Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 06-11-2020, 14:02
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,566
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định Bói cá-Ngày t7-14-11-2020: Phát hành Bộ tem bưu chính “Chim bói cá”

Theo thông tin từ VNPost hôm nay: http://www.vnpost.vn/vi-vn/bai-viet/...em-chim-boi-ca

Chỉ 8 ngày nữa bộ tem “Chim bói cá” với số phận 3 chìm 7 nổi vì bị hoãn tới 2-3, cuối cùng sẽ đc phát hành.

Chính thức vào thứ Bảy ngày 14-11-2020, gồm 3 mẫu (khuôn khổ 37x37mm) và 1 blốc (khuôn khổ 150x100mm) giới thiệu các loài: Bồng chanh đỏ, Bồng chanh rừng, Sả mỏ rộng và Sả đầu đen với giá mặt lần lượt là 4000đ, 4000đ, 4500đ và 15000đ.

Block tem, mà với ng chơi tem chim bay như cá nhân tôi thì rất hay, mô tả cú lao mình “thần thánh” (nói theo kiểu dân fb nay) của loài chim này

Name:  Block-Chim boi ca - Clear-44.jpg
Views: 517
Size:  80.0 KB

Hình ảnh đặc trưng khi bắt mồi là tem, còn nền của block cũng là 1 cảnh đặc trưng khác, khi chú chim bói cá đang thưởng thức thành quả “bói cá” của mình.

Ngoài ra bộ tem còn 3 mẫu rất đẹp khác (chi tiết từng mẫu ở dưới), còn mình thấy:

- con đầu bói ra cá
- con 2 bói ra ếch
- con 3 thì hoa bưởi thì phải <= nếu đúng là hoa sĩ Nguyễn Du dùng hình nhành hoa bưởi làm nền thì tuyệt quá, mùi hoa bưởi thì tuyệt vời

Cả 3 mẫu này có giá rất “phổ thông”: 4k, 4k và 4,5k

Name:  tem Chim boi ca.jpg
Views: 625
Size:  47.1 KB


Có nghĩa rằng ai đó chơi tem thực gửi đủ bộ có thể kiếm đủ 1 cách dễ dàng, ko như kiểu giá 4k, 8k, 15k ….
Bởi tính đồng đều của nó.

Đó là nếu bạn chơi tem dấu mắt bò hoặc thực gửi thì để ý thôi, chứ ko cứ tem CTO, sống, ko răng hay spe mà mua, tùy khả năng của mỗi người.

Các chú cụ thể ấy đây:

Mẫu 3-1: Bồng chanh đỏ Ceyx erithaca (Linnaeus, 1758)

Name:  tem Chim boi ca (3).jpg
Views: 496
Size:  48.6 KB

- Nơi sinh sống: Khu vực gần suối, ao nhỏ bên trong rừng lá rộng thường xanh, ghi nhận lên đến độ cao 950m.
- Phân bổ: Loài định cư, không phổ biến tại Đông Bắc, Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
- Mô tả: dài 12,5 đến 14 (cm); Con trưởng thành: Thân hung đỏ và vàng nhạt với phần thân và vai xanh đen, hai bên cánh sẫm màu hơn, mỏ đỏ tươi, trán và hai bên rìa tai có viền xanh nhỏ. Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8, thường đẻ 2 đến 7 trứng; Con non: phần dưới cơ thể nhạt hơn, thân sáng màu hơn, mỏ đỏ nhạt hơn.

Mẫu 3-2: Bồng chanh rừng Alcedo hercules (Laubmann, 1917)

Name:  tem Chim boi ca (4).jpg
Views: 499
Size:  60.0 KB

- Tình trạng bảo tồn: Là loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nơi sinh sống: Khu vực suối lớn, sông nhỏ bên trong rừng lá thường xanh và rừng thứ sinh, phân bố từ độ cao 50m-1.250m.
- Phân bố: Là loài định cư, hiếm, không phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ.
- Mô tả: dài 22 đến 23 (cm); Con đực: Gần giống với loài Bồng chanh, nhưng cơ thể lớn hơn, mỏ đen dài và nặng hơn, đỉnh đầu, mũi và cánh tối màu hơn, tai xanh đậm; Con cái: Phần mép mỏ dưới đỏ hồng nhạt. Sinh sản từ tháng 2 đến tháng 5, thường đẻ 4 đến 6 trứng.

Mẫu 3-3: Sả mỏ rộng Pelargopsis capensis (Linnaeus, 1766)

Name:  tem Chim boi ca (6).jpg
Views: 432
Size:  77.1 KB

- Nơi sinh sống: Gần sông, hồ lớn bên trong hoặc gần rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao rụng lá, rừng cây gỗ nơi trống trải, thỉnh thoảng rừng ngập mặn, ghi nhận lên đến độ cao 800m.
- Phân bố: Loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (có thể ghi nhận tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tốn thiên nhiên Vĩnh Cửu).
- Mô tả: dài 37,5 đến 41 (cm); Con đực: Kích thước cơ thể lớn với phần thân, cánh và đuôi xanh dương, mỏ to màu đỏ, đỉnh và hai bên đầu nâu xám nhạt, viền cổ và phần dưới cơ thể vàng cam nhạt; Con cái: Phần trên cơ thể nhạt hơn; Con non: Gáy, cổ, ngực và hai bên sườn điểm các sọc nâu tối. Sinh sản từ tháng 3 đến tháng 5, thường đẻ 2 đến 5 trứng.
Mẫu Blốc: Sả đầu đen Halcyon pileata (Boddaert, 1783)
- Nơi sinh sống: Các khu vực đất ngập nước trong đất liền và ven biển, rừng ngập mặn, bãi biển, vườn trồng, ghi nhận lên đến độ cao 1.550m (chủ yếu ghi nhận tại vùng đất thấp).
- Phân bố: Là loài di cư trú đông, tương đối phổ biến trong cả nước.
- Mô tả: dài 29 đến 31,5 (cm); Con trưởng thành: Mỏ to, đỏ tươi, đỉnh và hai bên đầu đen, gáy, cổ họng, ngực và phần bụng trên trắng, bụng dưới và dưới đuôi hung nhạt, từ lưng đến đuôi và một phần cánh xanh đậm, phần cánh ngoài đen; Con non: Phần xanh đậm phía trên lưng nhạt hơn, có một chấm hung vàng nhỏ gần mũi, mỏ nâu vàng.

Như vậy bộ tem chim "bói cá" ko có 2 con bồng chanh và 2 con sả, đây là 2 nhóm trong họ hàng nhà bói cá, như thế là ko có nhóm "bói cá" nào trong bộ tem cả sao...., thật ra ko phải vậy vì chúng vẫn là bói cá bởi:

Bói cá là một nhóm các loài chim có kích thước nhỏ và màu sắc rực rỡ thuộc Bộ Sả, gồm ba họ là Alcedinidae (Họ Bồng chanh), Halcyonidae (Họ Sả) và Cerylidae (Họ Bói cá). Chúng phân bố rộng khắp các lục địa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhóm này có khoảng 90 loài chim mang đặc điểm chung như đầu to, màu sắc đa dạng, mỏ nhọn và dài, chân ngắn, lùn. Phần lớn các loài có bộ lông sáng trong môi trường nhiệt đới, và số ít được tìm thấy trong các khu rừng. Thức ăn của chúng gồm cá và các loài động vật không xương sống nhỏ, chúng săn mồi chuẩn xác bằng cách lao đầu xuống mặt nước với tốc độ, thị giác nhạy bén cùng chiếc mỏ nhọn. Chim bói cá là loài làm tổ trong hốc, thường là trong lòng đất. Hiện một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Để góp phần bảo tồn loài Chim bói cá và giới thiệu sự đa dạng sinh học ở Việt Nam, thì bộ tem trên là 1 thông điệp thú vị. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 14/11/2020 đến ngày 30/6/2022.

Nếu yêu thích chim và quan tâm tới bảo vệ sự đang dạng sinh học………còn chần chừ gì mà bạn ko chuẩn bị các ý tưởng từ bây giờ để chuẩn bị đón nhận 4 chú bói cá này nhỉ ……
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (06-11-2020)