Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 28-06-2015, 19:27
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 3

Đồng Bằng Sông Cữu Long

Nguồn nước trong vùng được lấy từ 2 nguồn chính là sông Mê Kông và nước mưa. Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL thì chia làm hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang, hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Việc ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.

Nhưng những năm gần đây,mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị thiệt hại hàng tỷ USD chỉ tính tổn thất từ nguồn cá trắng do tác động của việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Điều đáng nói là, tổn thất từ nguồn cá trắng sẽ vĩnh viễn, không phục hồi được và chỉ riêng tổn thất này đã có thể lớn hơn lợi ích về năng lượng do các đập này mang lại.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là nguồn nước ở ĐBSCL đang bị ô nhiễm do sự điều hành ngu dốt của chính quyền. Chất lượng nguồn nước ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm như: sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nuôi thủy sản thiếu quy hoạch hợp lý. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trong vùng phần lớn thải trực tiếp ra sông một cách ngu xuẩn.....Việc ô nhiễm nước đã dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều vùng bị “khát nước” vào những tháng mùa khô. Không chỉ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu mà nước sinh hoạt cũng thiếu. Tình trạng này đã và đang xảy ra từ vài năm gần đây ở ĐBSCL và xem ra ngày càng trầm trọng.

Đây là một trong những cảnh báo vừa được các chuyên gia nghiên cứu khoa học đưa ra .Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong - nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các dự án thủy điện, nên hàng năm sẽ có khoảng 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng bị rủi ro, chưa tính đến lượng cá đen ăn cá trắng để tồn tại.




Sông Tiền Giang



Chợ Ninh Kiều nhìn từ sông Hậu Giang



Các Kinh Rạch

Nam bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu… là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng bông ra chợ… họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong những câu ca dao, hò, vè dù thể hiện chủ đề nào, tâm trạng nào thì ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiển hiện trong đó. Người Nam bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình ảnh quen thuộc của đời thường gần gũi để thông qua đó nêu lên chủ đề mình định nói. Và các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, để khi có dịp thì tự động bật ra.
Ví dụ như : khi có khách ở xa đến thăm mình thì người Nam bộ nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe hay máy bay.

Hay từ “quá giang” vốn dùng cho việc đi nhờ ghe cộ lại dùng cho việc đi nhờ xe hay đi cùng đường. Tất cả đó phải chăng là dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HuyNguyen (30-06-2015), manh thuong (29-06-2015), nam_hoa1 (29-06-2015), Poetry (28-06-2015)