Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 26-09-2009, 22:59
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Bức tranh "Em Thúy" của họa sĩ Trần Văn Cẩn rất nổi tiếng không những tại Việt Nam, mà cả trên thế giới. Trước và bây giờ, vẫn là một trong những tác phẩm chủ định, trong kho tàng nghệ thuật Việt Nam của viện bảo tàng Mỹ thuật.

Vào năm 2004, tác phẩm này đã được ASIALink (thuộc Trung tâm phục chế vật phẩm văn hoá đại học tổng hợp Melbourne, Australia) cử chuyên viên cũng như tài trợ, để phục hồi lại phẩm chất, sau hơn 60 năm chống lại bụi băm, ô nhiễm.

Mời các bạn đọc lại vài đoạn, đã được đăng trên báo chí của Việt Nam, nhân ngày hoàn tất việc trùng tu tranh và sau đó đã được trao lại cho sở hữu chủ là: Viện bảo tàng nghệ thuật.

"Tối 28/6/2004, tại lễ giao nhận bức tranh "Em Thúy" của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, dù đã quen với "Em Thuý" từ hàng chục năm nay, dường như người ta vẫn hồi hộp chờ đợi giây phút tấm vải phủ bức tranh vừa được phục chế mở ra.

Dự án bảo quản phục chế bức tranh do Bảo tàng Mỹ thuật VN tiến hành cách đây gần ba tháng. Người gắn bó nhất với "Thuý" trong thời gian này chính là chị Caroline Fry, một chuyên gia đến từ Trung tâm phục chế vật phẩm văn hoá đại học tổng hợp Melbourne, Australia.

Caroline đã làm công việc này với tất cả trái tim mình. Bà nói: "Quay trở lại năm 1943, khi hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ngồi xuống với cô cháu gái tại căn phòng trên phố Hàng Cót để vẽ chân dung. Sự hiểu biết, quan tâm và cảm thông với người cháu gái đã được thể hiện tinh tế qua gương mặt của cô. Gương mặt đáng yêu hiện thân của tuổi trẻ, lặng lẽ nhìn chúng ta như muốn thăm hỏi và tin tưởng". (@ Tuổi Trẻ).

Trải qua 60 năm, "Em Thúy" không còn đẹp như trước nữa, đánh giá về hiện trạng tranh, bà Caroline nói: "Mặt tranh bẩn do bụi, muội thuốc lá, phân côn trùng, toan không bền chắc, rất dễ rách, sợi vải bị hư hỏng nhiều. Toan chùng, lớp sơn tranh nứt nhiều, có nhiều lớp bong sơn do điều kiện môi trường nóng ẩm làm biến đổi lớp toan, phá vỡ tính liên kết của mặt sơn".

Bức tranh được phục chế qua bảy bước: Lập hồ sơ về hiện trạng tranh, chụp ảnh; ổn định tranh: củng cố lớp vệ sinh tranh; làm ẩm bằng men tự nhiên, dùng dao cạo bỏ các vết bẩn bám chắc, loại bỏ các lớp sơn bóng bằng hoá chất và các vết phục chế cũ; xử lý vết bong sơn, quét lớp sơn bảo quản, bù đắp phần sơn bị mất, sơn lại bằng mầu nước và sơn bảo quản chuyên dụng; làm khung mới; chụp ảnh và làm báo cáo cuối cùng.

"Em Thuý hiện đã khoẻ khoắn nhiều, cứng cáp hơn và có thể tuyên chiến với môi trường trong khoảng 20 năm nữa trước khi tiếp tục được phục chế", Caroline nói về bức tranh với giọng trìu mến.

Chuyên gia Caroline Fry cũng cho biết hiện nay bà hướng dẫn và phối hợp với các cán bộ chuyên môn của bảo tàng Mỹ thuật VN tiếp tục xử lý bốn tác phẩm sơn dầu nổi tiếng đang có nguy cơ hư hại, đó là: Mỗi người trồng hai cây (Vương Trình), Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng (Đỗ Hữu Huề), Giải lao đọc báo (Phạm Công Thành), Nhà sàn Bác Hồ (Trần Văn Cẩn).

Bà nhấn mạnh: "Tôi rất muốn trở lại làm việc tại Bảo tàng để có thể tiếp tục giúp đỡ các bạn ở đây phục chế và bảo quản tác phẩm. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc với sự nhiệt tình và tính hiếu khách của các bạn, cho dù chúng tôi phải dùng đến một lô từ điển mới có thể hiểu được nhau
".

******



(Em Thúy: Trước và sau khi tu bổ lại)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), Đêm Đông (27-09-2009), chie (28-09-2009), dammanh (27-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (26-09-2009), huuhuetran (11-03-2010), kuro_shiro (01-10-2009), Tien (27-09-2009), xihuan (10-10-2009)