Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Di sản Thế giới > Di sản Văn hóa

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 12-02-2008, 22:09
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Quần thể di tích Cố đô Huế


Name:  BTC920_1.jpg
Views: 21409
Size:  62.9 KB



Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa ( nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế, Việt Nam). Các di tích này thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 12 tháng 11 năm 1993.

Name:  3291[1].jpg
Views: 7029
Size:  31.1 KBName:  3292[1].jpg
Views: 6933
Size:  30.5 KB
Name:  3293[1].jpg
Views: 6817
Size:  28.9 KB




Huế là thủ đô cũ của Việt Nam độc lập từ năm 1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm chính trị mà còn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến 1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua Kinh thành, qua Hoàng thành, qua Tử cấm thành và qua Đại nội, càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này.


Name:  BTC920_2.jpg
Views: 6935
Size:  49.9 KBName:  BTC920_3.jpg
Views: 6667
Size:  61.5 KB




Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi Vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm lễ sính cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.




Name:  920B.jpg
Views: 7015
Size:  78.2 KB





Xuyên suốt cả ba toà thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung…Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng.





Name:  2138.jpg
Views: 6512
Size:  17.6 KBName:  2139.jpg
Views: 6510
Size:  17.9 KBName:  2140.jpg
Views: 6355
Size:  17.9 KB

Name:  214[1].jpg
Views: 6394
Size:  23.9 KBName:  2141.jpg
Views: 6255
Size:  17.8 KBName:  1927[1].jpg
Views: 6136
Size:  16.8 KB


Xa xa về phía Tây Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt ở Việt Nam.




Name:  74.jpg
Views: 6589
Size:  33.5 KBName:  2722[1].jpg
Views: 6107
Size:  13.6 KB



Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo nhưng tiểu chuẩn cao nhất của Di sản thế giới, kho tàng văn hoá Huế sẽ còn nở rộ những đoá hoa nghệ thuật khác nữa. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta




Name:  FDC920.jpg
Views: 5926
Size:  81.2 KB
Name:  FDC920B.jpg
Views: 6150
Size:  78.7 KB


Hình ảnh Lăng Khải Định - Huế trên tem thế giới


Name:  france-fdc03.jpg
Views: 5988
Size:  48.8 KB

Name:  tượng.jpg
Views: 5698
Size:  25.0 KB
Name:  france-mc1.jpg
Views: 5722
Size:  50.5 KBName:  rồng đáKhải định màu.jpg
Views: 5821
Size:  43.3 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 01-06-2008, lúc 00:11
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), huuhuetran (24-09-2008), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Pink Kole (13-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tiny (22-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011)
  #2  
Cũ 12-02-2008, 22:29
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Vịnh Hạ Long



Name:  130.jpg
Views: 5508
Size:  12.4 KBName:  131.jpg
Views: 5541
Size:  12.9 KB



Vịnh Hạ Long là vùng lõm của Vịnh Bắc Bộ nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, với tổng diện tích 1553 km² bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.
Vùng di sản trên Vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo. Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.


Name:  60.jpg
Views: 5762
Size:  24.8 KB


Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản nhau, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời
Quá trình bào mòn, phong hoá đã tạo ra một Vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới. Trong một diện tích không lớn, hàng ngàn đảo đá với muôn hình thù, dáng vẻ khác nhau, được ví như những viên ngọc bích long lanh đính lên chiếc khăn voan xanh biếc của nàng thiếu nữ.




Name:  1514.jpg
Views: 5610
Size:  26.7 KBName:  1522.jpg
Views: 5502
Size:  28.0 KBName:  1513.jpg
Views: 5552
Size:  26.2 KB



Name:  1517.jpg
Views: 5550
Size:  26.3 KBName:  1518.jpg
Views: 5470
Size:  26.3 KBName:  1519.jpg
Views: 5475
Size:  27.4 KB

Các đảo trên Vịnh Hạ Long không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam, có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục km như một bức tường thành vững chãi ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Đó là một thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá


Name:  1515.jpg
Views: 5440
Size:  27.3 KBName:  1516.jpg
Views: 5399
Size:  27.1 KB


Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học với 2 hệ sinh thái điển hình là hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và Hệ sinh thái biển và ven bờ. Trong mỗi hệ lớn nói trên lại có nhiều dạng sinh thái.

Name:  3208.jpg
Views: 5442
Size:  33.0 KBName:  3209.jpg
Views: 5306
Size:  32.7 KBName:  3210.jpg
Views: 5335
Size:  37.6 KB

Name:  3211.jpg
Views: 5327
Size:  33.2 KBName:  3212.jpg
Views: 5304
Size:  32.9 KBName:  3213.jpg
Views: 5291
Size:  31.9 KBName:  3214.jpg
Views: 5203
Size:  34.2 KB


Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử hào hùng của quân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn, nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ 12; Núi Bài Thơ lịch sử còn lưu lại các bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hoàng đế khắc trên đá từ năm 1468; cách đó không xa là cửa sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.


Name:  1522.jpg
Views: 5502
Size:  28.0 KBName:  1521.jpg
Views: 5242
Size:  25.9 KBName:  1926.jpg
Views: 5046
Size:  15.3 KB


Name:  1923.jpg
Views: 5085
Size:  16.3 KBName:  1924.jpg
Views: 5081
Size:  20.2 KBName:  3002.jpg
Views: 5086
Size:  27.7 KB

Nhờ những giá trị về mặt cảnh quan, địa mạo, sự đa dạng sinh học, ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, khu trung tâm của Vịnh Hạ Long, với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo, chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về cảnh quan. Tới năm 2000, Vịnh Hạ Long lại được UNESCO công nhận lần thứ hai Di sản thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo.

Name:  2950.jpg
Views: 5052
Size:  34.8 KBName:  1355[1].JPG
Views: 4896
Size:  15.2 KBName:  1520.jpg
Views: 5023
Size:  24.5 KB


Name:  FDC887_1.jpg
Views: 4880
Size:  63.5 KB

Name:  FDC887_2.jpg
Views: 4852
Size:  59.3 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 21:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Pink Kole (13-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011)
  #3  
Cũ 15-02-2008, 21:36
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định Thánh địa Mỹ sơn

Thánh địa Mỹ sơn



Name:  914B.jpg
Views: 6609
Size:  152.7 KB



Khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chăm pa xưa 20km về phía Tây. Suốt 4 thế kỷ bị lãng quên, đến năng 1885, Mỹ Sơn mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.


Name:  3277.jpg
Views: 4836
Size:  59.1 KBName:  3278.jpg
Views: 4738
Size:  65.2 KB
Name:  3279.jpg
Views: 4751
Size:  76.5 KB



Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu bằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp tại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp.


Name:  bloc My spe.JPG
Views: 4820
Size:  39.3 KBName:  My spe.JPG
Views: 4727
Size:  30.1 KB



Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ. Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá.


Name:  BTC914_1.jpg
Views: 4823
Size:  74.3 KB


Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn:
- Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ.
- Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.


Name:  BTC914_3.jpg
Views: 5674
Size:  71.2 KBName:  BTC914_2.jpg
Views: 4803
Size:  62.8 KB


Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh

Name:  FDC914.jpg
Views: 4729
Size:  65.9 KB



Hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người.


Name:  FDC914B.jpg
Views: 4673
Size:  72.2 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 01-06-2008, lúc 00:16
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011)
  #4  
Cũ 19-02-2008, 21:22
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Phố cổ Hội An




Phố cổ Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay.

Name:  2884.jpg
Views: 4707
Size:  34.4 KBName:  3312.jpg
Views: 4545
Size:  38.3 KB


Khu phố cổ Hội An là mẫu hình bảo tồn tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Ðông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ XV - XIX. Cảng thị này có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hóa Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Champa (thế kỷ II sau CN - TK XV và cực thịnh trong thời Ðại Việt, Ðại Nam (TK XV - XIX).

Name:  BTC931.jpg
Views: 4561
Size:  136.2 KB

Bên cạnh các di tích, di chỉ khảo cổ có niên đại trên 3000 - 2000 năm là một số lượng lớn di tích kiến trúc, chủ yếu làm bằng gỗ, có niên đại phổ biến từ Thế kỷ XVII - XIX.

Name:  FDC931.jpg
Views: 4536
Size:  153.9 KB

Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê.Ðó là những Đình, Chùa, Lăng, Miếu, Mộ, Cầu, Giếng, Nhà thờ tộc, Thánh thất, Hội quán, Nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hóa mạnh mẽ với các nước phương Ðông và phương Tây


Name:  FDC931B.jpg
Views: 4499
Size:  173.2 KB

Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt

Với những giá trị nổi trội mang tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đã công nhận Ðô thị cổ Hội An là Di sản văn hóa Thế giới .
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 21:10
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011)
  #5  
Cũ 20-02-2008, 22:38
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng





Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 200.000 ha được đánh giá là một nơi lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu và khám phá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Name:  BTC951_1.jpg
Views: 4572
Size:  47.4 KB


Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Ke Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.Khu vực Phong Nha-Kẻ Bang có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.


Name:  2883.jpg
Views: 4388
Size:  30.7 KBName:  3402.jpg
Views: 4400
Size:  94.8 KB

Name:  3403.jpg
Views: 4351
Size:  93.0 KBName:  3404.jpg
Views: 4351
Size:  96.3 KB


Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: một phần từ động Phong Nha và khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng, động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này.


Name:  FDC951B.jpg
Views: 4305
Size:  56.5 KB

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn nhất thế giới. So với 41 di sản thế giới khác có carxtơ, Phong Nha-Kẻ Bàng có các điều kiện địa hình, địa mạo và sinh vật khác biệt. Nếu như khu vực Hin Namno, một khu vực bảo tồn tự nhiên của tỉnh Khăm Muộn, Lào, giáp Phong Nha-Kẻ Bàng về phía tây được kết hợp thành một khu bảo tồn liên tục, thì khu vực bảo tồn này sẽ là khu rừng carxtơ còn tồn tại lớn nhất ở Đông Nam Á với diện tích 317.754 ha.



Name:  FDC951.jpg
Views: 4452
Size:  53.9 KB

Hệ thống hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng có 300 hang động lớn nhỏ. hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bơ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất.


Name:  BTC951_2.jpg
Views: 4587
Size:  50.8 KB

Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống sông ngòi trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên. Có 3 con sông chính trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Son và sông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. Cả ba con sông chính trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch.

Name:  BTC951_3.jpg
Views: 4464
Size:  46.5 KBName:  suoi1.JPG
Views: 4280
Size:  53.5 KB

Cùng với vịnh Hạ Long và Phan Xi Păng, Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong 3 địa danh tại Việt Nam được đưa vào danh sách ứng cử viên cho cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, một cuộc bầu chọn qua mạng Internet do website NewOpenWorld đứng ra tổ chức toàn cầu. Theo kết quả sơ bộ, cho đến ngày 24 tháng 1 năm 2008, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được xếp hạng 10 (Vịnh Hạ Long xếp hạng 8, núi Phanxipăng xếp hạng hạng 13).

Name:  xuyen1.JPG
Views: 4287
Size:  46.3 KBName:  bi1.JPG
Views: 4241
Size:  38.1 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 21:16
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), huuhuetran (24-09-2008), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tiny (22-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011), zodiac (20-06-2009)
  #6  
Cũ 21-02-2008, 12:56
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên


Name:  963B.jpg
Views: 10244
Size:  212.5 KB



Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Theo thông tin chính thức từ ủy ban UNESCO, có thể đây sẽ là lần cuối cùng UNESCO công nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại; tất cả hồ sơ tiếp theo sẽ được xét trong danh sách những di sản văn hóa thế giới vật thể.


Name:  3435.jpg
Views: 4798
Size:  97.3 KBName:  3436.jpg
Views: 4740
Size:  95.5 KBName:  3437.jpg
Views: 4810
Size:  94.0 KB

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc...


Name:  1841.jpg
Views: 4877
Size:  15.8 KBName:  3333.jpg
Views: 4623
Size:  52.4 KBName:  3336.jpg
Views: 4606
Size:  50.6 KBName:  3341.jpg
Views: 4624
Size:  49.5 KBName:  3345.jpg
Views: 4713
Size:  52.1 KB



Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ cúng cơm mới, lễ cúng bến nước,...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

Name:  BTC963_1.jpg
Views: 5460
Size:  60.5 KBName:  BTC963_2.jpg
Views: 5305
Size:  61.3 KB


Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm.

Name:  BTC941_3.jpg
Views: 4652
Size:  45.4 KBName:  BTC941_6.jpg
Views: 5048
Size:  40.7 KB


Người Gia Rai, Ê Đê và Hrê gọi cả cồng lẫn chiêng là "chinh", còn người Triêng gọi cồng là "chênh goong" (loại có núm), gọi chiêng là "chênh hân" (không núm). Nhìn chung, còn khá nhiều cách gọi và phân biệt giữa hai nhạc cụ có núm và không núm này.

Name:  BTC941_11.jpg
Views: 4577
Size:  38.4 KBName:  BTC941_15.jpg
Views: 4678
Size:  40.8 KB


Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.


Name:  BTC963_3.jpg
Views: 4689
Size:  53.7 KB



Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền. Đối với các dân tộc ở Việt Nam, cồng, chiêng được coi là nhạc cụ thiêng. Lúc đầu, cồng, chiêng chỉ dùng để tế lễ thần linh, sau này mới được dùng trong các lễ hội dân gian.


Name:  FDC963.jpg
Views: 4490
Size:  52.7 KB


Trên cả tính năng thông thường của một nhạc cụ, Cồng chiêng Tây nguyên chở theo âm thanh của nó cả nền văn hoá, lịch sử nhận thức, xã hội Tây Nguyên, bởi ở đó, nó như một thứ “công cụ” sản xuất (dùng để cầu mưa, cúng lúa mới...). Cồng chiêng là sợi dây để con người ký gửi tâm linh trước cõi người, thế giới xung quanh mà âm thanh của nó trở thành thứ máu thịt của người Tây Nguyên. Không một sử thi nào trong quá khứ ở Tây Nguyên, không một lễ hội nào ở nơi đây lại không có bóng dáng cồng chiêng, nó như một biểu tượng sinh động của nền văn hoá Tây Nguyên - nền văn hoá thân thiện với thiên nhiên.


Name:  FDC963B.jpg
Views: 4541
Size:  52.0 KB



__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 21:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Pink Kole (13-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tiny (22-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011)
  #7  
Cũ 21-02-2008, 22:18
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế


Múa cung đình đi đôi với nhạc cung đình và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. Vào thời nhà Lý, nhà Trần đều đã có các điệu múa cung đình. Múa cung đình bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẽ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.

Múa cung đình triều Nguyễn cũng tiếp thu các điệu múa cung đình và dân gian của các triều đại trước, nâng cao và sáng tạo thành những điệu múa mới, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn thời Nguyễn. Múa cung đình nhà Nguyễn chủ yếu là múa tập thể với tư tưởng, chủ đề thường biểu hiện ở các đội hình di chuyển và kết thúc bằng một đội hình ngưng đọng. Trong khi trình diễn, các vũ sinh miệng ca, tay múa theo điệu nhạc hòa tấu. Nội dung bài hát trong điệu múa hoàn toàn bằng chữ Hán. Trong số các điệu múa cung đình của thời nhà Nguyễn có 11 điệu múa đã và đang được nhà hát Truyền Thống Cung Đình thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sưu tầm, khai thác và phục hồi gồm:
1. Bát dật
2. Lục cúng hoa đăng
3. Tam Tinh chúc thọ
4. Bát Tiên hiến thọ
5. Trình tường tập khánh
6. Tứ Linh
7. Nữ tướng xuất quân
8. Vũ phiến
9. Tam quốc Tây du
10. Lục triệt hao mã đăng
11. Đấu Chiến Thắng Phật

Các điệu múa này thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ: Thánh thọ (sinh nhật Hoàng Thái Hậu), Tiên thọ (sinh nhật Hoàng Thái Phi), Vạn thọ (sinh nhật Vua), Thiên xuân (sinh nhật Hoàng Thái Tử), Thiên thu (sinh nhật Thái Hậu). Ngoài các lễ trên, múa cung đình còn được diễn trong các lễ: Hưng quốc khánh niệm, Tết Nguyên Đán, Lễ kết hôn Hoàng tử, Công chúa và các dịp tiếp đãi sứ thần ngoại quốc. Khi diễn dùng ban nhạc Thiều.

Năm 1971, VNCH phát hành bộ tem "Vũ điệu dân tộc" trong đó có một mẫu tem về điệu múa cung đình thời Nguyễn "Lục cúng hoa đăng":

Name:  Luc-cung-hoa-dang-tem.jpg
Views: 4008
Size:  59.7 KB

"Lục cúng hoa đăng" có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo: Múa "Lục cúng" nghĩa là sáu lần cúng, được thể hiện qua sáu lần múa, mỗi lần múa dâng lên một thứ đồ cúng như: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Về sau, dưới triều vua Minh Mạng, điệu múa này được đưa vào cung đình và dàn dựng thành múa "Lục cúng hoa đăng" để biểu diễn trong những ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ... Trong điệu múa, các vũ sinh vừa nam, vừa nữ, hoá trang thành Tiên Đồng - Ngọc Nữ, hai tay cầm hai chậu đèn hoa sen vừa múa vừa hát trong ánh đèn hoa lung linh mờ ảo, tạo nên sự trang nghiêm và lộng lẫy.

Name:  Luc-cung-hoa-dang-fdc_resize.jpg
Views: 3600
Size:  65.7 KB


FDC do hãng tư nhân Mỹ sản xuất với cachet là điệu múa cung đình "Lục cúng hoa đăng".

(Sưu tầm & biên soạn)
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 22:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
beta123 (05-11-2008), hat_de (07-05-2011), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Pink Kole (13-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011), zodiac (20-06-2009)
  #8  
Cũ 20-06-2009, 01:30
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Nhã nhạc cung đình Huế

Name:  small_559.jpg
Views: 3903
Size:  236.1 KB


Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

Name:  small_560.jpg
Views: 2512
Size:  92.1 KB

Name:  small_561.jpg
Views: 2493
Size:  91.5 KBName:  small_562.jpg
Views: 2474
Size:  91.6 KB



Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất".



Name:  3tem.JPG
Views: 3448
Size:  63.9 KB




Cùng với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận. Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỉ XX.



Name:  ct_block.JPG
Views: 2467
Size:  60.8 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
archihao (12-03-2011), chienbinh (23-05-2011), hat_de (07-05-2011), helicopter (20-06-2009), jojo11111 (19-07-2009), JT'M (20-06-2009), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (20-06-2009), Pink Kole (13-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (20-06-2009), tiny (22-06-2009), tuananh.tuan (07-05-2011), zodiac (20-06-2009)
  #9  
Cũ 07-05-2011, 15:25
tuananh.tuan's Avatar
tuananh.tuan tuananh.tuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-01-2010
Đến từ: TP huế
Bài Viết : 160
Cảm ơn: 765
Đã được cảm ơn 1,141 lần trong 170 Bài
Mặc định

Xin được giới thiệu về nghệ thuật ở thánh địa Mỹ Sơn. Nếu có gì đăng vào đây thích hợp xin ban quản trị chuyển cho em vào bài khác. Xin cảm ơn.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chàm


Nói đến sự hội tụ đủ cả yếu tố nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc Chăm ở trong nước, thì trước hết phải nói đến thánh địa Mỹ Sơn.
Đặc trưng nổi bật của kiến trúc Chăm là tháp Chàm, đó là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.



Mỹ Sơn có hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva. Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn. Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách: mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh... (Chính vì vậy, kiến trúc Chăm nằm rải rác từ Quảng Nam đến Bình Thuận).

Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2 cửa ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969.

Tại Dương Long, Bình Định, các ngọn tháp Chàm đều được xây bằng gạch, tháp giữa cao 39m, hai tháp bên cao gần 30m. Bình đồ tháp không vuông mà lại có dạng gần như tròn, các cột ốp nhô ra khỏi mặt tường nhô dần ra phía cửa giả và cửa chính. Càng lên cao bình đồ tháp có dạng gần tròn và càng lên các tầng trên, do các cột ốp càng thu nhỏ dần nên bình đồ của tháp càng tròn hơn, để rồi kết thúc bằng một đóa sen tròn lớn. Vì thế, đứng từ xa nhìn vào khu tháp ta có cảm tưởng tựa như những chiếc bút khổng lồ viết lên nền trời xanh . Nói tới các kiến trúc tháp Chàm, khác cũng phải kể đến tháp Ponaga (Tháp Bà, Nha Trang) được xây dựng trên một khoảng đất khá bằng phẳng, rộng rãi của một quả đồi đá hoa cương, cao trên 10m so với mặt nước biển





__________________
Nguyễn Tuấn Anh
Sđt:0905683852 - Email: skyocean.1996@gmail.com
Địa chỉ:68/93 An Dương Vương, Thành phố Huế

Bài được tuananh.tuan sửa đổi lần cuối vào ngày 07-05-2011, lúc 15:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tuananh.tuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (23-05-2011), exploration (09-05-2011), hat_de (07-05-2011), hoavienquanbl (06-06-2011), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (23-05-2011), Pink Kole (13-05-2011), Poetry (07-05-2011), shinichi (08-05-2011), thanhtruc (07-05-2011), Tien (22-05-2011)
  #10  
Cũ 22-05-2011, 21:13
tuananh.tuan's Avatar
tuananh.tuan tuananh.tuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-01-2010
Đến từ: TP huế
Bài Viết : 160
Cảm ơn: 765
Đã được cảm ơn 1,141 lần trong 170 Bài
Mặc định

Xin góp vài FDC lăng khải định chộp đc trên mạng:











__________________
Nguyễn Tuấn Anh
Sđt:0905683852 - Email: skyocean.1996@gmail.com
Địa chỉ:68/93 An Dương Vương, Thành phố Huế
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tuananh.tuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (23-05-2011), hat_de (22-05-2011), hoavienquanbl (06-06-2011), KTS (06-06-2011), lantham_0072005 (09-06-2011), manh thuong (23-05-2011), Ng.H.Thanh (23-05-2011), Poetry (22-05-2011), Tien (22-05-2011)
Trả lời

Tags
di sản thế giới

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Ngày 23-01-2015, Bộ TT&TT phát hành đặc biệt bộ tem "Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới” HUE STAMP Tem Việt Nam mới phát hành 1 23-01-2015 23:54
Louis Braille - Người thắp sáng thế giới bóng đêm HoaHoa Nhân vật Thế giới 0 30-06-2012 18:27



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.