Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 21-04-2011, 20:44
hinh_hy's Avatar
hinh_hy hinh_hy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 14-01-2008
Bài Viết : 256
Cảm ơn: 349
Đã được cảm ơn 1,367 lần trong 257 Bài
Mặc định Hướng tới bộ tem sắp phát hành ngày 5/6

Name:  Nha rong.jpg
Views: 408
Size:  22.6 KB

Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được nhà nước xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.

Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển Hoàng Đế” (Messageries Maritimes) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà “lưỡng long chầu nguyệt”, một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập.

Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.

Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (Đồng Khởi).

Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cặp vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của moai bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba.

Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài 430 mét.

Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1979 - nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Đến ngày 20/9/1982, Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 236/QĐUB thành lập "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh". Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra quyết định số 7492/QĐ-UB-NCVX chính thức chuyển "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh". Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đuờng cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 09 phòng trưng bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.

Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu nǎm đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân hiến tặng 2093 tư liệu.

Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh..., Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố… ( trích nguyên văn đài Từ Sơn).

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 21-04-2011, lúc 21:25 Lý do: Chỉnh hình
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hinh_hy vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (21-04-2011), Đêm Đông (22-04-2011), chie (21-04-2011), chienbinh (24-04-2011), exploration (26-04-2011), hat_de (21-04-2011), lantham_0072005 (22-04-2011), manh thuong (22-04-2011), Ng.H.Thanh (22-04-2011), Poetry (21-04-2011), thanhtruc (22-04-2011), tugiaban (21-04-2011), vnmission (23-04-2011), xihuan (21-04-2011), zodiac (22-04-2011)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.