Xem riêng 01 Bài
  #20  
Cũ 04-01-2012, 23:45
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Xin góp ý thêm với bác Rồng và bạn buuhoa về phong bì thật/giả.

Để biết một vật phẩm là giả, trước hết mình phải nghiên cứu, tìm hiểu, có vật phẩm thật trong tay và xác định đó là vật phẩm thật, sau đó thì mới suy ra vật phẩm giả. Để xác định vật phẩm thật thì cần kinh nghiệm và nghiên cứu.
Trích dẫn:
Vì cháu thấy nét con dấu rất đẹp ,khác biệt với các mẫu dấu công thự B Đ khác Đây là một mẫu dấu lạ , không trùng lặp với con dấu của các bì Công thự bưu điện được cho là thật và nếu làm giả con dấu sắc nét như vậy thì thật là khó khăn. Hay con dấu này đã khắc thiếu chữ "Đệ ngũ " chỉ khắc mỗi "Chu niên" nên Bưu điện đã không phát hành post card này ?
1. Về FDC Công Thự Bưu Điện

Phải xác định vật phẩm thật.

FDC dưới đây là một phong bì thực gởi đi Pháp có thêm dấu nhật ấn cùng ngày 10/1/1956. Đây là vật phẩm thật vì đã được thực gởi. Lưu ý thêm dấu nhật ấn là "SAIGON RP" chứ không phải "SAIGON". Đây là một cơ sở để xác định thêm các vật phẩm giả khác trong thời gian này.

Name:  BDSG2.jpg
Views: 1120
Size:  99.8 KB

Con dấu phóng lớn

Name:  BDSG3.jpg
Views: 1268
Size:  42.4 KB

Từ đây có thể suy ra vật phẩm này là giả mặc dù dấu sắc và rõ. Người làm giả vật phẩm này rõ ràng không có vật phẩm thật trong tay mà chỉ nghe kể lại và tự do suy diễn ra 2 con dấu tròn/vuông để đóng lên. Bưu điện không thể àm con dấu, đóng lên một số phong bì rồi "không phát hành" vì phát hiện lỗi. Thời gian đó người sưu tập phải mua tem, dán lên phong bì rồi mới xin dấu. Không có chuyện đóng sẵn vài trăm phong bì FDC để bán.



Dấu sắc và rõ không phải là cơ sở để xác định vật phẩm thật. Thí dụ con dấu này rất sắc và rõ nhưng nhìn qua biết ngay là giả.


Tại sao? Vì dấu Hà Nội thời gian này rất khác. Đây là FDC dấu Hà Nội thật (phong bì thực gởi, hình trong bộ sưu tập Matthew Kahane). Có vật phẩm thật trong tay sẽ thấy ngay cái nào thật, cái nào giả!

Name:  VNCH2.jpg
Views: 1097
Size:  84.2 KB

Trích dẫn:
phong bì có con dấu ngày đầu tiên Tết nhi đồng sai chữ PHÁT thàng chữ PHÁP được gửi đi mà không có dấu nhật ấn và cũng không có dấu đến ?
2. Phong bì FDC thực gởi

Phong bì FDC thực gởi có khi thêm dấu nhật ấn và có khi không. Dấu FDC đã là dấu nhật ấn rồi (vì có ngày) nên đôi khi nhân viên bưu điện không thêm dấu nhật ấn nữa. Tất nhiên là có thêm dấu nhật ấn thì càng tốt nhưng đây không phải là điều kiện bắt buộc.

Tương tự với dấu đến. Dấu đến tùy thuộc vào bưu điện nơi đến. Phần lớn thư bảo đảm có dấu đến nhưng thư thường thì không. Tất nhiên là nếu 2 phong bì giống nhau thì phong bì nào có đầy đủ dấu hơn phải hiếm quý hơn, nhưng đây cũng không phải là điều kiện bắt buộc.

Phong bì FDC thực gởi dưới đây không có dấu nhật ấn và cũng không có dấu đến:






(hình của bác Gà)




Phong bì này thì không có dấu nhật ấn nhưng có dấu đến (hình của bác Gà)





Bài được MeTemViet sửa đổi lần cuối vào ngày 04-01-2012, lúc 23:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (06-01-2012), nam_hoa1 (05-01-2012), Nguoitimduong (04-01-2012), nino huynh (05-01-2012), Poetry (04-01-2012), tem-truyen-thong (08-01-2012), temhp88 (19-07-2013), thanglong2010 (09-01-2012), The smaller dragon (05-01-2012), ThinhVuongVu (13-02-2012), Tiểu Nhi (05-01-2012)