28-07-2013, 08:24
|
|
Tem Không Răng
|
|
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết
: 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
|
|
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission
Trở lại tấm hình này - ông là ai?
Tôi cứ cảm giác người này giông giống một ai đó mà mình đã từng thấy hình. Chắc là tôi lầm, nhưng cũng không loại trừ chính là Nguyễn Tường Thụy, Tổng Giám đốc Bưu điện đầu tiên của VNDCCH, sau ngày 19-12-1946 có thể đã được chính quyền Pháp giữ lại (?).
Ông Nguyễn Tường Thụy quê gốc Quảng Nam, con cháu của cụ Nguyễn Văn Vân (1774-1822, sau được vua Nguyễn Ánh đổi tên đệm thành "Tường"). Đời tiếp theo, cụ Nguyễn Tường Phổ (1807-1856) chuyển ra Hải Dương, nhưng vẫn coi quê mình là Quảng Nam. Nếu tính cụ Phổ là đời thứ nhất ở Cẩm Giàng, Hải Dương, thì đến đời thứ tư có 7 người con đều khá nổi tiếng, như Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) - 3 nhân vật chủ chốt của Tự lực văn đoàn, Nguyễn Tường Long - Bộ trưởng Kinh tế VNDCCH... Nguyễn Tường Thụy là người duy nhất trong 7 anh chị em làm kỹ thuật, 6 người còn lại đều có duyên phận văn chương.
Không hiểu số phận ông Thụy sau này ra sao???
|
Hĩc, hai bác nhìn thế nào mà ông trong ảnh này giống Nguyễn Tường Tam được?
Sau khi ông Nguyễn Tường Tam tự ý bỏ nhiệm sở sang TQ lưu vong (tháng 5-1946) thì đến ngày 17-12-1946, tức 2 ngày trước ngày Toàn quốc kháng chiên, ông Nguyễn Tường Thụy bị cách chức Tổng Giám đốc Bưu điện đầu tiên của VNDCCH.
Ngày 21/1/1947, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 07/SL bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đạt làm Tổng giám đốc Nha Bưu điện kể từ ngày 17/12/1946 thay ông Nguyễn Tường Thụy bị truy tố trước pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước.
Bị truy tố nhưng do tòa án chạy mất dép nên ông Nguyễn Tường Thụy vẫn làm việc tiếp tục cho bưu điện khi Pháp chiếm Hà nội.
Tháng 4-năm 1951, ông Nguyễn Tường Thụy xin vào làm phó giám đốc Nha bưu điện Nam phần ở Sài Gòn. Sau năm 1955, ông làm giám đốc Nha bưu điện Nam phần ở Sài Gòn, rồi giám đốc nha viễn thông Sài Gòn, năm 1974 mất tại chức.
Như vậy ông Nguyễn Tường Thụy khó có thể là người bàn giao Nha bưu điện Bắc kỳ cho Việt Minh. năm 1954 được.
Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 08:51
|