|
#1
|
||||
|
||||
Trường Mỹ Thuật Hà Nội thời Pháp thuộc.
Hội hoạ hiện đại của Việt Nam thực sự có đường hướng riêng, cũng như vững chắc hơn với nẻt cọ vẽ. Phải nói rằng, đó là nhờ vào Trường Mỹ Thuật Hà Nội được chính phủ Pháp mở ra vào năm 1925.
Từ khi trường này chính thức ra đời, đã có nhiều hoạ sư nổi tiếng của Pháp sang giảng dậy. Điển hình là hoạ sư Victor Tardieu (đã từng có mặt tại Đông Dương từ cuối thế kỉ 19). Những giáo sư về mỹ thuật đã được chính phủ Pháp giao trọng trách là: qua trung gian của nghệ thuật, họ sẽ là những người có nhiệm vụ không những truyền bá văn hoá Pháp tới thuộc địa, mà còn giới thiệu một Đông Dương xa xôi tới dân chúng Pháp. Từ năm 1910, chính phủ Pháp muốn khuyến khích các hoạ sư của mình chú ý hơn tới vùng thuộc địa này, họ đã tạo ra một giải thưởng, có tên là: "Giải thưởng Đông Dương" (Prix Indochine). Người lãnh giải sẽ được tài trợ hoàn toàn để có thể chu du xa xứ, chỉ có bổn phận là truyền dậy nghệ thuật. Khi trường Mỹ - Thuật Hà Nội được thành lặp vào năm 1925, Victor Tardieu (Giải thường Đông Dương năm 1920) là giám đốc cho tới năm 1937, khi ông từ trần. Hệ thống tổ chức tại trường mỹ thuật này, phần lớn là dựa theo hoạt động của Trường quốc gia Cao đẳng Mỹ - Thuật Paris. Mục đích giảng dậy cho sinh viên khi đó là sẽ tạo ra một nét hài hoà, phối hợp cách nhìn và cảm nhận của phương Tây trên những truyền thống sẵn có của Việt Nam. Có nhiều hoạ sư và điêu khắc gia tên tuổi của Pháp đã sang dậy tại trường này như: Joseph Inguimberty, Evariste Jonchère, André Maire...Hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng sau này như: Mai Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí đã từng là sinh viên của các giáo sư trên. Victor Tardieu rất tin tưởng và luôn hãnh diện về các học viên của mình khi đó, tình thầy trò rất thắm thiết. Và giáo sư luôn luôn có sự giúp đỡ với một người vừa là bạn, vừa là cộng tác viên: Nguyễn Nam Sơn. Chính vì mối cảm tình đặc biệt dành riêng cho các học viên và Việt Nam, mà sau khi trở về Paris để hoàn thành vài công tác do được mời, Victor Tardieu liền lập tức trở lại Hà Nội và sống luôn tại Việt Nam cho tới khi từ trần. Chính ông đã từng nói thẳng như sau: "Truyền nghề cho sinh viên Việt Nam thì thú vị hơn với bọn sinh viên Pháp nhiều lắm!" (Tác phẩm của Victor Tardieu / Không rõ tựa và năm) (Tác phẩm của Joseph Inguimberty / Không rõ tựa và năm) (Tác phẩm của Lê Phổ / Không rõ tựa và năm) |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (13-11-2009), chienbinh (13-11-2009), Dalbit_VAN (17-11-2009), hat_de (13-11-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (13-11-2009), manh thuong (21-11-2009), Tien (13-11-2009), zodiac (14-11-2009) |
#2
|
||||
|
||||
Vừa tìm ra trên internet thì bức họa kia của Joseph Inguimberty có tên gốc là: "Paysage et personnages du Tonkin" (Cảnh và người xứ Bắc Kỳ), vẽ năm 1933. Năm 2002, tranh này đã về tay một nhà sưu tầm trong một cuộc đấu giá của Christie's Hong Kong (lot 50).
Dưới đây cũng là một tác phẩm khác của Joseph Inguimberty, vẽ năm 1938 với tựa: "Le Hamac" (Chiếc Võng). Cũng được đấu giá tại Hong Kong năm 2002 (lot 35). |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (13-11-2009), chienbinh (13-11-2009), Dalbit_VAN (17-11-2009), dammanh (14-11-2009), hat_de (16-11-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (13-11-2009), manh thuong (21-11-2009), zodiac (14-11-2009) |
#3
|
||||
|
||||
Dưới đây là ba tác phẩm khác của Joseph Inguimberty đã được sáng tác tại Việt Nam.
("Baie d' Halong" / 1943) ("Jeunes Annamites" / Thiếu nữ Việt Nam) ("Le Studio" / 1933) |
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dalbit_VAN (17-11-2009), dammanh (14-11-2009), hat_de (16-11-2009), manh thuong (21-11-2009), Tien (17-11-2009), zodiac (14-11-2009) |
#4
|
||||
|
||||
Họa sĩ Victor Tardieu khi là giám đốc và giảng sư của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (bây giờ là Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội), đã mang một cách nhìn hoàn toàn mới lạ và đầy sáng tạo về hội họa tới cho sinh viên Việt Nam. Sự sáng tạo khi đó của nghệ sĩ Việt Nam, có thể nói là hoàn toàn bị giới hạn...sau lũy tre làng: Không xa hơn các tác phẩm khắc gỗ Đông Hồ, hoặc tranh Hàng Trống. Họa sĩ khi đó chỉ sáng tác bằng...trí tưởng tượng và cọ vẽ là bút lông! Vì thế, hoàn toàn không có chuyện là có những người mẫu cho họa sĩ.
Bằng nhiệt tâm và yêm mến nghệ thuật, họa sư đã khuyến khích các sinh viên mỹ thuật Việt Nam khi đó hãy tìm một hướng đi mới cho riêng mình. Dựa vào những kỹ thuật Tây phương, nhưng đừng quên bản sắc của nền văn hóa truyền thống. Nhờ sự chỉ dậy tận tâm và những khuyến khích, theo sát học trò mình, mà ông đã như một thanh đòn bẩy, đưa lên đỉnh cao của họi họa Việt Nam những tên tuổi như: Nguyễn Phan Chánh đặc sắc về tranh lụa; Tô Ngọc Vân sở trường về sơn dầu...Cái thần của Victor Tardieu là gạch nối cho sự kết hợp Đông - Tây trong hội họa của Việt Nam khi đó. Dưới đây là hai tác phẩm khác của Vĩctor Tardieu: ("Buổi chợ bên sông" / 1924) ("Tình Mẫu Tử" / 1925) |
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dalbit_VAN (17-11-2009), dammanh (14-11-2009), hat_de (16-11-2009), manh thuong (21-11-2009), Tien (17-11-2009), zodiac (14-11-2009) |
#5
|
||||
|
||||
Trên trang web "belleindochine" đã giới thiệu một ấn phẩm có tựa đề "Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi" (Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội). Họ cho biết đây là một ấn phẩm quý còn duy nhất một, hiện đang được lưu giữ trong thư viện EFEO (Ecole française d'Extrême-orient) tại Paris.
Ấn phẩm độc đáo này là kết quả được tạo ra do sự góp sức của một số sinh viên Việt Nam của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương thực hiện, với sự cố vấn của F. de Féniz. Hơn 20 trang ghi lại những họa phẩm giới thiệu về một số gánh hàng rong tại Hà Nội trong thập niên 1920. Những bản vẽ trắng đen và mầu, rất sống động. Nhưng hay nhất là những lời giới thiệu và chú thích của de Féniz, ghi chú rõ món hàng được bán và âm điệu của tiếng rao. Ông đã ghi chú rõ những tiếng rao trầm bổng nọ bằng những nốt nhạc, ngay dưới mỗi bản vẽ của từng nhân vật và hàng đặc trưng được bán. Nhìn vào những hình ảnh này, tuy hầu hết chúng ta ở đây chưa từng được chứng kiến những gánh hàng rong đó. Nhưng cũng chợt cảm thấy quen thuộc, và bên tai tưởng chừng như nghe văng vẳng tiếng rao trên đường vọng vào. Ấn phẩm được in năm 1929, kích thước 39x20cm. Họ cũng cho biết là có một số hoạ phẩm trong ấn phẩm này đã được in lại vào năm 1980, nhưng tiếc là kvd chưa được thấy tận mắt. ("Ai đọc mà không chẩy nước miếng, cả khứu giác và vị giác dễ gì không bị đánh thức? Đó là cái thần do những tác giả của ấn phẩm này đã thực hiện để làm quà cho người độc giả": F.de Féniz) ("Bánh của Việt Nam thôi thì đủ loại, khiến người mua cứ thế thường xuyên ghé mua. Tiếng rao hàng, như chúng ta chứng kiến, chủ yếu là dàng cho những loại bánh này. Độc giả sẽ thú vị để cảm thấy rằng mọi giác quan sẽ như bừng tỉnh, sự yêu đời sẽ càng tăng tốc": F. de Féniz) (Tranh ở giữa là cô bán dâu với lời rao được Féniz ghi lại rõ ràng như sau qua những nốt nhạc trầm bổng: "Ai giâu chín-củ-a nhà ra mu-a" / Tranh bên bên dưới là cảnh bán bánh dầy giò, cũng có giọng rao riêng: "Bánh giò, bánh dầy") (Còn tiếp) |
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#6
|
||||
|
||||
(Có cảnh bán kem, bánh cốm...Luôn cả gánh phở: một bên quang gánh đựng nồi nước lèo, bên kia đựng chén bát. Rồi thợ gắn bình lọ bị bể; bán hoa...Nhìn kỹ, thấy có chữ kỹ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ...) |
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Cần tìm mua vỏ bao thuốc lá Thời Bao Cấp tại miền Bắc | KienXanh | Trao đổi - Cần mua | 5 | 20-04-2020 04:29 |
Toa thuốc Đơn thuốc của KTS Ngô Viết Thụ và gia đình | temcaphe | Các loại khác | 1 | 09-04-2015 01:52 |
Thuận Vợ Thuận Chồng | HanParis | Cùng đọc và suy gẫm | 1 | 04-03-2015 18:39 |
Toàn Cảnh Hà Nội Thời Thuộc Địa Nhìn Từ Máy Bay | HanParis | Các loại khác | 0 | 22-11-2014 02:24 |
Quay Ronéo - Kỷ Thuật Số Thuở Xưa | HanParis | Góc kỹ thuật số | 3 | 22-07-2013 16:06 |