Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 03-10-2008, 03:22
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Các tham số quyết định giá trị 1 bì thư thực gửi

CÁC THAM SỐ QUYẾT ĐỊNH GIÁ TRỊ 1 BÌ THƯ THỰC GỬI
Nhân ngày giỗ cha,con viết bài này và thưa với cha rằng:Con đang tiếp tục đi trên con đường mà cha đã vạch ra,con sẽ làm hết sức mình để thực hiện những lời cha dặn.
02-10-2008/Đàm Hiếu Mạnh

Mở đầu bài này,dm muốn nói vài ý kiến sau:
1,vì sao dm lại sưu tầm bì thư VNDCCH trong giai đoạn 1954-1975
-giai đoạn này có khá nhiều sự kiện trọng đại như giải phóng thủ đô hà nôi T10/1954, thành lập trung đoàn 559 do đại tá ĐỔNG SỸ NGUYÊN là tư lệnh và khi thống nhất tổ quốc nó đã phình ra thành đoàn 559 vô cùng hùng mạnh và đại tá ĐỔNG SỸ NGUYÊN đã được phong vượt cấp lên trung tướng.-đó là con đường mòn HỒ CHÍ MINH. Sự kiện vịnh bắc bộ,mớ đầu cho chiến dịch bắn phá ác liệt của không quân mỹ ra miền bắc VN từ 5/8/1964 và kết thúc hoàn toàn 31/12/1972.Bác HỒ đọc lời kêu gọi TỔ QUỐC LÂM NGUY vào năm 1967 khi ở mn có khoảng 500000 lính mỹ và chư hầu,rồi tết MẬU THÂN 68,trận chiến ác liệt ở thành cổ QUẢNG TRỊ,chiến dịch DBP trên không,hiệp định PARI được ký kết,và cuối cùng là chiến dịch HỒ CHÍ MINH lịch sử-kết thúc chiến tranh trên lãnh thổ VN,Đất nước thống nhất.
-Nó gắn liền tuổi thơ và cả cuộc đời niên thiếu của DM
-Nó quý hiếm do hoàn cảnh như vậy,nhất là các bì thư gửi ra nước ngoài
-Nó có nét rất riêng từ phong bì,tem,các nhãn tem,mực viết và bút tích trên bì thư luôn gợi cho DM thấy như phảng phất sự ác liệt trên mảnh đất quê hương trong một giai đoạn lịch sử …
-Nó xuống cấp ít so với tem,trong điều kiện khí hậu VN.
2,Trong bài này dm chỉ dùng tư liệu của sưu tập riêng thôi,điều đó không có nghĩa đó là những bì thư hay nhất,mà đơn giản các tư liệu khác dm chưa được phép của chủ nhân và thực sự dm chưa được cầm tận tay nên chưa khẳng định 100%.
3,Các vấn đề viết ra chỉ là ý kiến chủ quan của dm,mặc dù có sự trao đổi qua các chuyên gia,các nhà sưu tầm ở châu âu và bạn bè xa gần,nên chắc chắn có nhiều thiếu sót,nhất là sự trích dẫn các tài liệu và tác giả.Vậy DM thành thật xin lỗi trước!
4,Cuối cùng dm muốn tưởng nhớ đến người cha đã khuất và muốn nói rằng:Thưa cha!con đã đi theo con đường mà cha đã đi và con đã,đang và sẽ làm theo lời cha dặn dò trong lần cuối con gặp cha ở PARIS vào năm 1999.

##########

Để cảm nhận vẻ đẹp của 1 cô gái,một ngôi nhà,một đóa hoa..còn dễ,nhưng để cảm nhận một bức họa trường phái ấn tượng,một bình sứ hay một bì thư..gọi là đẹp theo tôi cần có tri thức và kinh nghiêm nữa.Đành rằng nó quý hiếm là do quy luật cung cầu và phụ thuộc người đối diên(như bác nai nói),nhưng tôi thấy đánh giá nó cũng có những nguyên tắc nhất định.Như đánh giá 1 bình sứ đẹp,trong giới sưu tâm thường hay nói:NHẤT DÁNG,NHÌ MEN,TAM TOÀN,TỨ CỔ hay CỔ ĐI LIÊN QUÁI..(lưu ý các bạn đừng hiểu quái là hình thù quái dị).Theo tôi bì thư nên chia ra 2 loại chính:
-Bì thư cổ,đó là các bì thư nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
-Bì thư cũ bao gồm FDC,PC,CC, BƯU THIẾP,MC (gồm cả gửi và không gửi qua đường bưu chính)
Về nguyên tắc các tham số quyết định bì thư áp dụng cho cả 2 loại,nhưng thường chỉ có hiệu quả cho loại 2 thôi .
1.Tóm tắt như sau:
Về các loại bì thư tôi không giải thích thêm nữa và cũng không xắp sếp loại nào giá trị hơn loại nào,mà chủ yếu muốn trình bày các tham số nào ảnh hưởng đến bì thư nói chung và dẫn chứng chủ yêu là bì thư thực gửi VNDCCH.,hoặc bì thư khác nếu bì thư thực gửi VNDCCH mà tôi có không đủ để minh họa.
-Con tem dán trên bì thư (gồm có chất lượng con tem,mệnh giá con tem,chuyên đề con tem,tính đặc biệt của con tem và cuối cùng là vị trí dán tem cũng như quan hệ giữa thời gian phát hành con tem này với ngày gửi bì thư đi)
-Dấu nhật trình trên bì thư,gồm dấu đi,dấu đến,dấu transit và dấu kỷ niệm (chất lượng dấu,kiểu con dấu và ngày đóng dấu)
-Phong bì thiết kế có mỹ thuật không,do đâu xuất bản và chất lượng phong bì..
-Các nhãn tem khác như nhãn tem bảo đảm,nhãn tem máy bay(HK) nhãn tem của 1 tổ chức,công ty hay cá nhân nào đó(vignette) và những nhãn đặc biệt khác.
-Các dấu khác như dấu của tổ chức nào đó có tính toàn cầu hoăc phổ biến rộng rãi,dấu công ty,dấu cá nhân,dấu chuyển phát nhanh,dấu tối mật,dấu kiểm tra hải quan,dấu thiếu tem hay hồi thư do không có người nhận,và dấu tuyên truyền các chủ chương chính sách của nhà nước.
-Bút tich trên bì thư,đặc biệt bút tích các nhân vật nổi tiếng,
-Cuối cùng là sự cố đặc biệt đến bì thư.
Dưới đây là một trong những bì thư mà theo tôi là đẹp,quý trong dòng bì thư VNDCCH

Name:  IMG_5397.JPG
Views: 3761
Size:  42.0 KB

Đây là bì thư tôi mua năm 1997 từ chính chủ nhân,với giá thời điểm đó là 328 usd,đây là bì thư gửi có bảo hiểm,một dạng gần giống DHL hay EMS chỉ khác không chuyển phát nhanh.Đặc điểm là dấu HẢI PHÒNG ĐẶC BIỆT.Bì thư đẹp một cách hoàn mỹ:tem đẹp và quý,dấu đặc biệt và rất rõ,phong bì được bảo quản rất tốt,nhãn tem bảo đảm không in R mà in theo tiếng vn là BĐ,đặc biệt có dấu công ty đóng trên bì thư,một điều thường ít làm trong giai đoạn này vì tinh thần phòng gian bảo mật.Trong thời kỳ 1956 chưa có nhãn tem HK riêng của vn,dùng nhãn cắt từ 1 bì thư sản xuất thời pháp.Hiện nay một nhà sưu tâm tem và bán tem balan giao dịch rộng, sẵn sàng trả dm với giá cao hơn hẳn khi ĐM mua!
(còn tiếp)

.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
36 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (24-06-2011), Đêm Đông (04-10-2008), Đôrêmon (26-12-2008), chie (14-11-2008), chuot_tem (03-10-2008), Dat_stamp (08-05-2012), Dungrocker (21-01-2015), gachjp (12-11-2008), HaSapa (05-06-2013), hat_de (03-10-2008), Hoang Thy (12-01-2009), huuhuetran (12-11-2008), huybh (12-11-2008), HuyNguyen (14-05-2013), jojo11111 (27-06-2009), laklih (08-05-2012), Mai Hoàng Huy (22-05-2014), manh thuong (09-12-2008), moclan (23-05-2012), nguyenhuudinhue (13-06-2011), nguyenthao_1011 (27-04-2009), Poetry (03-10-2008), Saturn (07-06-2009), Sunny (20-03-2009), thang (30-06-2011), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), tiny (07-08-2012), tranhungdn (08-11-2011), vnmission (03-10-2008), volethuyvi (04-12-2012), xihuan (22-10-2008), yeah1.tv (19-11-2010)