Ðề Tài: Thông tin về LKV
Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 31-03-2010, 15:39
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,619
Cảm ơn: 53,892
Đã được cảm ơn 35,446 lần trong 9,468 Bài
Mặc định bản dịch của rẻ :D !!!!

Hôm nay sau vài ngày nghỉ ngơi khỏi các vấn đề bưu chính phức tạp, và sau khi viết 1 bài trong topic chuyên đề 12 cung Hoàng Đạo <=== cho thư giãn, gk lại dịch nốt tài liệu bác Rồng đã chia sẻ

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Nhân lời yêu cầu của vnmission, hôm nay, tôi chia sẻ một số thông tin về tem LKV theo tài liệu của một số lãnh đạo LKV mà tôi đã đọc và nhất là qua kinh nghiệm của chính gia đình cùng bản thân.
và như nhận xét của anh vnmission

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Chỉ là phần “giới thiệu,” nhưng vài nét chấm phá của bác Rồng đã dựng lại toàn bộ khung cảnh Liên khu V thời đó.
gk thấy rằng dù dịch ko giỏi nhưng cũng nên cố, bởi có thể nhiều bạn trẻ quan tâm tới sưu tầm truyền thống nhưng trình độ tiếng chưa đủ để tiếp cận nội dung tài liệu bằng tiếng Anh của bác Rồng.

Vì tài liệu của bác Rồng ban đầu được viết để các nhà sưu tầm quốc tế đọc, còn với bạn tem VN thì ít nhiều họ cũng nắm được lịch sử VN, vậy nên gk mạn phép được dịch thoáng và bố cục lại

Lời giới thiệu


Sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh - chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam và các lãnh đạo rời HN lên một khu rừng rậm gọi là Việt Bắc gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc để bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương. Chiến tranh nổ ra và kéo dài mãi tới năm 1954 khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

Trong suốt giai đoạn đó một hệ thống 2 chính quyền cùng song song tồn tại. Một của người Pháp có tại các thành phố và thị trấn, một do Bác và các đồng chí ở những vùng nông thôn. Liên Khu 5, còn được (gọi tắt là LKV), là 1 khu vực rất rộng bao gồm 4 tỉnh miền Trung Việt Nam (Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi & Quảng Nam - Đà Nẵng) được tổ chức như 1 khu vực tự trị trong suốt cuộc chiến tranh.

Đứng đầu Liên Khu 5 là đồng chí Phạm Văn Đồng, một trong những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người sau này trở thành thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trong 1 thời kì rất dài, từ 1954 - 1986. Ở giai đoạn đó đ/c Phạm Văn Đồng lãnh đạo LK5 cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng một người con ưu tú của quê hương Quảng Nam, khi ấy cụ là phó chủ tịnh chính phủ lâm thời. Đó là 1 hành động rất khôn khéo, bởi khi ấy người dân 4 tỉnh đó không biết nhiều về Phạm Văn Đồng và chưa sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ rất kính trọng Huỳnh Thúc Kháng - một nhà trí thức nổi tiếng đã từng đỗ Tiến sỹ tại Huế năm 1904.

Sau khi rời HN, chính phủ trung ương, lãnh đạo bởi chủ tịch Hồ Chí Minh, đơn thuần chỉ là 1 nhóm các chiến sỹ kháng chiến sống tại khu vực ẩn náu an toàn gọi là An Toàn Khu (viết tắt là ATK) tại 1 khu vực miền núi gọi là Việt Bắc (Miền Bắc của VN). Trên thực tế Bác và các đồng chí của mình thường xuyên phải di chuyển từ khu rừng này sang khu rừng khác để tránh sự tấn công của quân Pháp. Nguồn cung cấp nhu yếu phẩm duy nhất đối với họ chính là những người dân sống quanh đó. Họ đã trở thành tự trị và các chính quyền địa phương cũng vậy.

Đó chính xác là những gì diễn ra tại Liên Khu 5. Bị quân Pháp vây quanh nên nó đã trở thành khu hành chính tự trị đặt cơ quan đầu não tại Cho Chu, một khu vực cách Quảng Ngãi chừng 10 km. Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn, "chính phủ" Liên Khu 5 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng đã chứng tỏ được cơ cấu tổ chức đó rất tinh nhuệ và hiệu quả. Liên khu 5 có khả năng tự cung tự cấp trên mọi lãnh vực: lương thực thực phẩm, vải vóc, giấy in, vũ khí và thậm chí cả tiền giấy. Họ đã thiết lập nhiều cơ quan chuyên trách để điều hành liên khu. Phòng thông tin và tuyên truyền, phòng cung ứng vũ khí và thiết bị quân sự, phòng giáo dục và hơn thế nữa...Nhiều trường học được mở ra cho trẻ em và binh lính (nhiều người trong số này ko biết chữ). Họ sản xuất ra vải bằng việc trồng bông tại Phú Yên. 2 nhà máy giấy đã được xây dựng, một là Việt Thắng & 2 là Ngo May (tên 1 chiến sĩ anh dũng hy sinh trong chiến đấu) ở tỉnh Quảng Ngãi để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống & hoạt động của chính phủ LKV. Một số nhà máy in được xây dựng trong cả 4 tỉnh để in sách, tạp chí và các công cụ tuyên truyền. Chất lượng của những ấn phẩm này ko tồi chút nào, sách có hình minh hoạ và bìa màu nhờ kỹ thuật khắc trên gỗ. Nhờ đó các cụ còn in được cả tín phiếu (như hình minh hoạ trên kia). Ngày ấy đ/c Phạm Văn Đồng ký các tín phiếu đó với tư cách là đại diện của chính phủ trung ương Liên Khu 5.

- 4000 đ tương đương với 1 con trâu
- 300 đ đổi được 1 mét vải
- 200 đ là có 1 bữa tối ngon lành.

Nhưng binh lính và công nhân ko được nhận tiền công hàng tháng bằng tín phiếu. Thay vào đó họ được nhận gạo, từ 20-25 kg mỗi người.

Trong hoàn cảnh ấy nhiều phòng bưu chính và viễn thông được thiết lập tại những địa phương khác nhau.

- Ở cấp độ liên khu đó là Sở bưu điện Liên Khu 5.
- Ở cấp tỉnh có rất nhiều Bưu điện cục

Tem Liên Khu 5 đã được in và phát hành để trả tiền gửi thư, ấn phẩm và những hàng hoá khác tại các "Bưu điện cục" hoặc tại "Sở bưu điện LK5". Giá mặt của tem LK5 bằng thóc cũng là điều dễ hiểu vì lương ngày ấy được trả bằng thóc

(dân ta hay có cụm từ "quy ra thóc" xem ra là 1 thành ngữ hay )

Nào, bi giờ chúng ta trở lại với những cái mà của giới ngâm cứu bưu chính gọi là bì thư LK5 xuất hiện trên thị trường thị trường Việt Nam, Mỹ, Pháp, Đức và Thái Lan.

- Liệu chúng là hàng xịn
- Hay chúng là đồ rởm
- Hoặc là Cinderella

Với những gì tôi được biết thì không ai dám khẳng định chắn chắn nó là thế nào. Có nhiều lý do cho kết luận mập mờ đó là thời chiến, LK5 là khu vực tự trị, chẳng có bì thư giao dịch thông thường nào có thể con tới giờ để chứng tỏ sự tồn tại của hệ thống bưu chính đã từng hoạt động. Bởi những gì diễn ra trong cuộc kháng chiến được coi là bí mật, thậm chí là vấn đề "an ninh quốc gia". Không ai trong số chúng ta có thể kết luận theo cách này hay cách khác.

Tôi rất nghi ngờ về việc cho rằng các bì thư LK5 xuất hiện trên thị trường thế giới trong vòng 10-15 năm trở lại đây là bì thư (commercialized mail) - loại bì thư thực tế được chuyển từ người gửi tới người nhận qua các bưu cục liên khu 5. Tôi cho rằng đó hoàn toàn là những bì sưu tập, loại bì được tạo bởi người chơi hoặc 1 nhà đầu cơ nào đó làm việc trong bưu điện liên khu 5 thời chiến tranh. Giả thiết của tôi là những người đó đã sử dụng tem và con dấu LK5 để làm lên những phong bì rất thú vị phản ánh các sự kiện diễn ra trong giai đoạn 1947 - 1954 tại Liên Khu 5. Vì thế những nhà nghiên cứu bưu chính có trình độ tại Mỹ đã rất hào hứng tìm kiếm sau khi những bì thư philatelic đó. 1 số lượng lớn bì thư giả đã được sản xuất tại HN những năm gần đây.

(1 số bạn trẻ VN ta chưa quen với khái niệm commercialized cover & philatelic cover, gk xin được giải thích thêm:
- commercialized cover: là bì thực tế được gửi, gọi là bì thực gửi đó
- philatelic cover: là bì sưu tầm, tem thật, bì thật, dấu thật làm để chơi, thậm chí hàng chục năm sau mới làm)


Nhưng cho dù thế nào, với con mắt tinh tường của những nhà nghiên cứu bưu chính họ sẽ nhận ra đâu là bì Liên khu giả và đâu là những bì liên khu dạng philatelic.

5 năm trước 1 nhà buôn tại Cali chào tôi 1 bì LK5 với dấu bưu địên vẽ bằng tay 1 cách vụng về. Thật ko thể tin nổi

Dẫu cho những bì thư LK5 chưa từng được gửi bằng con đường bưu chính, thì chúng dường như là chương kết tiếp của món tem Sê-đăng để phản ánh một lịch sử bưu chính vô cùng phức tạp và phong phú của Việt Nam.

Trần Anh Tuấn
Hộp thư số 1413
Alameda, Califonia 94051
E-mail: att411@attbi.com


do trình độ còn non yếu nên bản dịnh còn chỗ nào chưa chỉnh mong bác bác thông báo để các bạn tem trẻ nếu có nghiên cứu món này nắn lại kiến thức của mình

Các vấn đề khác anh vms đã nêu cụ thể 1-4 tạm thời gk chưa dám bàn.

Cảm ơn các bác đã chia sẻ các nghiên cứu của mình.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (31-03-2010), Angkor (04-04-2010), dammanh (12-04-2010), huuhuetran (31-03-2010), kimma (31-03-2010), Lu Tich Nguyen (13-04-2010), Poetry (31-03-2010), vnmission (31-03-2010), xihuan (18-04-2010)