#1
|
||||
|
||||
Danh họa Gustave Klimt
Gustave Klimt (1862-1919)
Gustav Klimt sinh năm 1862 tại Áo và qua đời năm 1919. Ông bắt đầu được công chúng biết đến qua cách thức trang trí ở một số nhà hát và đặc biệt là công trình mỹ thuật trong Bảo tàng Kunsthistorisches ở Vienna (thủ đô nước Áo). Bước sang tuổi 30, Klimt mở một phòng tranh. Đến năm 35 tuổi, ông cùng một số người sáng lập hiệp hội Vienna Secession, nhưng chỉ 8 năm sau đó, Klimt tự nguyện rút lui, bởi quá thất vọng trước xu thế trường phái tự nhiên phát triển mạnh mẽ ở đó. Nhiều người nhận định, khi xem các bức họa của Gustave Klimt, họ như đắm chìm trong suy nghĩ, băn khoăn. Điều này là do họa phẩm của Klimt thể hiện sự giằng xé giữa cái sống và cái chết, giữa tột cùng hạnh phúc và đỉnh điểm của sự sợ hãi. Nụ hôn Các tác phẩm của Klimt thường có nét vẽ gọn ghẽ, với bố cục rõ ràng và những mảng màu phức tạp, trong đó nổi bật là họa phẩm Nụ hôn, sáng tác năm 1908. Phụ nữ là chủ đề chính trong hầu hết tác phẩm của ông. Ông thường vẽ dưới ánh sáng ban ngày, thể hiện màu da thật và mịn màng của phụ nữ. Tháng 6-2006, giới mỹ thuật ồn ào vì một sự kiện nổi bật trong làng sưu tầm. Bức tranh "Chàng trai với chiếc tẩu" ngự trị từ 2004 trên ngôi vị cao giá nhất thế giới với 104 triệu USD, nay đã bị truất ngôi bởi tác phẩm Adèle Bloch-Bauer I (thường gọi là Adèle giàu sang) của Gustav Klimt. Được vẽ năm 1907, gần như cùng thời "Chàng trai với chiếc tẩu" của Picasso (1905), "Adèle giàu sang" sau 100 năm đã có giá ngất trời: 135 triệu USD. Adèle giàu sang Adèle là con gái một ông chủ nhà băng ở Vienna và vợ của Ferdinand Bloch-Bauer, một chủ xí nghiệp Do Thái giầu có. Yêu thích nghệ thuật tiền phong, bà từng mở một phòng khách và cùng chồng trợ giúp hào hiệp các văn nghệ sỹ đương thời, trong đó có Klimt. Năm 1923, biết mình sắp qua đời bà viết thư đề nghị chồng tặng 5 bức tranh của Klimt cho Bảo tàng Belvedere ở Vienna, nhưng ông không theo ý vợ. Khi đại chiến II nổ ra, Bloch-Bauer phải trốn tránh phát xít, phá sản rồi chết thê thảm; trong di chúc, ông để lại bộ sưu tập nghệ thuật của vợ chồng ông cho con cháu. Hy vọng Hoa hướng dương Mấy chục năm qua, bức Adèle Bloch-Bauer I được coi như một báu vật quốc gia và ngợi ca là "Mona Lisa của nước Áo", ảnh nó được in tràn lan trên áo phông và đồ sứ. Năm 1999, một người cháu của Bloch-Bauer di tản sang Mỹ đã nhờ Toà án tối cao Hoa kỳ đòi lại được bức tranh và đem bán đấu giá. Chủ nhân mới của nó là tỷ phú Ronald Lauder, từng là đại sứ Mỹ ở Áo hồi 1986-1987, hiện là một tay trùm mỹ phẩm. Năm 2001, ông xây dựng ở New York một phòng tranh có quy mô bảo tàng. Từ nay, bức Adèle giầu sang được trưng bày ở đây.
__________________
HOÀNG NAM HƯNG 130/10 (số mới) CMT8 - P10 - Q3 - TPHCM Love's the funeral of hearts... |
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn caifincafe vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
*VietStamp* (12-12-2019), hat_de (16-12-2019), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Poetry (12-12-2019), Tien (19-06-2009), trithuc_nguyen (19-06-2009) |
#2
|
|||
|
|||
Gustav Klimt: “Họa sĩ của tình yêu & phái đẹp”
Một họa sĩ đam mê với vàng, với vẻ đẹp phụ nữ và tràn đầy dục vọng, ông là Gustav Klimt. Tranh ông đương thời bị lên án, bị phá nát, nhưng ngày nay hậu thế sẵn sàng trả hàng chục, hàng trăm triệu đô la để được sở hữu.
Gustav Klimt (1862 – 1918) là một họa sĩ người Áo theo trường phái tượng trưng. Tranh của ông đặc trưng với chủ thể lớn là vẻ đẹp thể xác của người phụ nữ. Theo đó, Klimt thể hiện sự cuốn hút trong vẻ đẹp của người phụ nữ bằng những nét vẽ chân thật, thoát khỏi sự ước lệ và lý tưởng hóa của những họa sĩ thuộc thế hệ trước. Gustav Klimt là người con thứ hai trong một gia đình có 7 anh chị em. Ông và hai em trai đều có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ. Cha ông – Ernst Klimt là một thợ kim hoàn, chuyên chạm khắc những đồ trang sức bằng vàng. Mẹ ông - bà Anna Klimt cũng có năng khiếu với âm nhạc, trong cuộc đời, bà luôn có một ước mơ được trở thành nhạc công chuyên nghiệp. Klimt từ nhỏ đã sống trong nghèo khó nhưng ông vẫn được cha mẹ tạo điều kiện ăn học đàng hoàng. Ông từng theo học trường Mỹ thuật – Điêu khắc ở thành phố Viên của Áo. Ban đầu, Klimt tuân thủ theo những chuẩn mực sáng tác truyền thống được học ở trường, những tác phẩm của ông mang đậm chất cổ điển. Cho tới năm 1892, khi lần lượt cha và một người em trai của Ernst qua đời, lúc này ông phải chịu trách nhiệm chu cấp cho mẹ, những đứa em còn chưa thể tự lập và gia đình nhỏ của cậu em. Đây được coi là bi kịch cả về tình cảm và vật chất đối với Klimt. Nó đã ảnh hưởng tới góc nhìn nghệ thuật của ông. Kể từ đây, ông phát triển phong cách nghệ thuật mới, mang đậm màu sắc cá nhân, tôn thờ chủ nghĩa phồn thực. Trên thực tế, mười lăm tuổi Klimt mới bắt đầu học vẽ và chỉ dự định trở thành giáo viên dạy họa, song giáo sư Laufberger đã phát hiện tài năng và hướng Klimt đi theo hội họa. Những năm đầu, Klimt chỉ trang trí sân khấu và bảo tàng ở Vienna, nhưng cũng chính nghề này về sau đã ảnh hưởng không nhỏ đến hội họa của ông. Tranh của ông mang đậm yếu tố trang trí với những mảng màu rực rỡ, thậm chí được dát vàng. Thời kỳ đầu vẽ tranh, Klimt theo khuynh hướng ấn tượng mới và đây là lúc ông vẽ những tranh phong cảnh đẹp nhất của mình. Thế kỷ XX, Klimt chuyển sang vẽ phụ nữ và tình yêu, thậm chí dường như chỉ vẽ chủ đề này cho tới cuối đời. Đây cũng là chủ đề quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, làm nên một Gustav Klimt bất tử trong lịch sử hội họa hiện đại và có lẽ khiến ông trở thành một trong vài tác giả mỹ thuật được yêu thích nhất. Các tác phẩm của ông toát lên vẻ thanh lịch, yêu kiều và quyến rũ. Sự sáng tạo trong tranh của ông gần gũi với cả phương Đông lẫn phương Tây. Klimt cũng hòa nhập được giữa cách diễn tả khối và trang trí khái quát thành sự tương phản của cái thật và cái ảo Bức "Judith" với nhiều chi tiết dát vàng ở phần nền “Tai nạn nghề nghiệp” lớn nhất trong sự nghiệp của Klimt xảy ra vào năm 1894. Khi đó, Klimt được mời vẽ ba bức tranh để trang trí trên trần của tòa sảnh chính thuộc trường Đại học Viên. Khi hoàn thành, ba bức tranh được mang tên Vật lý, Dược và Luật. Chúng đã bị phê phán dữ dội vì xu hướng nghệ thuật cực đoan và bị coi là những tác phẩm “khiêu dâm”. Sau đó, ông vẽ bức “Nuda Verita” (1899) như một bản tuyên ngôn mạnh mẽ về phong cách nghệ thuật mới mà mình theo đuổi. Trong đó, một người phụ nữ tóc đỏ khỏa thân nắm trong tay một chiếc gương mà ông gọi là “chiếc gương sự thật”, trên đầu cô là lời trích dẫn của triết gia người Đức Friedrich Schiller: “Nếu bạn không thể làm hài lòng đa số, hãy làm hài lòng thiểu số. Làm hài lòng đa số thật tệ hại.” Một giai đoạn nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Klimt là “Giai đoạn Hoàng kim”. Các sáng tác thời kỳ này nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới phê bình. Nhiều bức sử dụng những lá vàng ròng làm chất liệu. Nổi tiếng nhất là hai bức “Portrait of Adele Bloch-Bauer I” (Chân dung nàng Adele Bloch-Bauer I, vẽ năm 1907). Klimt đã dùng hầu như khắp tranh toàn vàng, làm nổi bật chân dung một phụ nữ sang trọng, đôi mắt to mơ màng, đôi môi hé mở quyến rũ. Xung quanh bức chân dung, Klimt đã tổ chức chia cắt thành những mảng hình to, nhỏ hài hòa, tạo nên tổng thể sang trọng. Cái siêu phàm của ông là sắp xếp khéo léo những miếng vàng giống nhau tạo cảm giác có hơi nóng, hơi lạnh khác nhau mà vẫn hài hòa. Bức tranh này đã làm xôn xao giới mỹ thuật hồi tháng 6.2006 khi nó bán được với giá cao nhất từ trước đến nay - 135 triệu USD, “hất cẳng” bức tranh cao giá nhất ngự trị từ năm 2004 Chàng trai với chiếc tẩu thuốc (104 triệu USD) của Picasso và “The Kiss” (Nụ hôn, 1907). Người ta thường nói rằng, vì cha của Klimt là một người thợ kim hoàn chuyên chạm khắc những đồ trang sức bằng vàng nên Klimt từ nhỏ đã bị “ám ảnh” bởi vẻ đẹp lấp lánh của vàng. Ông coi đó là chất liệu tuyệt mỹ và nhờ những kỹ thuật tiếp thu được từ cha, ông đã cho ra đời những tác phẩm độc đáo và đắt giá hàng đầu thế giới. Bức “The Kiss” (Nụ hôn) được coi là sáng tác đỉnh cao trong sự nghiệp của Klimt. Trong đó, ông dùng những lá vàng dát lên nhân vật. Ngày nay, “The Kiss” được coi là một trong những biểu tượng cho hội họa thế kỷ 20. Nó đã “tóm tắt” tình yêu trong một hình ảnh tuyệt đẹp. Vẻ say mê trên khuôn mặt người phụ nữ, vòng tay bảo vệ đầy tôn kính như đang ôm một nữ thần của người đàn ông đã cho thấy một tình yêu hoàn hảo. Chưa có bức tranh nào diễn tả tình yêu lại thành công rực rỡ như thế - hạnh phúc lan tỏa khắp không gian tranh, chiếc áo người đàn ông với những hình vuông, chữ nhật, người phụ nữ tìm được điểm tựa say đắm đón nhận tình yêu trong chiếc áo của những hình tròn và xoắn ốc, mặt đất đầy hoa tung hô cho tình yêu đôi lứa. Đường nét quyện vào nhau, màu sắc trang trí tràn ngập và tình cảm nồng nàn. Tính tượng trưng và trang trí đã tạo nên trường phái hội họa thành Vienna. Hiện Nụ hôn đang được trưng bày tại gallery Osterreichische trong cung điện Belvedere ở Vienna. Tác phẩm nổi tiếng này đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Áo, nên vào tháng 11.2003, Ngân hàng Trung ương Áo đã phát hành đồng vàng 100 euro với hình ảnh Nụ hôn. Nhưng bức tranh thể hiện rõ nhất phong cách vẽ của Klimt phải kể đến “Danae”. Nó hội tụ cả sự đam mê với vàng, với vẻ đẹp của phụ nữ và dục vọng trong tính cách Klimt. Nàng Danae là một nhân vật tồn tại trong thần thoại Hy Lạp. Danae là con gái của vua Acrisius xứ Argos. Vì không có con trai nối dõi nên Acrisius tới hỏi một nhà tiên tri liệu có thể thay đổi điều này không. Nhà tiên tri bảo rằng nhà vua sẽ bị chính cháu trai, con của nàng Danae giết chết. Khi đó, Danae chưa lấy chồng, để tránh việc Danae sinh con, nhà vua đã nhốt cô vào một tòa tháp. Thần Dớt biết chuyện đã tới thăm nàng công chúa xinh đẹp. Ngài hóa thành một cơn mưa vàng và tình tự với Danae khiến nàng có mang. Sau đó, đứa con trai của họ là Perseus đã ra đời. Vào đầu thập niên 1890, Klimt gặp Emilie Louise Floge và người phụ nữ này trở thành người đồng hành trong suốt cuộc đời ông. Tuy vậy, bên cạnh Floge, Klimt vẫn qua lại với rất nhiều phụ nữ khác. Mối quan hệ giữa ông và người bạn gái chính thức vẫn luôn là điều gây tranh cãi trong giới nghiên cứu tiểu sử. Họ cho rằng giữa Klimt và Floge tồn tại một thứ tình cảm không chỉ đơn thuần là tình yêu mà còn là tình bạn, sự ngưỡng mộ. Họ dành cho nhau những khoảng trống riêng tư trong cuộc đời. Klimt là cha của ít nhất 14 đứa con và cho tới nay, người ta vẫn không biết con số thực chất là bao nhiêu. Năm 1918, Klimt qua đời vì một cơn đột quỵ. Ông ra đi để lại rất nhiều bức tranh chưa được hoàn tất. Hiện nay, tranh của Klimt nằm trong top những tác phẩm đắt giá nhất trên thị trường. Năm 2003, một tác phẩm của ông được bán với giá hơn 29 triệu đô la, mở ra thời kỳ hậu thế bắt đầu chuộng tranh Klimt. Những bức sau này mang thương hiệu Klimt cũng đều được bán ở mức hàng chục triệu đô la. Nổi tiếng nhất là bức “Chân dung nàng Adele Bloch-Bauer I” từng được trả giá tới 135 triệu đô la. Ông là một trong mười họa sỹ vĩ đại nhất thế kỷ 19 (đầu thế kỷ 20) do tạp chí Times bình chọn. ST Bài được BTR sửa đổi lần cuối vào ngày 06-08-2014, lúc 16:33 |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BTR vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
*VietStamp* (08-12-2019), dammanh (19-08-2014), HanParis (06-08-2014), hat_de (16-12-2019), hongduc2008 (18-08-2014), manh thuong (06-08-2014), NHL-2014 (06-08-2014), Poetry (06-08-2014) |
#3
|
||||
|
||||
Góp với bạn BTR một PC in hình bức họa của GUSTAV KLIMT
|
#4
|
||||
|
||||
Bức chân dung nàng Adele Bloch-Bauer do danh họa Gustav Klimt vẽ năm 1907 đạt giá kỷ lục 135 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s.
Ông chủ của Phòng tranh Neue là người đã trả giá cao nhất tại cuộc đấu giá của Sotheby's ở New York để có được bức tranh này. Lịch sử về bức chân dung nàng Adele Bloch-Bauer do danh họa Gustav Klimt vẽ năm 1907 khá ly kỳ! Cách đây một trăm năm, Adele Bloch-Bauer là một phụ nữ trẻ xứ Áo, vừa xinh đẹp lại vừa sắc sảo và giàu có. Chồng cô, Ferdinand Bloch-Bauer, người hết mực yêu thương vợ, đã nhờ danh họa nổi tiếng thời đó - Gustav Klimt - ghi lại vẻ đẹp của cô để hậu thế chiêm ngắm. Klimt đã họa nên bức tranh tuyệt vời. Người phụ nữ trong tranh không chỉ đẹp mà còn “bí hiểm” trên một phông nền màu vàng phú quý. Nhiều chuyên gia ngỡ rằng tranh do các họa sĩ Ai Cập vẽ nên từ hàng ngàn năm về trước. Klimt về sau còn vẽ thêm bốn bức nữa cho gia đình Bloch-Bauer. Còn nàng Adele Bloch-Bauer qua đời năm 1925. Gustav Klimt (1862-1918) là danh họa theo trường phái Tượng trưng Áo thuộc trào lưu cách tân nghệ thuật Vienna cuối thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông bao gồm tranh vẽ, bích chương, bản thảo kiến trúc. Chủ đề trong các tranh vẽ đầu tiên của Klimt đề là phái nữ. Tranh ông toát lên vẻ đẹp sang trọng nhưng đầy gợi tình. Ông còn để lại một di sản đồ sộ những bản vẽ bằng bút chì. 1938, nhà độc tài Đức quốc xã Adolf Hitler xâm chiếm Áo. Bởi vì là người Do Thái, Ferdinand Bloch-Bauer mau chóng lưu vong sang Thụy Sĩ để chỉ kịp viết vội vài dòng ngỏ ý để lại những bức họa của Klimt cho các thành viên sống sót của gia đình. Tuy nhiên quá trễ, quân phát xít đã chiếm toàn bộ tài sản của gia đình, gồm cả những bức tranh quý. Maria Altmann bên bức tranh. Maria Altmann, một thành viên của nhà Bloch-Bauer từng trốn thoát khỏi Áo và hiện sinh sống tại Los Angeles, California. 1998, chính phủ Áo thông qua một đạo luật về các tác phẩm nghệ thuật bị phát xít chiếm đoạt, yêu cầu các bảo tàng trả lại tranh cho gia đình sở hữu trước Thế chiến II. Vì thế Maria Altmann đã tới tòa kiện và lấy lại được các tranh quý của gia đình. Vụ kiện khá nhiêu khê diễn ra trong vòng bảy năm trời. Tháng giêng qua, một nhóm chuyên gia tại Vienna quyết định đưa các bức tranh trở về cho chủ của nó - Missus Altmann và gia đình. Bức tranh đạt giá đấu 135 triệu đô luôn là tác phẩm nằm trong top giá kỷ lục được nhắc đến khi nói về các phiên đấu giá nghệ thuật đình đám. Thu Phương/Kyluc.vn Xin giới thiệu một số mẫu tem thể hiện bức tranh:
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP |
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Tags |
gustave klimt, họa sĩ, tem họa |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Tem Bì và Nhạc Tờ Xưa : Tình Yêu Ôi Tình Yêu! | HanParis | Ý kiến người sưu tập | 0 | 17-10-2015 08:02 |
Kêu gọi treo avatar tem thể hiện lòng yêu Tổ quốc Việt Nam, hướng về biển đảo thân yêu | Poetry | Thông báo từ Ban Điều hành Diễn đàn VIET STAMP | 0 | 12-06-2011 00:03 |
Đài Loan: Tem tình yêu với thông điệp đặc biệt dành cho những người đang yêu | Moonriver | Bản tin Tem thế giới | 0 | 18-02-2011 12:30 |
Em yêu quê hương, yêu đất mẹ qua hình ảnh cây lúa. | open | Thiên nhiên - Động vật - Thực vật | 8 | 30-01-2010 12:29 |
“Em chưa yêu thì rồi sẽ yêu!” | kimma | Tiền Giấy | 0 | 11-01-2010 09:18 |