Xem riêng 01 Bài
  #6  
Cũ 21-02-2008, 11:56
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên


Name:  963B.jpg
Views: 10258
Size:  212.5 KB



Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Theo thông tin chính thức từ ủy ban UNESCO, có thể đây sẽ là lần cuối cùng UNESCO công nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại; tất cả hồ sơ tiếp theo sẽ được xét trong danh sách những di sản văn hóa thế giới vật thể.


Name:  3435.jpg
Views: 4805
Size:  97.3 KBName:  3436.jpg
Views: 4746
Size:  95.5 KBName:  3437.jpg
Views: 4819
Size:  94.0 KB

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc...


Name:  1841.jpg
Views: 4885
Size:  15.8 KBName:  3333.jpg
Views: 4629
Size:  52.4 KBName:  3336.jpg
Views: 4615
Size:  50.6 KBName:  3341.jpg
Views: 4634
Size:  49.5 KBName:  3345.jpg
Views: 4723
Size:  52.1 KB



Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ cúng cơm mới, lễ cúng bến nước,...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

Name:  BTC963_1.jpg
Views: 5465
Size:  60.5 KBName:  BTC963_2.jpg
Views: 5312
Size:  61.3 KB


Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm.

Name:  BTC941_3.jpg
Views: 4661
Size:  45.4 KBName:  BTC941_6.jpg
Views: 5060
Size:  40.7 KB


Người Gia Rai, Ê Đê và Hrê gọi cả cồng lẫn chiêng là "chinh", còn người Triêng gọi cồng là "chênh goong" (loại có núm), gọi chiêng là "chênh hân" (không núm). Nhìn chung, còn khá nhiều cách gọi và phân biệt giữa hai nhạc cụ có núm và không núm này.

Name:  BTC941_11.jpg
Views: 4585
Size:  38.4 KBName:  BTC941_15.jpg
Views: 4685
Size:  40.8 KB


Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.


Name:  BTC963_3.jpg
Views: 4696
Size:  53.7 KB



Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền. Đối với các dân tộc ở Việt Nam, cồng, chiêng được coi là nhạc cụ thiêng. Lúc đầu, cồng, chiêng chỉ dùng để tế lễ thần linh, sau này mới được dùng trong các lễ hội dân gian.


Name:  FDC963.jpg
Views: 4497
Size:  52.7 KB


Trên cả tính năng thông thường của một nhạc cụ, Cồng chiêng Tây nguyên chở theo âm thanh của nó cả nền văn hoá, lịch sử nhận thức, xã hội Tây Nguyên, bởi ở đó, nó như một thứ “công cụ” sản xuất (dùng để cầu mưa, cúng lúa mới...). Cồng chiêng là sợi dây để con người ký gửi tâm linh trước cõi người, thế giới xung quanh mà âm thanh của nó trở thành thứ máu thịt của người Tây Nguyên. Không một sử thi nào trong quá khứ ở Tây Nguyên, không một lễ hội nào ở nơi đây lại không có bóng dáng cồng chiêng, nó như một biểu tượng sinh động của nền văn hoá Tây Nguyên - nền văn hoá thân thiện với thiên nhiên.


Name:  FDC963B.jpg
Views: 4551
Size:  52.0 KB



__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 20:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Pink Kole (13-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tiny (22-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011)