Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 13-06-2013, 17:04
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

161
Chính xác là cụ Trường Chinh đã là vị lãnh tụ đầu tiên nhận ra mối nguy cận kề "To be or not to be" nên đã bỏ công vào Nam, xem xét TP HCM thời đó "tự cứu", "vượt rào" như thế nào và khi quay ra HN đã nghiền ngẫm và vạch ra đường hướng ban đầu cho công cuộc đổi mới.

162
Thời đó phụ tùng xe rất hiếm, hầu hết phải chế, độ. Trong các loại xe có lẽ xe Lambro 550 là nội địa hóa nhiều nhất : Tambour nhôm, lắp, bánh răng truyền động cầu sau, chân máy, nắp culát, xi lanh, piston, xét măng, bộ côn, nguyên cả bộ 4 số, từ bánh răng 4 tầng, trục số, càng số, mặt cọp, chó đề... nói chung làm mới gần hết, chỉ còn lại cái block máy là chưa làm thôi. Phải công nhận thời đó thợ của chúng ta thật giỏi mà cũng thật liều, hầu hết đều chưa qua trường lớp chỉ học lại từ người chủ cơ sở thôi, khái niệm chế tạo máy hay sức bền vật liệu và gì gì nữa... mơ hồ lắm. Thế mà họ làm được tất, lại đẹp nữa, nhất là các bác ở Sài Gòn Chợ Lớn lúc bấy giờ. Trong cái khó ló cái khôn. Phục thật.

163
Cơ quan em có nhiều người bây giờ vẫn thích ăn cơm với toàn những món ăn thời bao cấp đấy, tương cà mắm muối mặn chát, tóp mỡ... toàn món chẳng bổ béo gì nhưng hình như đã quá ăn sâu vào thói quen, tiềm thức nên không có nó thì ăn cơm không ngon, mà toàn các sếp thích không đấy nhé, quái thật!

164
Q =
Nói về vụ học tiếng Nga, gần nhà em có thằng nhóc đi học tiếng Nga mà ngày có giờ học tiếng Nga là về nhà mặt nó cứ thâm tím vì bị ăn tát, hỏi sao bị vậy? Nó bảo bị thầy giáo tiếng Nga đánh vì câu chào của tiếng Nga nó phát âm như thế nào mà cứ khi thầy vào là học sinh phải chào thì các bạn phát âm đều đúng còn nó cứ "sờ dái cam pu chía!" nên nó bị ổng quánh, bữa nào cũng như bữa nào! Bác nào học tiếng Nga cho biết phát âm câu chào (tiếng Nga) là thế nào cái!

A = "здравствуйте" (Zờ đờ ras tờ vui tre)
Tiếng Nga là niềm mơ ước của lũ chúng tui đấy. Dạo đó chỉ đc học: Tiếng TQ, tiếng Nga (tiếng Anh ít học lắm và cũng ko đc ưa chuọng = tiếng Nga). Khi lên cấp 3, do trường sơ tán tứ tung nên tìm đc trường nào học trường đó, học phải trường dạy tiếng Trung, chán ko học đc, nên hết 1 học kỳ thì cậy cục xin chuyển sang trường có dạy tiêng Nga. Dù bị học sau 1 học kỳ nhưng chỉ sau 1,2 tháng tui đã vươn lên đứng đầu lớp về môn này, sau có vào dổi tuyến đi dự thi toàn tỉnh và đoạt giải. Tiếng Nga rất khó về ngữ pháp nhưng cũng rất hay, là ngôn ngữ của các đại văn hào, thi hào...! Sau này học ĐH, tài liệu kỹ thuật tiếng Nga cũng là cái ko thể thiếu!

165
Hồi em vào SG cho đến tám mấy, cơm nắm muối vừng là món đầu tay của các bác chuẩn bị đi phép Bắc. Sau này khoảng năm 90 ra Hà Nội lại thấy món này tái xuất giang hồ. Sài Gòn thì món khoai mỳ phổ biến hơn. Bây giờ cà pháo mắm tôm, thịt luộc, canh cua rau đay, bú ốc... là đặc sản.

166
Em nhớ nhất là món tóp mỡ xào rao muống, hồi nhỏ cứ nhà em có cái cặp lồng mỡ, có cả mỡ và tóp, khi nào mua rau muống về là xào với tóp mỡ, tỏi, thơm ngon vô cùng. Bây h toàn ăn dầu thực vật vừa nhạt toẹt chả có mùi vị gì.
Hôm nọ gấu đi làm bảo em đi chợ, em mua ngay mỡ gáy về rán lấy tóp.

Cô bán thịt hỏi : Mày mua rán tóp xào rau à,
Cu to : Ơ, sao u biết?
CBT : trông mày béo thế kia, chắc là khoái ăn mỡ hơn dầu, hồi nhỏ chắc mẹ mày cho mày ăn tóp mỡ chứ gì?
Cu to : Ơ, u tài thế.
CBT : Nhà tao thỉnh thoảng ông chồng cũng thèm ăn tóp mỡ, tao rán sẵn bỏ vào tủ lạnh, khi nào cần ăn lại lấy ra xào.

167
Hồi đó vé MB từ Hà Nội sang Mát chỉ bằng đúng một lố phấn con én mua tại VN, bán tại Mát. Năm 1986, em nhớ tiền mất giá nhanh đến nỗi 1 vé Sài Gòn - Hà Nội giá có 1500đồng, bằng đúng một gói ...bột ngọt. Em vừa ra HN thì giá vé tăng lên 6500đồng. Bà cụ xót tiền, chuyến vào nhờ người quen xin 2 suất đi máy bay quân sự, may cụ còn giữ tờ CM quân nhân hết hạn từ 8 năm trước. Có một điểm khá độc đáo đến giờ em vẫn thấy khiếp. Trên chuyến bay có một chị mang theo chiếc xe máy Peugoet, dựng đứng và cột sơ xài vào sàn máy bay. Đến nơi chị dắt xe xuống, leo lên nổ máy chạy tỉnh bơ. Nghĩa là chiếc xe còn xăng trong bình.

168
Năm 1986 em ra sân bay Nội bài tiễn ông anh sang nước Buôn Gà Ri học.Lần đầu tiên được trông thấy chiếc máy bay TU 154 của hàng Balcan Airlines. Phải nói là rất ấn tượng. Sân bay Nội bài ngày đó chủ yếu là máy bay của các nước XHCN đưa đón người VN sang Đông Âu học và lao động. Hải quan thì không có phòng cách ly mà chỉ chăng dây thừng ngăn cách. Các bác chuẩn bị xuất ngoại thì mặt mũi hớn hở vì thoát cảnh cơm độn. Trong vali của ai cũng có quần áo bò, áo băng đạn. Trên người các bác thì ít nhất là mặc hai bộ quần áo bò Thái (Jean). hải quan thì không cho mang quá 2 bộ Jean nên ai cũng tìm cách chạy chọt HQ.
Kỳ lạ nhất là máy bay không tự đi ra đường băng mà phải nhờ một chiếc máy kéo kéo ra. Lúc Máy bay cất cánh em tủi thân suýt khóc vì học dốt, thi không đủ điểm đi học nước ngoài!

169
Hehe, năm 1981, em 'vượt biên' từ nơi đang học đi chơi bằng hoả xa qua 1 loạt nước Romania, Hungaria, Slovakia, Séc (hồi đó vẫn còn là LBTiệp Khắc), Đông Đức, Ba Lan. Khi quay về mua vé máy bay Warsaw - Sofia mất có 15 Obama ! Do tiền BL dạo đó mất giá nặng. Mua quần áo chợ trời ở BL về BG bán sỉ cũng đc 1 ăn đôi, đủ tiền tàu xe ăn chơi nhảy múa!

170
Nhắc chuyện tiếng Nga em mới nhớ, hồi trước cứ con nhà cán bộ, nhất là bộ đội nữa thì không chạy đâu cho thoát khỏi lớp tiếng Nga. Em có con bạn thân cũng nhà bộ đội, vậy mà mẹ nó xin được vào học lớp tiếng Anh, em về khóc lóc bắt ông già đến gặp ông hiệu phó để xin chuyển lớp, nhưng ông hiệu phó còn nhỏ to với ông già em rằng mình là gia đình CM nòi nên để em đi theo lớp Nga cho có tương lai và đúng với định hướng GD, ui trời, đúng là sau 7 năm học tiếng Nga ở PTTH xong là vốn ngoại ngữ về âm luôn...nghĩ lại thấy còn ớn. Còn về chuyện đun nấu nữa, khu nhà em ai cũng xây 1 cái bể to bự chỉ để đựng...trấu, em là chuyên gia ịn trấu, để cái chai giữa bếp lò, bỏ trấu xung quanh rồi ịn thật mạnh tay, xoay xoay cái chai rồi rút ra là bắt đầu đun bếp, chỗ nào ai cho mùn cưa là các cháu đem bao đi hốt, bụi bay mịt mùng mà vui như Tết. Em thấy thời đó rau xanh gần như chỉ có rau muống là luôn hiện diện, đến nổi ba mẹ em phải nói dối là ăn rau muống nhiều để tóc mọc nhanh dài, ăn riết bón kinh niên luôn.

171
Em nhớ nhất là cái cảnh đi bắt dế trên phố. Mỗi tối, khi đèn đường bật lên là cả đám trong xóm tụm lại & ngóng lên bóng đèn cao áp. Hễ có con dế nào bay mỏi cánh đáp xuống đất là 4-5 thằng nhào lại chụp. Nhiều lúc vất vả lắm mới chụp được con dế, tới khi hé bàn tay ra xem thành quả thì gặp ngay bà dế mái, tức bỏ mịa.

172
Tự nhiên hôm nay ngồi ngẫm nghĩ , em thấy thời bao cấp mình làm được rất nhiều việc , mà việc nào cũng ít nhiều có trí tuệ , chứ không bị hàm lượng nhảm nhỉ , vô bổ và nhiều sai lầm ngây ngô hơi nhiều như chục năm vừa qua :
- Quấn biến thế 110-220 để xài bếp điện LX nguyên thuỷ
- Dùng động cơ 1 pha có vòng xuyến của Nga 220 , tính toán dỡ bớt dây xài 110 V làm quạt và cung cấp máy đuổi ruồi tua chậm cho hàng nước mía
- Tiện và chế mới Tuốc Năng quạt bàn.
- Ráp Radio xài Pin muối.
- Bắt chước ráp bộ tạo xung từ bình 12V cho đèn ống
- Tự làm thùng mát bằng khăn ướt bay hơi theo sách " Vạt lý vui " của Perenmann.
- Tự Học sửa TV thành công mỹ mãn , kiếm được tiền hẳn hoi mấy năm liền.
- Tìm hiểu được nhiều điều về xe gắn máy XHCN và Hon da
- Ráp bộ đổi tiếng TV coi đài Nga 6,5 Mhz tần số tiếng khi có trạm Hoa sen ở đường Mạc đĩnh chi.
- Quấn dây "Xuyệc " tăng điện thuộc lòng , có đèn báo và 6 cấp tăng điện.
- Rút căm xe , lộn xích , chế gôm thắng thượng thừa.
- Đóng đồ gỗ các lọai theo như cầu.
- Trồng rau sống các lọai , bón phân gà cho ơt hiểm, ủ giá bằng lá tre và gói bánh chưng không khuôn.
- Nấu ăn cơ bản , nấu ra mọi người ăn được.
- Tự chế máy chiếu phim Dia , máy phóng ảnh từ thấu kính cũ , ống nhòm một mắt có bội giác 25.
-Tự chế khung dây đồng hồ đo VOM và ráp mạch theo tính tóan riêng, tương đương U1 của TQ.
- Ráp Amplifie nhạc bằng sò chợ trời , mạch đẩy kéo hẳn hoi , sau này có IC thì chơi thêm cả Led nhấp nháy.
Đến khi đi làm thì còn phát huy nhiều thứ khác không nhớ xuể, có bằng khen cấp sở... Nói chung con người khi ấy dáng yêu và nhiệt tình quá.
Thời bao cấp có nhiều mặt cũng vui , các bác kể thành quả ra để cùng nhớ lại kỷ niệm đi nào.

173
Em có cảm giác là những chuyện về thời bao cấo trong chủ đề này đa số của các bác trong Miền nam. ít có chuyện của người ở MB. Mà ở MB thì những câu chuyện về thời kỳ này mới sâu đậm. Có lẽ là MB có ít nhất là hơn 30 năm (kể từ năm 1954 - 1986). Sau đó là bước vào thời kỳ N.V.L. Riêng em từ lúc sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành thì được bao cấp trọn gói. Nhưng cái thú vị là em di chuyển nhiều nơi trên MB, ở những nơi mà so với HN thì còn khó khăn gấp vạn lần. Em đã sinh ra và học hết lớp 10 (như lớp 12 bi giờ) tại Vĩnh Phú (sau tách ra thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ), quê hương của Bút Tre và Kim Ngọc. Hồi học lớp 5 (1978) em chứng kiến một cảnh hết sức thương tâm tại một vùng quê. Một bà mẹ có 3 đứa con nhưng không còn gì cho chúng ăn nên một tối đợi cho bọn nhỏ
ngủ bà ấy đun nước sôi tưới lên ba đứa để chúng chết và bà sẽ tự tử sau đó. Nhưng khi nước sôi chạm vào đứa nhỏ nhất nó thét lên làm hàng xóm xô lại và may mắn thay chúng đều sống sót. Mong sao sau này không bao giờ chúng ta còn phải quay lại thời kỳ như thế này.

174
Q=
Nước Nhà Còn Thiếu Dân Quân
Tại Sao Lại Phóng Thằng Tuân Lên Giời

(Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân)

A=
Phạm Tuân quê ở Thái Bình
Quê hương đói khổ dập rình ra đi
Anh vào bộ đội tức thì
Được trên ưu ái cho đi nước ngoài
Học hành thi thố bất tài
Được cái sức khoẻ bằng hai người thường
Vừa rồi vâng lệnh trung ương
Đi nhờ vũ trụ theo đường Liên Xô
Mang theo cái rổ thật to
Hèo hoa dâu đấy rắc cho nhiều vào
Tiếng Nga bập bõm mấy câu
Giữ mồm không nó tát đau thấy bà
Nhớ đừng sờ máy người ta
Ngồi đâu im đấy, cười cho nhiều vào
...
Dân còn ăn sắn, ăn mì
Bay lên vũ trụ làm gì hở Tuân???

175
Rổ rá, đồ nhựa từ trung tới cao cấp, bút bi Bến thành ... hàng hóa đua chen khoe sắc, khoe màu :



Bếp điện Liên-xô, bóng đèn, phích nước Rạng đông, mùa nào thức ấy, bao nhiêu là mặt hàng mô-đéc phong phú, ê hề, chả thiếu thức gì.



176
Các loại Dịch vụ cũng đầy đủ ngay trên vỉa hè : từ cắt tóc, cạo râu, cạo mặt, lấy ráy tai, xổ số kiến thiết thủ đô, trăm thứ bà rằn...tới đánh máy đủ mọi loại giấy tờ, thôi thì đủ cả, chả phải bước chân đi đâu xa quá nhà 100m.


Nếu chịu khó đi xa thêm chút thì cũng đầy đủ các cửa hàng đông vui sẵn sàng phục vụ "Vui lòng khách đến, Rầu lòng khách đi". Cửa hàng bách hóa xếp hàng tấp nập, không khí đông vui. Cửa hàng chất đốt (dầu lửa) số 12 bên cạnh cũng khí thế không kém. Xếp hàng trật tự mua vé vào Nhà hát lớn, thời buổi không thể tin được bố con nhà nào nên dắt xe cùng xếp hàng luôn. Bách hóa Tổng hợp trong thời gian Đại hội VI họp, một ĐH quan trọng đánh dấu con đường tất yếu và không thể thay đổi của VN là tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN...

177
" Sanh Diên " của một trường ĐH thời bao cấp , nhìn ai cũng gầy ốm , không hề biết Bia hay Lẩu là gì !
May cái là đi học không mất tiền mà lại được nhà nước nuôi. Một tháng nhận được : Gạo 17 Kg , Thịt 400Gr , Đường 1Kg , tiền 35 VND năm 1981, nhu yếu phẩm khác như vải hay lốp xe đạp tính theo năm rồi tuỳ tiện mà chia nhau.

178
Nói đến thời bao cấp mà không nói đến chuyện hộ khẩu thì còn thiếu. Không biết HK nó là cái bùa gì mà bao nhiêu con người sung sướng cũng như khổ đau vì nó. Em không lấy được vợ HN cũng chỉ vì cái HK. Sau 15 năm ở lậu đến 1999 cuối cùng em cũng có cái HK HN vì thi được vào biên chế của một CQ TW ở HN.
Sau 3 năm thì em nhảy ra ngoài vào SG và lại là công dân không HK!

179
Năm 1984 thi trượt ĐH, nhà đông anh em mà anh nào cũng học ĐH ở HN nên bố mẹ em đuối quá không lo được thế là mỗi người trong gia đình tìm cách xoay sở. Mẹ em thì ra đầu đường chỗ chợ Hàng Xanh, cầu Giấy quạt bánh đa, luộc khoai, sắn..., các anh trai thì hai người học xong ban ngày thì sang Làng Vân, bắc Ninh mua rượu sắn đem về pha với nước máy đổ cho các quán cóc người ra dường làm nghề hàn dép. Chị gái làm GV thì cuốn thuốc lá và cuốn pháo. Em thì xách đồ nghề ra vá bơm xe đầu đường...
Thế mà giờ đây 20 năm đã trôi qua. Bố mẹ em bây giờ rất hãnh diện vì những người con của mình không ai bị thất học. Nhìn lớp trẻ bây giờ nhiều người sướng quá, mọi thừ đều có dễ dàng vì thế nên không biết giá trị của đồng tiền vì thế easy come easy go!

180
Ôi! Bác làm em nhớ đến chuyện ngày xưa quá... 20 tết em đến tất niên ở nhà thầy cũ, đã gần đến giờ rồi mà phong pháo vẫn còn ẩm quá, phần vì cô giục nữa, thế là hai thầy trò lấy cái tấm dần nồi cơm đặt lên bếp than, rồi sau đó hì hục ngồi hông phong pháo, ngờ đâu lữa nóng quá làm nó nổ tan xác ngay trên bếp. Vậy mà hai thầy trò nhìn nhau cười nắc nẻ, còn bảo nhau đấy là ông táo cười trước khi về trời báo cáo. Vui phết, giờ thì Thầy đã không còn, nhưng em vẫn nhớ mãi kỷ niệm này... Thời bao cấp so với bây giờ thì thiếu thốn đủ thứ, nhưng theo thiển ý của riêng em là có một thứ mà có lẽ nó đầy đủ hơn so với bây giờ, đó là tình người. Cũng có thể do sự thiếu thốn ấy mà con người trở nên gần gũi, cùng sẻ chia và đùm bọc với nhau hơn chăng... Ôi! Em lan man quá phải không các bác...
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (14-06-2013), ThinhVuongVu (18-06-2013)