Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Cùng đọc và suy gẫm

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 17-05-2014, 00:28
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Ném Đá Cột Đồng



Bị Trung Quốc ức hiếp, chiếm đóng, hăm he đồng hóa là chuyện muôn đời của Việt Nam. Nhưng ông bà mình lúc nào cũng kiên cường, không khuất phục. Trong đó, có chuyện cột đồng Mã Viện thường được người xưa kể lại. Cổ sử Việt Nam có truyền thuyết về cột đồng Mã Viện.


Cột đồng Mã Viện đươc kể là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán : “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn) do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt, và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.


Trong Việt Nam sử lược, sử gia Trần Trọng Kim kể rằng Mã Viện đánh được Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ. Đem phủ trị về đóng ở Mê Linh, và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới.





Thế là, người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Đó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy…


- “Hàng Trung Quốc đã rơi rụng mạnh” là một bản tin trên tờ Một Thế Giới/TGTT hôm 12/5/2014. Bản tin ghi nhận rằng trong tuần qua, trên nhiều trang mạng xã hội đã sục sôi các cuộc vận động sôi nổi tẩy chay hàng Trung Quốc trước hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Chỉ trong thời gian rất ngắn, thống kê sơ bộ của các nhà bán lẻ cho thấy doanh số hàng Trung Quốc rơi rụng mạnh.


Người tiêu dùng Việt Nam đã và đang thực hiện “chủ trương nói không với hàng Trung Quốc độc hại” từ nhiều năm nay nhưng lần này có lẽ “mức độ và ý chí quyết tâm” cao hơn, triệt để hơn như lời một facebooker chia sẻ !


Bản tin Một Thế Giới/TGTT kể : “Các bà nội trợ từ lâu đã biết sợ những mặt hàng thực phẩm do chính các công ty của Trung Quốc sản xuất, từ hàng rau củ quả tươi cho đến hàng đã qua chế biến. Kế tiếp là nhóm hàng quần áo, đồ chơi, dược phẩm, mỹ phẩm, điện gia dụng, điện tử, kỹ thuật số… Sợ chính là ghét. Từ ghét, người tiêu dùng có hành động mạnh hơn, mang tính chính trị hơn, chính là tẩy chay với những mức độ khác nhau, tuỳ theo từng nhóm hàng.




Nhiều người đã “like” mạnh và “comment” những chủ đề tẩy chay hàng Trung Quốc. Bởi lẽ, nỗi phẫn uất của một người dân Việt đối với nước láng giềng ngày càng chất chồng, lòng tự trọng bị tổn thương sẽ dẫn dắt họ hành xử…”(ngưng trích)


- Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ kể về ngành du lịch qua bản tin “Khách Việt bỏ tour du lịch Trung Quốc ngày càng tăng”, trong đó cho biết rằng, theo nhiều công ty du lịch có khai thác tour du lịch Trung Quốc tại Sài Gòn, số lượng khách bỏ tour ngày càng tăng. Một trong những lý do được nhiều du khách đưa ra là họ không muốn du lịch sang Trung Quốc vào thời điểm này.


Đó là những cột đồng Mã Viện của thế kỷ 21 vậy. Không có gì khác hơn.

Nguồn : Cô Tư Saigon - Một Thời SaiGon
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hoavienquanbl (22-05-2014), Jellal (17-05-2014), Mai Hoàng Huy (17-05-2014), manh thuong (17-05-2014), Ng.H.Thanh (17-05-2014), Poetry (21-05-2014), stamp-history (21-05-2014)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.