hình 28 Cầu Trương Minh Giảng, toà nhà phía sau là viện Đại học Vạn Hạnh



Hình 28A Cổng viện Đại Học Vạn Hạnh

Cầu này ngày xưa không có tên, tuy nhiên có tài liệu cho rằng đây là cầu Lão Huề (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_S%C4%A9). Khảo sát không ảnh và bản đồ Trần Văn Học năm 1815, cầu Lão Hòa (Huề) chỉ có thể nằm cuối nguồn của rạch Thị Nghè ở vùng Hòa Hưng, Tân Bình. Theo Trịnh Hoài Đức Gia – Định Thành Thông Chí thì cầu Huề cách cầu Kiệu 6 dậm rưỡi và ở cuối nguồn sông Bình Trị (rạch Thị Nghè), là nơi đầy dẫy những ao vũng. Theo Bình Nguyên Lộc đường Trương Minh Giảng với cây cầu Trương Minh Giảng chỉ mới có từ cuối năm 1938 http://namkyluctinh.org/a-dialy/bnloc-diadanhsaigon.htm.

Như vậy cầu Lão Huề (Hòa) không thể nào là tên xưa của cầu Trương Minh Giảng. Dưới thời VNCH cầu được xây lại bằng bê tông cốt sắt đặt tên cầu Trương Minh Giảng vì nằm trên đường cùng tên, một vị danh tướng thời nhà Nguyễn. Ông được đánh giá là một người “văn võ song toàn”, là công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là một võ tướng vừa là một sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử giám. Ông mất năm1841 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B..._Gi%E1%BA%A3ng. Mộ ông tọa lạc ở một vị trí khiêm nhường ở hẽm đường Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp.

Đi về hướng Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất) trước khi đến cầu có chợ Vườn Xoài nằm bên phải, gần đến cầu thấy có trồng rau muống. Đường Trương Minh Giảng bắt đầu ở ngã ba Trần Quý Cáp (nay Võ Văn Tần) – Trương Minh Giảng. Đường Trương Minh Giảng đổi tên thành đường Trương Minh Ký khoảng chợ Vườn Chuối hướng Tây Bắc. Cũng nên biết Trương Minh Ký là học trò tâm đắc của Trương Vĩnh Ký, có hiệu là Thế Tải, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, ông cũng là nhà báo, nhà giáo đóng góp quan trọng trong việc truyền bá và phát triển nền văn học Quốc Ngữ Việt Nam. Tổ tiên của ông là danh tướng Trương Minh Giảng. Lăng mộ ông trong tình trạng hoang phế hiện còn ở hẻm đường Nguyễn Văn Nghi Gò vấp gần mộ Trương Minh Giảng. Có thể xem khu mộ này ở đây http://www.youtube.com/watch?v=YNE2GbBQeTo

Toà nhà cận cầu là Đại Học Vạn Hạnh. Khuôn viên Viện Đại Học nay là trường Đại học Sư Phạm và chùa Pháp Hoa thuộc GHPGVN.

Nguồn : Nam Kỳ Lục Tỉnh
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (05-05-2014), Mai Hoàng Huy (02-05-2014), nam_hoa1 (02-05-2014), stamp-history (02-05-2014)