Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 28-06-2015, 19:23
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 2

Vào năm 1679 tức năm Khang Hy thứ 18 nhà Ðại Thanh có di thần của nhà cựu Minh bên Tàu vì không cự lại quân Thanh triều đến xin hàng phục nhà Nguyễn. Bọn di thần nhà Minh gồm có Tổng binh Long MônDương Ngạn Ðịch, Phó tướng Hoàng Tiến, và Tổng Binh các phủ Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình mang 3000 binh lính thủ hạ và gia quyến trên 50 chiến thuyền đến cửa Tư Dung và Ðà Nẵng xin được làm thần dân của chúa Nguyễn. Chúa Hiền chấp thuận cho giữ nguyên binh hàm chức tước rồi truyền cho vuaCao Miêncho phép người Minh vào định cư xứ Ðồng Nai và sau đó thay mặt cho nhà Nguyễn lấn dần đến Cần Thơ. Nhờ đợt di cư này mà ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại đất Thủy Chân Lạp ngày càng to tát. Các tướng nhà Minh giờ làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Họ cũng góp phần xông pha trận mạc mở rộng lãnh thổ cho nhà Nguyễn, nổi bật là Thống Binh Trần Ðại Ðịnh con của Trần Thượng Xuyên triều chúa Ninh Vương. Người Minh vốn cùng văn hóa với người Việt nên hợp nhau khai hoang khẩn đất, lập chợ, xây dựng phố phường, buôn bán tấp nập. Những nơi như Gia Ðịnh, Biên Hòa, Thủ Ðức, Cần Thơ không mấy chốc trở nên sầm uất vô cùng. Triều đình nhà Nguyễn lại được dịp có thêm dân thêm đất và thêm thuế thu nhập.

Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần băng hà năm 1687 ở ngôi 39 năm,NghĩaVương Nguyễn Phúc Thái(còn gọi là Trăn) lên thay (1687-1691). Nghĩa Vương dời đô về Phú Xuân (Huế). Trong thời gian chúa mới lên ngôi có một di thần nhà Minh là Hoàng Tiến giết chủ tướng làDương Ngạn Ðịch ở Mỹ Tho rồi tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Tướng Quân thống lĩnh quân sĩ Long Môn người Minh đóng đồn ở Ðịnh Tường. Hoàng Tiến thả quân quaCao Miêncướp của giết người. VuaCao Miênlà Nặc Ông Thu bất bình vì việc làm sai quấy này và ngờ là chủ ý của Thiên Vương nhà Nguyễn. Vua Nặc Ông Thu quyết định bỏ triều cống và chuẩn bị binh lính chống lại triều đình nhà Nguyễn.

Tháng Giêng năm 1690 Chúa Nghĩa sai lão tướng là Vạn Long mang quân đến Rạch Gầm dàn trận. Vạn Long dùng kế bắt được Hoàng Tiến rồi xua quân quaCao Miênđánh thốc tới Nam Vang và Long Úc (thành Oudong). VuaCao Miêncả sợ dâng 30 thớt voi, 150 lạng vàng, 600 lạng bạc, 6 con tê giác để xin hòa và giữ lệ triều cống như xưa. Quan quân nhà Nguyễn rút về Phú Xuân tháng 8 năm đó. Chúa Nghĩa không thọ lâu, ngài băng hà năm 1691 thọ 43 tuổi.

Năm 1698 chúa MinhVương Nguyễn Phúc Chu(1691-1725) sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi đánhCao Miênvà kinh lược mấy tỉnh miền nam. Lễ Thành Hầu chia cắt giới phận, canh cải địa điền, kiểm kê nhân khẩu, lập sổ đinh điền cho có nề nếp. Lúc đó toàn miền nam có dân số 40,000 gia đình (hộ) đất đai mở ra 1000 dặm. Thành quả này đạt được trong vòng 70 năm. Sự trù phú của miền nam nhờ một phần vào sự tiếp sức của di thần nhà Minh và chế độ bắt người thổ dân, các dân tộc miền núi về làm nô lệ. Theo lời kể của người phương Tây thì việc buôn bán nô lệ để giúp người Việt canh tác có cả thuế nông nô của triều đình.


Năm 1671 có người Minh tên làMạc Cửuquê ở Lôi Châu, Quảng Ðông mang gia quyến binh lính 400 người và 10 chiếc thuyền di cư sang Thủy Chân Lạp đổ bộ lên bờ biển Panthaimas vịnh Thái Lan. Mạc Cửu đến Oudong xin yết kiến vua Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác giữ chức Óc Nha cho đến năm 1681. Lúc ấy thấy chính sự Chân Lạp rối ren, ông xin vua Chân Lạp cho đi khai khẩn vùng đất hoang Panthaimas. Vua thuận cho. Mặc Cửu chiêu tập đám cướp biển lại mở sòng bạc, chiêu mộ dân phiêu bạt chạy trốn nhà Thanh về lập nên 7 xã là: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Konpong Som), Sài mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Ngoài ra còn có người Ấn Ðộ, người Nam Ðảo, người Kinh, người Thái, ngườiCao Miênđến sinh sống. Thủ phủ đặt tại Hà Tiên tức Căn Khẩu. Mạc Cử đặt tên vùng đất của mình là ‘Căn Khẩu Quốc’. Lãnh địa này thuộc Chân Lạp nhưng vua Chân Lạp không đủ sức cai quản nên được qui chế tự trị. Không bao lâu Căn Khẩu Quốc của Mạc Cửu trở nên giàu có, người đi vào buôn bán, cờ bạc, đổi chác tấp nập.

Thấy kinh tế vùng Căn Khẩu nổi lên như sóng vua Xiêm chuẩn bị thôn tính vùng đất này. Năm 1678 quân Xiêm tràn sang cướp phá bắt Mặc Cửu và gia quyến về Muang Galapuri (Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau nhân lúc nước Xiêm có loạn ông mang quyến thuộc trốn về lại Căn Khẩu. Ông lại bắt tay khôi phục lại Căn Khẩu. Mạc Cửu nhiều lần xin triều đình Chân Lạp cứu nhưng Vương triều Chân Lạp lúc đó quá yếu, tự giữ mình còn không xong nên từ chối không thể giúp gì cho họ Mạc. Năm 1711 Mạc Cửu cùng tùy tùng làTrương Cầu, Lý Xá mang vàng lụa đến gỏ cửa Khuyết ở Huế xin thần phục
chúa MinhVương Nguyễn Phúc Chu(1691-1725). Mạc Cửu được giữ chức Tổng Binh toàn quyền cai trị xứ Căn Khẩu mà không phải nộp thuế cho triều đình. Nghe được tin này vua Xiêm cho 20,000 quân tấn công Căn Khẩu quốc, một thuộc địa mới của nhà Nguyễn. Mạc Cửu thua chạy về Gia Ðịnh xin triều đình Huế cứu giúp. Quân Triều Nguyễn đánh đuổi người Xiêm đi và trả lại toàn vẹn đất đai cho Mạc Cửu cai trị nhưng đổi tên Căn Khẩu thànhHà TiênTrấnvới mục đích lưu lại dấu ấn của triều đình họ Nguyễn. Mùa hạ năm 1735 Mạc Cửu mất, hưởng thọ 81 tuổi.NinhVương Nguyễn Phúc Thụ (có sử ghi là Trú:1725-1739) phongông làmKhai Trấn Thượng Trụ Quốc Ðại Tướng Quân, tước Cửu Lộc Hầu.Ðến đời Minh mạng được phong làm Thần hiệu là Thọ Công Thuận Mỹ Trung Ðẳng Thần. Năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Thụ ban cho dòng họ Mạc ‘Thất Diệp Phiên Hàn’ (bảy chữ quí tộc) nối đời vinh hiển là: Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Con trai Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ lên nối quyền cai trị Hà Tiên. Con của Tứ là Mạc Công Du, Con của Du là Mạc Hầu Lâm, con của Lâm là Mạc Bá Bình, con của Bình là Mạc Tử Khâm, con của Khâm là Mạc Nam Lan. Bà Nam Lan tuyệt tự hết người thừa kế nhưng cũng vừa tròn bảy chữ vua ban.

Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng. Tứ mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. Về võ công Tứ cũng lẫy lừng không kém. Năm 1739 Tứ dẹp tan một trận tấn công của vuaCao Miên.

Năm1747 Tứ dẹp yên bọn cướp biển ở Long Xuyên. Năm 1753 vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên (Ang Snguôn) hà hiếp người Chăm từ Chiêm Thành tị nạn Việt Nam qua Cao Miên đồng thời thông mưu với chúa Trịnh ngoài Bắc để đánh úp chúa Nguyễn đòi lại đất đai đã mất.Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) sai Nguyễn Cư Trinh hưng binh đánh Cao Miên mùa hạ năm 1754. Binh triều đi tới sông Vàm Cỏ thì quân địch cả sợ ra hàng. Nặc Nguyên chạy ra Vĩnh Long. Ở vùng Vàm cỏ Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm tị nạn bây giờ không nơi nương tựa có tới 10,000 người và hộ tống họ đi về Ðồng Tháp Mười (Tà Vô Ân). Ở đây phục binh của vua Cao Miên ùa ra đánh giết người Chăm chết mất 5000 người. Quân tiếp ứng của ông Thiện Chính đến không kịp để cứu. Về sau Vũ Vương gián ông Thiện xuống làm Cai Ðội. Nguyễn Cư Trinh cứu được 5000 người Chăm cho về định cư ở núi Bà Ðen, Châu Ðốc. Nguyễn Cư Trinh lại tuyển người Chăm khoẻ mạnh đưa cho khí giới thúc họ đi tiên phong đánh quân Cao Miên. Quân triều đi sau ủng hộ. Thanh thế to lớn nên vuaCao Miên bỏ chạy xuống Hà Tiên nhờ Thiên Tứ cứu mạng. VuaCao Miên nhờ Tứ xin với Võ Vương cho dâng hai phủ Tầm Bôn (Gò Công) và Lôi Lập (Tân An) để chuộc tội. Chúa Nguyễn thuận cho và truyền cho nhập vào châu Ðịnh Viễn. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho vuaCao Miên Nặc Ông Nguyên về nước. Vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758. Dòng họ vua Cao Miêntranh nhau làm vua. Mạc Thiên Tứ giúp cho Nặc Ông Tônlàm vua nên được tặng Tầm Phong Lâm (Meat Chruk) tức Châu Ðốc và Sa Ðéc. Nội chiến ở Cao Miênvẫn không dứt. Các vua Cao Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế làNặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu.Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.

Từ đây chấm dứt cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HuyNguyen (30-06-2015), manh thuong (29-06-2015), nam_hoa1 (29-06-2015), Poetry (28-06-2015)