Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 30-07-2013, 19:07
MPL's Avatar
MPL MPL vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 07-06-2013
Bài Viết : 112
Cảm ơn: 141
Đã được cảm ơn 311 lần trong 96 Bài
Thumbs up Tem Đông Dương 1908

Ngày 30/5/1863, sở bưu chính Sài Gòn chính thức thông báo về việc bán tem thư. Nội dung tạm dịch từ tiếng Pháp như sau:

"1/ Kể từ ngày 1 tháng 6 tới đây, các thư từ, báo chí, ấn bản mọi loại gửi tới trong và ngoài thuộc địa sẽ được dán bằng tem bưu chính thuộc địa.
2/ Tem bưu chính thuộc địa có 4 loại và 4 giá tương ứng như sau:
  • 1. Tem màu cam 0.04 (quan)
  • 2. Tem màu nâu xám 0,1
  • 3. Tem màu lục 0,05
  • 4. Tem màu xám 0,01
3/ Việc bán tem diễn ra mỗi ngày trừ chủ nhật và ngày lễ tại cơ sở ở Sài Gòn và trong tất cả những cơ sở bưu chính thiết lập do quyết định ngày 30/5 hiện hành..."
(Bulletin officiel de la Cochinchine française 1863, tr.352)

Những con tem đầu tiên dạng vuông vức có in hình chim đại bàng. Chính quyền Pháp thống nhất một giá biểu cho thư gửi trong nội thành, thư gửi từ Sài Gòn đi các tỉnh và ngược lại, hoặc thư gửi từ tỉnh này sang tỉnh khác, chỉ khác nhau theo trọng lượng.

Đến năm 1892, một bộ tem mới được phát hành và sử dụng chung cho các thuộc địa của Pháp, trong đó có Đông Dương. Loại tem nầy có đến 14 giá khác nhau, từ 0,01 đến 5 quan Pháp, chủ đề "Hàng hải & Thương mại" với hình vẽ 2 người ngồi trên mũi thuyền cùng nắm lá cờ tam sắc của Pháp. Trên cùng tem in 2 dòng chữ: République française (Cộng hoà Pháp) và Colonies-Postes (Bưu chính thuộc địa), phần dưới chừa trống 1 khoảng để mỗi thuộc địa in giá biểu và tên xứ mình vào.

Mãi đến năm 1908 tem mới thể hiện những hình ảnh đặc trưng của từng thuộc địa. Ở Đông Dương:
Từ 0,01 - 0,15 quan: hình đầu người phụ nữ Nam Bộ
Từ 0,2 - 0,5 quan: hình đầu người phụ nữ Campuchia
0,75 quan: hình toàn thân người phụ nữ Campuchia
1 quan: hình phụ nữ Campuchia và em bé
2 quan: hình toàn thân phụ nữ Mường
5 quan:hình toàn thân phụ nữ Lào
10 quan: hình toàn thân phụ nữ Bắc Kỳ


Về phương diện kỹ thuật, 2 yếu tố tem mà Pháp quan tâm nhất là chống giả mạo và có giá trị mỹ thuật. Trong 50 năm đầu họ cho in ở nhà in Vaugirard ở Paris, về sau thì giao cho nhà in Viễn Đông ở Hà Nội.

Năm 1927, lại một đợt tem mới phát hành với sự tham gia của các họa sĩ Việt Nam. Họa sĩ Tôn Thất Sa vẽ tem "Người nông phu", họa sĩ Nguyễn Đình Chi vẽ tem "Chùa Một Cột" & "Nhà điêu khắc" và họa sĩ Phạm Thông vẽ tem "Đền Angkor".

Tài liệu tham khảo:
*Jean Bouchot - La naissance et les premières années de Saigon, ville française - Saigon 1927
*Tạp chí L'historie số 136 - 9/1990
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MPL vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (31-07-2013), HanParis (30-07-2013), HuyNguyen (30-07-2013), nam_hoa1 (30-07-2013), Poetry (31-07-2013), ThinhVuongVu (31-07-2013), Tien (30-07-2013)