Xem riêng 01 Bài
  #6  
Cũ 02-05-2014, 18:09
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Cầu Gò Công


Hình 61: Cầu Gò Công

Cầu có nấc thang cho người đi bộ bắc ngang kinh Bãi Sậy trên đường Gò Công.

Cầu Palicao (Palikao) - Cầu Ngô Nhân Tịnh


Hình 62: Cầu Palikao. Hình chụp ghe sắp đi qua vòm giữa cầu Palikao hướng về cầu Ba Cẳng. (cầu Palikao có 3 vòm, xem hình 56)

Người Pháp đã đặt tên là Palikao (Pinjin Bālǐqiáo), có lẽ là do hình dáng của nó đã gợi cho họ hình ảnh của cây cầu Bát Lý Kiều ở bên Tàu. Palikao là phiên âm Pháp ngữ tên tiếng Hán “Bát Lý Kiều”, tức là Cầu 8 Dặm – Eight-Mile Bridge, một cây cầu lịch sử ở Bắc Kinh, nơi đã diễn ra trận chiến ác liệt giữa liên quân Anh-Pháp và khoảng 30.000 quân Trung Hoa trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, và họ đã chiếm được cầu này vào ngày 21-9-1860, dẫn tới chiếm được Bắc Kinh sau đó. Theo các sử gia, phía TQ tổn thất nặng nề, thương vong khoảng 25.000 quân trong khi phía Pháp chỉ bị thương vong 1.000 người.

Cầu Bát Lý Kiều của Trung Quốc ngày nay :


Hình 63: Cầu Bát Lý Kiều, Baliqiao (Chinese: 八里桥; pinyin: Bālǐqiáo), Bắc Kinh (Trung Quốc)





Hình 64: Quang cảnh kinh Hàng Bàng (Bãi Sậy) nhìn từ trên cầu Palikao về phía cầu Gò Công, cầu Ba Cẳng

Ngày xưa dưới chân cầu Palikao có rạp chuyên hát bội Palikao, nhưng cũng có gánh cải lương dọn về đây. Vùng này có nhiều cửa hàng của người Tàu, có món ăn rất đặc biệt gọi là “hầm dỉ Triều Châu” cá mặn nổi tiếng ở Chợ Lớn.(http://thatsonchaudoc.com/banviet2/L...y/QuachHen.htm)

Theo bác Nguyễn Thành Long trong ban quản trị Nghĩa Nhuận hội quán gần rạch Bãi Sậy, mà tác giả đã có dịp tiếp xúc, thì giữa cầu Ba Cẳng và cầu Palikao xưa kia có 5 kiosque bán trà, chuối, nước giải lao cho các tàu đi trên rạch Bãi Sậy. Cầu Palikao bị dẹp và trở thành đường Ngô Nhân Tịnh vào năm 2003, cùng khoảng thời gian cầu Ba Cẳng bị sập và phá bỏ hoàn toàn (http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-ngh...hoa-phn-1.html).



Hình 65: Rạp Hát Palikao ngày xưa trên đường Ngô Nhân Tịnh.

Cầu Lò Gốm
Cầu Lò Gốm bắc ngang rạch Lò Gốm ngày nay gần giao điểm với kinh Hàng Bàng.


Hình 66 : Cầu Lò Gốm

Đây là đoạn kinh Hàng Bàng cuối cùng trươc khi trở thành đường Bến Lò Gốm.


Hinh 67: Kinh Bãi Sậy ngày nay, nhìn từ cầu đi bộ Gò Công.

(Nguyễn đức Hiệp- http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-ngh...hoa-phn-1.html)

Cầu bắc ngang kinh Tẽ
Kinh Tẽđược đào vào năm 1905 bắt đầu từ sông Sàigòn đến cầu Chữ Y nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông của thương thuyền buôn bán vào rạch Tàu Hủ. Gọi là Tẽ bới kinh tẽ từ sông Sài Gòn. Kinh dài 4360m (http://www.vietgle.vn/trithucviet/de...%BA%BD&type=A0).

Cầu Tân Thuận


Hình 68: Cầu Tân Thuận 1967

Cầu Tân Thuận 1 nối đường Huỳnh Tấn Phát quận 7 với đường Nguyễn Tất Thành – quận 4. Cầu dài 241 m, lòng cầu rộng 8 m, mỗi lề 1,25 m. Cầu được xây từ thời Pháp thuộc sau khi đào kinh Tẽ năm 1905. Cầu được sửa chữa lớn năm 1992. Năm 2005, cầu lại xuống cấp, Sở Giao thông Công chánh thành phố giao cho Công ty Freyssinet International at Compagnie của Pháp tiến hành sửa chữa, nâng cấp cầu. Năm 2008, cầu lại tiếp tục được sửa chữa để nâng tải trọng lên 30 tấn. Hiện nay, cầu cho phép các loại xe lưu thông một chiều từ quận 7 sang quận 4.

Cầu Tân Thuận đi xuống Phú Xuân, Nhà Bè chỉ có sau khi kinh Tẽ giáp nối sông Saigòn được đào thời Pháp khoảng 1905-06. Đoạn từ cầu chữ Y được đào song song với rạch Tàu Hủ người Pháp đặt tên là Canal de Doublement, được dịch ra là Kinh Đôi. Thời chưa có cầu, từ Saigon xuống Nhà Bè phải qua đò.

Cầu Tân Thuận liên hệ với chuyện tiểu trừ lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn năm 1955.

Ngày 13 tháng hai năm 1955, quân lính của tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế chính thức sát nhập vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa, còn Trịnh Minh Thế nhận hàm thiếu tướng. Trong chiến dịch loại bỏ lực lượng Bình Xuyên, ông dẫn quân tiến đánh quân Bình Xuyên tập trung bên Cầu Tân Thuận.

Trịnh Minh Thế ngồi xe Jeep đậu dưới dốc cầu Tân Thuận chỉ huy quân đội Cao Đài Liên Minh vượt cầu đánh quân Bình Xuyên đang xuống xà-lan rút ra Rừng Sác. Lễ xuất quân tảo thanh Bình Xuyên của tướng Thế diễn ra trên bãi đất trống ở rìa Đồng ông Cộ, không xa mấy chợ Bà Chiểu.

Không có xe G.M.C. (loại xe chở lính của Mỹ viện trợ cho QLVNCH), Thế đã phải xung công xe chở heo để chở binh sĩ. Tại cầu Tân Thuận, lính Cao Đài mấy lần vượt cầu đều bị đánh bật lại. Chỉ huy quân Bình Xuyên ở bên kia cầu là Bảy Môn. Sau khi rút từ cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, cầu Rạch Ông, Bảy Môn tập trung quân số cố thủ cầu Tân Thuận chặn quân Cao Đài tràn qua. Ông kết hợp súng cối của bộ binh và đại liên các giang đỉnh trên Kinh Tẻ bắn xối xả vào hai chục xe heo chở đầy lính Cao Đài ở bên kia cầu.

Trong khi chỉ huy Tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp, trong khi một số người khác cho rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã làm việc này. Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông. Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường ở Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A...nh_Th%E1%BA%BF).

Kinh Đôi (Canal de Doublement)
Kinh Đôi được đào nổi tiếp Kinh Tẽ bắt đầu từ cầu chữ Y xuống đến sông Cần Giuộc khoảng 1896-8 song song với kinh Tàu Hủ nhằm đáp ứng nhu cầu thuận tiện hóa ghe thuyền chuyên chở nông phẩm từ miền Tây.
Cầu Nhị Thiên Đường là cây cầu bắc qua kênh Đôi, thuộc địa phận Quận 8 hiện nay. Cầu được xây dựng vào những năm 1925 là điểm nguồn của Quốc lộ 50 và được đổ bê tông theo kiến trúc hiện đại. Cầu này nối liền lưu thông từ Chợ Lớn sang Cần Giuộc, Bình Chánh.



Hình 69: Cầu Nhị Thiên Đường trên kinh Đôi

5-Kinh Vòng Thành-Canal de Ceinture.
Kinh này được đào năm 1875 theo quy hoạch của Coffyn, mục đích tối hậu là nối rạch Thị nghè (Arroyo de l’Avalance) với kinh tàu Hủ (Arroyo Chinois) thông qua rạch Chợ Lớn (không nên nhầm với Kinh Tàu Hủ) để hoàn thành đường nước bao bọc, biến Saigon Chợ Lớn thành một cù lao-Bắc có rạch Thị Nghè (Arroyo de l’Avalanche) ; Nam có rạch Bến Nghé (kinh Tàu Hủ) Arroyo Chinois; Đông có sông Saigon (rivière de Saigon) và Tây có Kinh Vòng Thành (Canal de Ceinture).
Theo báo cáo “Monographie de la Province de Gia-Định 1902”, kinh đào năm 1875, dài 7km, bề rộng 10m, sâu 3m, nhưng cho đến nay 1902, kinh chưa hề được xữ dụng vì nạn bùn lấp, vùng Phú Thọ đáy sông bùn lên cao hơn mực thủy triều.



Hình 70: Bản đồ 1962 với Kinh Vòng Thành (Bao Ngạn)

Khảo bản đồ Saigon Chợ lớn 1962, kinh Vòng Thành đầu nguồn từ chỗ giáp nước của Rạch Lò Gốm và rạch Chợ Lờn, cuối nguồn là rạch Cầu Kiệu gần cầu Công Lý – không phải là gần cầu Kiệu ở Phú Nhuận.

Kinh Vòng thành đã được thực hiện năm 1875, nhưng sau đó đã bị bùn lấp nhanh chóng, nên không được xử dụng thực tế (Monographie de la Province de Gia- Định 1902, trang 19). Một vài đoạn kinh vẫn còn có nước – như đoạn trong bản đồ chạy ngang đồn Cây Mai (bây giờ là đường Nguyễn thị Nhỏ).

Lò siêu ở sau đồn Cây Mai cũng dùng Kinh Vòng Thành để ra rạch Chợ Lớn. Nay rạch Kinh Vòng Thành đã cạn và lò siêu cũng thôi hoạt động (theo Vương Hồng Sển – Sàigon năm xưa 1960).

Y Nguyên Mai Trn 6/2013

Nguồn: Nam Kỳ Lục Tỉnh + http://maivantran.com/
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (05-05-2014), Mai Hoàng Huy (02-05-2014), nam_hoa1 (02-05-2014), stamp-history (02-05-2014)