Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 19-05-2013, 00:24
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

BoZoo công nhận điều bác Vaputin nói, cho nên phần trên BoZoo chỉ giới hạn lại TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2/9/1945 tới trước khi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Quân Pháp bắt đầu đánh chiếm trở lại TP Đà Nẵng vào ngày 5/12/1946 và từ đó trở đi Đà Nẵng dưới quyền kiểm soát của Pháp. Người Pháp trao lại Đà Nẵng cho Bảo Đại và Quốc gia VN năm 1950.

Với những mốc lịch sử như trên, thì việc sử dụng tem Đông Dương in đè ở Đà Nẵng giai đoạn từ 2/9/1945 đến tháng 11/1946 hoặc tem Đông Dương cũ như thế nào? Đây cũng là câu hỏi. Vì thú thực BoZoo cũng chưa tự giải thích nổi là bì thư ông Ba Chấn mà bác Vaputin đăng trong giai đoạn đó nghĩa thế nào? vì gửi từ Đà Nẵng (Tourane) đi Trà Vinh, ngày 20/12/1945, dùng tem Đông Dương chứ không phải tem Đông Dương in đè của VNDCCH. Chính vì vậy nghiên cứu tem trong những giai đoạn lịch sử này rất thú vị và còn nhiều điều mới mẻ đối với chúng ta. Bác nào hiểu rõ về vấn đề này xin chia sẻ!

Một vấn đề khác, bì thư của bác Congacon đề năm 1948 chứ không phải 1946. Nên mọi điều là hợp lý rồi. Lúc này người Pháp đã nắm lại những địa bàn chính của Nam Bộ, nên tem trên bì đó cũng là tem Đông Dương. Tuy nhiên BoZoo thắc mắc chưa tự giải thích được cái khẩu hiệu tiếng Pháp và tiếng Hoa đó? Lý do là đã là chính quyền trong tay người Pháp (dùng tem Đông Dương) thì họ không để khẩu hiệu đả đảo họ? BoZoo có nghĩ hay là đả đảo phái Cao Đài, Hòa Hảo chăng? Còn nếu thư gửi trong địa phận Việt Minh nắm mà lại dùng tem Đông Dương thì có hợp lý hay không?
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 19-05-2013, lúc 05:59
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (19-05-2013), HanParis (19-05-2013), nam_hoa1 (19-05-2013), thanhtruc (20-05-2013), Tien (19-05-2013), VAPUTIN (19-05-2013)