Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 27-12-2010, 03:33
jojo11111's Avatar
jojo11111 jojo11111 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-05-2009
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 2,185
Đã được cảm ơn 1,161 lần trong 286 Bài
Cool

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ngotthuha231 Xem Bài
Hôm thứ ba vừa rồi, cô bạn người Úc của mình nộp luận văn sau 4 năm miệt mài kinh sử. Kết quả của 4 năm là: 3 projects, 2 bài báo xuất bản với sup, và một ông chồng tạm biệt ra đi. Cô ấy bảo “Ngô, mày biết không thầy tao nhận xét tao là cực kỳ siêng năng nên tao tức lắm. Ở nước tao, cái từ đó chỉ dành cho những đứa hơi bị stupid để động viên chúng nó học tiếp thôi. Tại sao thầy tao không khen tao là smart nhỉ?”. Câu chuyện này làm mình nhớ lại bài báo viết về quan điểm giáo dục của các nước phương Đông và phương Tây.

Các bác phương Tây rất sính cái gọi là “innate ability”, các bác ấy invent ra đủ các thứ test, đại loại như IQ, để kiểm tra học sinh và phân loại học sinh xem nên học cái gì và học ở đâu, có khả năng thành công trong lĩnh vực gì, có tài năng trong lĩnh vực gì. Bác nào mà bi score thấp thì được khuyên là nên chọn trường khác, ngành khác chứ đừng có chuyên với chọn làm gì. Giáo viên trên lớp sẽ dựa vào score để phân loại nhóm và bạn nào score thấp thì làm bài tầm tầm thôi chứ không cá mè một lứa với các bạn có score cao. Và do đó, mỗi khi có test, giáo viên trả bài thì phải đưa tận tay từng bác học sinh. Học sinh không được thảo luận điểm và cười nói thoải mái nếu chẳng may điểm thấp về điểm hoặc lỗi trong bài.

Ở hệ thống giáo dục phương Đông thì lại khác hẳn. Không phải ai sinh ra cũng thông minh nhưng ai cũng có cơ hội cố gắng giống nhau. “Cần cù bù thông minh” là phương châm các bậc cha mẹ dùng để dạy con, để ép con học thêm cho bằng bạn bằng bè. Thế nên các cháu học sinh mà được bố mẹ đầu tư thì lúc nào cũng bận, cũng học hết môn này đến môn kia, chả còn thời gian đi chơi nữa.

Tuy nhiên, mình cũng chả biết cái quan điểm nào tốt hơn. Nếu chỉ dựa vào innate ability thì cũng bất công cho học sinh vì nhiều khi điểm không cao là do không được luyện nhiều. Thêm nữa, chắc gì mấy cái test đó đã đo chính xác. Bây giờ người ta hay nói đến multi-intelligence. Intelligence được chia tới tận 8 mục cơ mà. Nếu chỉ dựa vào effort không thì cũng dở chẳng kém. Trẻ con chẳng được chơi mà hoặc phải nỗ lực quá nhiều cho một mục tiêu không phù hợp và không khả thi.

Nói túm lại mình vẫn thấy ông cụ nhà mình nói đúng “Thông minh một ít, cần cù một ít, và phải may mắn một ít nữa thì mới có cơ hội thành công”. Chả biết là mình có cái nào trong 3 cái ấy không hay lại chẳng có cái nào.
Quan niệm giáo dục phương Tây xem mỗi cá nhân có tài năng riêng và không ai là hoàn mỹ nên nền giáo dục này không dạy toàn diện và chú trọng vào một bộ môn nào mà học sinh biểu hiện tốt nhất và có khả năng thành công nhất! Đương nhiên quyết định là do học sinh lựa chọn, có khi cái mình yêu thích không nhất thiết là thứ mình giỏi nhất!
Trẻ em bên này không có học thêm, chỉ thấy học bớt, dành thời gian đi chơi nhiều hơn vì chơi tiếp thu kiến thức nhanh hơn và tốt hơn học! (có multiple studies về cái này)
Còn điểm số, theo jo hiểu, không công bố cho cả lớp nghe là thứ nhất vì cái quan niệm mỗi người có thiên phú khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, thứ hai là vì không muốn những đứa trẻ có điểm kém tự ti và các bé có điểm tốt cao ngạo, thứ ba (và quan trọng nhất) là vì điểm số của học sinh là chuyện riêng tư của học sinh và nhà trường phải tôn trọng sự riêng tư (personal life) của học sinh! Thậm chí trên đại học ba mẹ học sinh không có quyền xem điểm số của con mình (trừ khi học sinh muốn)...
Theo mình thấy, cần cù là cực kỳ quan trọng nhưng bố mẹ và thầy cô cần khuyến khích trẻ học hỏi và tìm tòi theo ý thích của trẻ, đặc biệt là từ nhỏ (tiểu học là quan trọng nhất) không nên làm bé thấy mình không thông minh hay là mình học dở vì những thứ mà tiểu học dạy sẽ theo đứa trẻ suốt cuộc đời

@Hà: bạn Hà học làm luận văn gì vậy?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn jojo11111 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (06-01-2011), dammanh (27-12-2010), hat_de (27-12-2010), huuhuetran (27-12-2010), manh thuong (27-12-2010), Poetry (27-12-2010), Tien (30-12-2010), tugiaban (27-12-2010)